Lão nông thu 2 tỉ nhờ nuôi cá chép giòn
Ở vòng 16 đơn nữ diễn ra hôm qua (21.2), Vũ Thị Trang (hạng 129 thế giới) đánh bại tay vợt có thứ hạng cao hơn là Lin Sih-yun (Đài Loan, hạng 92 thế giới) với tỷ số 2-0. Chiến thắng này đưa Trang giành quyền vào vòng tứ kết, chạm trán với tay vợt hạt giống số 2 Chaiwan Lalinrat (Thái Lan, hạng 55 thế giới).Tại giải Singapore, người hâm mộ cầu lông VN được chứng kiến hình ảnh thú vị khi Nguyễn Tiến Minh làm HLV ra sân chỉ đạo cho Vũ Thị Trang. Nhờ Tiến Minh "mách nước" ở sau ván 1 cùng thời gian quãng nghỉ giữa 2 ván nên Vũ Thị Trang có những điều chỉnh hiệu quả, phát huy được sức mạnh và khắc chế điểm yếu của đối thủ.Vũ Thị Trang sinh năm 1992 tại Bắc Giang, một trong những chiếc nôi của cầu lông VN. Cô từng đoạt HCĐ Olympic trẻ năm 2010 tại Singapore, đoạt HCĐ SEA Games các năm 2013, 2015 và từng đạt thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp là 34 thế giới (năm 2017). Cô cũng đoạt vé tham dự Olympic Brazil năm 2016.Năm 2016, Vũ Thị Trang kết hôn cùng Nguyễn Tiến Minh trở thành cặp đôi đẹp nhất làng cầu lông VN. Sau khi về chung mái nhà, Vũ Thị Trang và Nguyễn Tiến Minh tiếp tục theo đuổi đam mê cầu lông. Tiến Minh hỗ trợ đắc lực về cả chuyên môn lẫn tinh thần cho Vũ Thị Trang. Anh là "quân xanh" cho Trang tập luyện và kiêm luôn vai trò HLV, giúp vợ hoàn thiện kỹ chiến thuật.Vũ Thị Trang cho biết: "Ở thời điểm hiện tại tôi không còn đỉnh cao phong độ nhưng là VĐV chuyên nghiệp, tôi sẽ cố gắng hết mình. Tôi mong muốn mình có được thành tích tốt trước khi giã từ sự nghiệp". Với người kín tiếng về mọi việc như Nguyễn Tiến Minh, anh chỉ cho biết Vũ Thị Trang là người bạn đặc biệt mà anh có thể chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.Ký hợp đồng mua bán nhà đất tại ủy ban hay công chứng?
Ngày 30.1, thông tin từ Đội CSGT tuần tra đường bộ cao tốc số 4 (Cục CSGT - Bộ Công an) cho biết, đơn vị này vừa lập biên bản xử phạt hành chính nhóm thanh, thiếu niên chạy xe máy trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu. Theo đó, nhóm thanh, thiếu niên trên vi phạm các lỗi: điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe không gắn biển số, không có giấy đăng ký xe... Tổng tiền phạt dự kiến là 78 triệu đồng. Lực lượng chức năng tạm giữ 6 xe máy vi phạm trong thời gian 7 ngày và đang tiếp tục điều tra xác minh để xử lý những người liên quan nếu có dấu hiệu vi phạm khi giao xe cho người chưa đủ điều kiện lái xe. Trước đó, vào ngày 29.1 (tức mùng 1 Tết), trên mạng xã hội đăng tải hình ảnh một nhóm thanh, thiếu niên điều khiển xe máy không đeo biển số, không đội mũ bảo hiểm, chạy tốc độ cao, trên tuyến cao tốc Bắc - Nam (Nghi Sơn - Diễn Châu) từ hướng Thanh Hóa vào Nghệ An. Sau khi nhận được thông tin phản ánh, lực lượng CSGT thuộc Đội 4 đã báo cáo cấp trên và phối hợp các lực lượng khác để chặn bắt. Đến khoảng 13 giờ 15 chiều cùng ngày, tại nút giao Diễn Cát (Diễn Châu, Nghệ An) thuộc cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, tổ công tác đã chặn giữ thành công nhóm thanh niên trên. Qua kiểm tra, 6 xe máy đều tháo biển số để trong cốp xe. Người điều khiển không xuất trình được giấy tờ xe. Nhóm "quái xế" này gồm 11 thanh, thiếu niên, hầu hết đang học THPT và THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bước đầu, nhóm này khai nhận rủ nhau đi lễ chùa đầu năm nhưng do nhầm đường nên đã đi vào cao tốc. Về lý do tháo biển số xe, nhóm này cho rằng do sợ bị phạt nguội.
