$480
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của đánh bài. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ đánh bài.Ngày 1.2 (tức mùng 4 tết), Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, dịp Tết Ất Tỵ, CSGT đã làm việc xuyên đêm, xuyên tết để bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, trong đó có lỗi nồng độ cồn.Theo đó, trong 3 ngày Tết Nguyên đán (từ mùng 1 đến hết mùng 3) CSGT TP.HCM đã tổng kiểm soát 3.836 trường hợp; trong đó, phát hiện, lập biên bản xử lý 897 trường hợp vi phạm, tạm giữ 535 phương tiện, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn 139 trường hợp, trừ điểm GPLX 165 trường hợp.Lỗi vi phạm phổ biến nhất trong 3 ngày tết là: vi phạm nồng độ cồn 526 trường hợp; chạy quá tốc độ quy định 66 trường hợp; điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy 2 trường hợp; điều khiển xe không có GPLX 22 trường hợp; lưu thông không đúng phần đường hoặc làn đường quy định 18 trường hợp…Đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho hay, CSGT sẽ tiếp tục tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn nhằm hình thành thói quen, văn hóa "đã uống rượu bia – không lái xe" của người tham gia giao thông.Cũng theo PC08, sau kỳ nghỉ tết, người dân sẽ quay trở lại TP làm việc, học tập; do đó, CSGT khuyến cáo người tham gia giao thông đường bộ cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và tuân thủ theo sự điều tiết, hướng dẫn của lực lượng CSGT. Bên cạnh đó, người dân cần chủ động cập nhật thông tin về tình hình giao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời điều chỉnh lộ trình di chuyển phù hợp, hạn chế ùn tắc giao thông. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của đánh bài. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ đánh bài.Cuộc chia tay của Lý Thần với người yêu cũ - Phạm Băng Băng vào năm 2019 đã khiến bao nhiêu người cảm thấy bất ngờ cùng với chia sẻ lúc đó của anh: "Chia tay Phạm Băng Băng là tiếc nuối nhất trong đời tôi". Giờ đây, Lý Thần đã 46 tuổi, chắc hẳn ai cũng tò mò, cuộc sống của anh hiện tại ra sao? Theo Sohu, trong buổi ghi hình chương trình gần đây, đối diện với câu hỏi: "Có phải chia tay Phạm Băng Băng là sai lầm lớn nhất của đời anh? Anh có hạnh phúc hơn khi ở bên Phạm Băng Băng không?" là sự im lặng ngượng ngùng từ ngôi sao của Keep Running khiến người xem đặt dấu hỏi: "Anh còn vương vấn nàng Hoa đán họ Phạm sao?".Năm 2015, Lý Thần và Phạm Băng Băng chính thức công khai tình yêu vô cùng ngọt ngào. Nam diễn viên mạnh tay chi hàng chục triệu nhân dân tệ để cầu hôn, thậm chí ngôi sao thế hệ 7X còn công khai tuyên bố: "Tôi sẵn sàng bảo vệ cô ấy trước mọi giông bão". Nhưng đến năm 2018, sự nghiệp của Phạm Băng Băng gặp sóng gió, người hâm mộ cho rằng Lý Thần - người luôn trung thực và có trách nhiệm, sẽ giúp đỡ bạn gái khi cô gặp khó khăn và cùng cô vượt qua. Nhưng trái ngược với mong đợi, nam thần 7X lặng lẽ từ bỏ tình yêu và cuối cùng cả hai đã chia tay trong hòa bình. Điều này khiến khán giả "thở dài", họ không ngờ mọi chuyện lại kết thúc như thế. Nhiều người cho rằng nếu anh kiên quyết đồng hành cùng Phạm Băng Băng vượt qua khó khăn lúc đó thì có lẽ họ đã trở thành cặp đôi kiểu mẫu của làng giải trí.Từ đó đến nay, tình cũ của nàng Hoa đán vẫn chưa công khai một mối quan hệ nào. Sự im lặng của Lý Thần khiến dân cư mạng đào xới lại mối quan hệ của anh với người cũ. Họ cho rằng năm đó, anh dựa vào tên tuổi của người yêu nên được "thổi phồng", thực tế tài năng của anh không xuất sắc như nhiều người ngưỡng mộ. Điển hình nhất là nam diễn viên vẫn chưa có một vai diễn nào gây tiếng vang, tạo uy tín trong nghề. Nhưng bù lại anh giữ vững phong độ và thu hút thêm nhiều người hâm mộ qua các chương trình truyền hình thực tế. Sau khi buổi ghi hình được hé lộ, một vài người hâm mộ đã nhận xét về Lý Thần: "Thế giới này rất thực tế. Điều khán giả mong đợi ở một diễn viên là 'diễn tốt' hơn là làm tốt trong các chương trình tạp kỹ"; "Từ một diễn viên trở thành ngôi sao chương trình tạp kỹ, liệu anh ấy có thể nổi tiếng trở lại không?"; "Ngành giải trí là một hội chợ phù phiếm. Một số người trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm, trong khi những người khác lặng lẽ im lặng. Và một số người, như Lý Thần luôn lang thang ở giữa. Anh ta không nhạt nhòa nhưng cũng chẳng phải đỉnh cao, nếu không có chuyện tình với Phạm Băng Băng, tôi chẳng nhớ anh ta là ai"...Nhưng ngôi sao của Keep Running dường như không hề lo lắng về vấn đề này. Sau bao nhiêu năm làm việc chăm chỉ trong làng giải trí, tài tử 7X cũng đã thu được nhiều lợi nhuận trong đầu tư kinh doanh và anh vẫn có thể sống một cuộc sống sung túc nhờ những khoản đầu tư này. Tuy nhiên, so với giới trẻ hiện nay, lối sống của Lý Thần khá đặc biệt. Cũng trong buổi ghi hình, bạn trai cũ của mỹ nhân họ Phạm nói rằng anh thậm chí còn không biết cách sử dụng phần mềm gọi taxi và thường chỉ vẫy taxi trên đường khi đi ra ngoài. Cách sống này khiến khán giả có cảm giác như được quay trở lại 20 năm trước. ️
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự. ️
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng. ️