Người lớn, trẻ em đội nắng bắt hến trên hồ thủy lợi
Hoàng Hiệp nổi lên cùng thời với các ca sĩ, nhạc sĩ tên tuổi như Tuấn Hưng, Tường Văn, Hồ Hoài Anh, Bằng Kiều... Thời gian đầu trong sự nghiệp, nam ca sĩ được biết đến là thành viên của nhóm nhạc Giao Thời. 12 năm qua, anh sang Mỹ định cư và tiếp tục nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật qua nhiều sản phẩm âm nhạc. Xuất hiện tại chương trình Nhà có khách tập 77, ca sĩ Hoàng Hiệp đã có những phút trải lòng cùng Thúy Nga về cuộc sống nơi xứ người.Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, Hoàng Hiệp cho biết anh đầu tư studio lớn để thực hiện một số chương trình livestream cho các nghệ sĩ. Bên cạnh đó, anh còn dạy luyện thanh, sửa bài cho một số ca sĩ. Những năm sang Mỹ sinh sống, nam ca sĩ chia sẻ anh luôn biết ơn những gì đã xảy ra. "Sau 12 năm đặt chân đến Mỹ, tôi vẫn cảm thấy mình là người may mắn. Thời gian đầu thì cực lắm, nhưng dần dần mình cũng phải cố gắng để vượt qua. Bây giờ, quan trọng nhất là mình làm cho các con", nam ca sĩ bộc bạch. Theo Hoàng Hiệp, âm nhạc là cứu cánh giúp anh vượt qua những giai đoạn khó khăn của cuộc đời. Từng có khoảng thời gian, nam ca sĩ mắc chứng trầm cảm, phải điều trị và may mắn đã vượt qua. Khi Thúy Nga hỏi về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, Hoàng Hiệp cho biết có một vài lý do, trong đó có việc gia đình gặp chuyện không may ở Việt Nam. Lúc đó, anh sinh sống ở Mỹ, nhưng do điều kiện không cho phép, anh không thể về thăm, không thể ở bên cạnh người thân để cùng động viên và sẻ chia. Anh tâm sự: "Khi những người thân đang yếu đuối, đau khổ nhất, mình lại không thể ở bên cạnh. Dần dần nhiều thứ tích tụ từng chút, mình buồn rầu rồi sinh ra trầm cảm. May mắn là tôi chỉ ở giai đoạn đầu".Hoàng Hiệp kể thêm: "Mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau. Ban ngày tôi bận rộn công việc, nhưng đến buổi tối khi có một mình là tôi lại trầm cảm không muốn nói chuyện với ai, không muốn ra ngoài tiếp xúc với ai cả. Những lúc như thế, tôi chui vào phòng thu, vừa hát vừa khóc, rồi xóa đi thu lại. Lúc đi bác sĩ, được kê thuốc nhưng tôi uống không nổi vì quá mạnh, nó làm con người mình không bình thường, hồi hộp, khó chịu hơn. Nhiều bạn bè khi biết chuyện khuyên tôi nên bỏ uống thuốc đi. Lúc mình quyết tâm bỏ thuốc thì thực sự phải chiến đấu với tư tưởng của mình để cân bằng lại cuộc sống. Mình chữa lành bằng cách tìm đến những người tin tưởng, có thể chia sẻ được, ngồi lắng nghe mình nói. Người ta không cần khuyên gì cả, chỉ cần đồng cảm với mình, đó là cách chữa lành tốt nhất".Vượt qua biến cố, Hoàng Hiệp chia sẻ bây giờ anh yêu đời hơn, cứ được đi hát là cảm thấy hạnh phúc. Mỗi ngày, anh vẫn tiếp tục với công việc giảng dạy, dành thời gian chăm sóc gia đình. Anh tiết lộ bản thân đang ấp ủ một số dự án âm nhạc. "Ngoài đời có nhiều điều đẹp đẽ lắm, buồn thì xách xe chạy ra biển, rồi đi gặp gỡ bạn bè, chia sẻ chuyện này chuyện kia. Đôi khi cuộc sống làm mình phải chạy theo guồng, nếu mình không dành thời gian cho bản thân thì rất dễ bị căng thẳng, để lâu ngày sẽ thành trầm cảm. Sau kinh nghiệm từng bị trầm cảm, tôi nhận thấy một điều rằng mình phải yêu bản thân trước rồi sau đó mới yêu người khác", anh bày tỏ.
Khách hàng sở hữu thẻ TDQT Premium Banking và thanh toán ở nước ngoài sẽ được nhận ưu đãi đặc biệt về phí với mức phí cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay. Cụ thể:
APL 2023: Saigon Phantom và Lai Bâng tạo địa chấn tại Thái Lan
Có dịp tác nghiệp tại huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), tôi thường được anh em người bản địa nhắn gửi tết này về với bản làng để họ đãi những thức ngon, món lạ chỉ có trong dịp tết. "Anh sẽ không thất vọng đâu! Nhiều người khi ăn Tết Nguyên đán cùng đồng bào đã ví von tết ở thung lũng A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực với rất nhiều món đặc sản của các dân tộc mà không phải ai cũng có dịp thưởng thức một lần trong đời", anh Lê Văn Hôi (33 tuổi, người dân tộc Pa Kôh, trú tại xã Hồng Thượng) mời gọi.Anh Hôi dẫn chứng không phải người địa phương nào cũng một lần được nếm món sâu tre (loài sâu sống trong ống tre - NV) xào lá kiệu, gọi là P'reng. Bởi, trước tháng 9 và sau khoảng tháng 2 - 3 hằng năm, sâu đã chui khỏi thân tre, hóa bướm. Hay món chuột rừng ướp với gừng, ớt hiểm thêm chút muối rồi cho vào ống tre để nướng. Rồi món A choor (một loài cá suối) gói trong mấy lớp lá chuối đem vùi trong than hồng… Đây là những món ăn "có tiền cũng không mua được" bởi nguyên liệu, gia vị đều là những loài đặc hữu chỉ xuất hiện theo mùa và chỉ có ở dãy Trường Sơn. Ngày thường, muốn ăn những món này cũng không có nhưng đến Tết Nguyên đán là rất nhiều gia đình Pa Kôh sửa soạn để mời khách."Trước tết khoảng 1 tháng, trai tráng trong làng hú gọi nhau cắt rừng đi tìm sản vật, dĩ nhiên không phải là động vật hoang dã cấm đánh bắt mà là những con cá suối, ốc, ếch nhái, nòng nọc… Chúng tôi cũng đi hái, đào các loại gia vị như tiêu rừng (mắc khén), gừng, riềng… mang về tích trữ. Đến ngày tết, khách đến chơi nhà, tùy theo món mà chỉ cần mang ra nướng, xào với lá kiệu, nấu với môn thục… là đã có ngay món ăn ngon lành, nóng hổi", anh Hôi cho biết. Trước tết 1 tháng, cộng đồng người Tà Ôi cũng tất bật chuẩn bị những món ăn đậm vị vùng cao. Có những món được làm trước tết cả chục ngày, đặc biệt là các loại bánh làm từ nếp. Cụ bà Căn Hoan (80 tuổi, người Tà Ôi, trú tại xã Hồng Thái) bảo đàn ông đi kiếm mồi nhắm, làm rượu còn đàn bà thì giã gạo, chọn nếp, tìm lá gói bánh. Người Tà Ôi thường chọn các loại gạo nếp bản địa thơm ngon như ra dư, cu cha, trưi… để làm bánh, xôi ống. "Mẹ thường làm để dâng Yàng (Trời - NV) vào dịp tết. Trong đó, bánh a quát khó gói nhất vì phải làm nhọn 2 đầu bằng lá đót tươi rồi cho nếp vào. Khi làm xong, bánh nhìn như 2 chiếc sừng trâu nên còn gọi là bánh sừng trâu. Ăn bánh kèm thịt nướng, rất ngon", cụ Căn Hoan nói. Cụ vẫn làm bánh nếp giã nhuyễn cùng mè đen (adeep man), món bánh đặc biệt đang có nguy cơ thất truyền.Gắn bó nhiều năm với đại ngàn Trường Sơn, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong nhận định vào ngày tết người Tà Ôi thể hiện nét truyền thống qua văn hóa ẩm thực với những món ăn độc đáo, chuẩn bị công phu. "Vì sinh sống ở vùng núi rừng lạnh buốt, di chuyển nhiều nên người Tà Ôi thích ăn khô, mặn, cay. Bởi vậy, hầu hết các món ăn của đồng bào đều được chế biến theo cách nướng, thui, luộc hoặc tái", ông Phong cho hay. Một số món ăn độc đáo vùng cao vào dịp tết có thể kể đến gồm cá và thịt thui ống (cho thịt vào ống tre rồi lấy cùi bắp đậy lại, đặt nướng lăn tròn đều trên than hồng), môn thục cắt thành từng khúc trộn chung với thịt đã ướp sẵn rồi đổ vào ống để thui… Lạ lùng hơn, theo ông Trần Nguyễn Khánh Phong, những món thoạt nghe qua có vẻ sẽ kén người ăn như món thui chim, chuột, cua ủ thối lại là những đặc sản cao cấp. Nguyên liệu sau khi được làm sạch, ướp gia vị cho vào từng ống tre, nứa hoặc quả bầu khô rồi chỉ cần thui trên lửa một vòng cho có hơi nóng, sau đó cất vào gùi hoặc để lên giàn bếp, sau vài ngày mở ra ngửi thấy có mùi là ăn được. Người Tà Ôi cho rằng dịp lễ tết mang những món này ra đãi khách xem như thể hiện tấm lòng quý mến của gia chủ đối với khách.Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Hạnh (77 tuổi, trú tại xã Trung Sơn), người được mệnh danh là "cuốn từ điển sống của đại ngàn Trường Sơn", cho biết lịch nông vụ của cộng đồng các dân tộc ở A Lưới thường kết thúc vào tháng 10 âm lịch, sau đó người dân sẽ ăn tết mừng lúa mới Aza (chọn một ngày từ 6.11 - 24 tháng chạp). Đón Tết Nguyên đán của đất nước, người dân xem như đã gộp 2 cái tết vào chung vui một lần. Vì vậy, các gia đình không tiếc công sức đi tìm sản vật về đãi khách. Những đặc sản của mỗi dân tộc đều được soạn sửa kỳ công, dâng lễ Aza thế nào thì họ dọn tết cũng như thế đó. "Bố thì quan tâm đến "ẩm" hơn "thực". Tết mà! Đàn ông phải có chi nhâm nhi cùng bạn bè mới vui. Bố thích nhất là rượu tr'đin, tức "rượu trời" vì được cất ngay trên đọt cây", già Hạnh khề khà. Là người Pa Kôh nhưng già Hạnh lại thích thứ rượu truyền thống của người Cơ Tu. Theo già, đây là loại rượu thơm ngon nhất ở đại ngàn Trường Sơn, được chiết từ cây tr'đin mọc trong rừng sâu. Người thợ chỉ cần rạch một đường trên thân cây rồi lấy can hứng nước. Bỏ thêm ít vỏ cây chuồn phơi khô, nước sẽ tự lên men cho ra thứ hương vị có một không hai. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hoài Nam (79 tuổi, người dân tộc Cơ Tu, trú tại xã Hồng Hạ) tự hào vì rượu tr'đin được các dân tộc anh em, kể cả người Kinh ở A Lưới, yêu thích và "không có mà bán" vào mỗi dịp tết. Già Nam cho biết người Pa Kôh, Tà Ôi cùng người Cơ Tu còn có một loại rượu tương tự tr'đin là rượu tà vạt được cất từ cây đoác. Cây đoác dễ tìm hơn, nhưng khai thác thì nguy hiểm hơn vì phải trèo cao hơn cây tr'đin. "Đây chắc là những loại rượu duy nhất trên thế giới được lấy trên cây mang về uống mà không cần phải chưng cất", già Nam cười. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà đến tết, đồng bào các dân tộc thiểu số còn nấu rượu nếp (xiêu), ủ rượu cần (a riêu), rượu mía vỏ chuồn (a véc), rượu mây rừng vỏ chuồn (tà via)…Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới, nhận định mỗi dân tộc đều có phong tục tết cổ truyền mang màu sắc riêng. Nhưng thật đáng quý khi đồng bào mang "tết riêng" hòa vào "tết chung" của đất nước và các dân tộc vẫn giữ được nét ẩm thực độc đáo, đậm dư vị núi rừng. "Tết đến, nhà nhà lại sửa soạn những món ngon để mời khách. Cảm tưởng tết quê hương A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực của các dân tộc với cơ man là món ăn, thức uống độc lạ… Thú vị hơn, giữa các gia đình còn giao lưu ẩm thực bằng cách trao đổi ống thịt, gùi bánh, chum rượu… để có thể thưởng thức những món mà nhà mình không có. Tết đoàn kết, đầm ấm", bà Thêm chia sẻ.