Giá vàng hôm nay 4.4.2024: Vàng nhẫn lập kỷ lục mới, lên gần 72 triệu đồng/lượng
Nhiều học sinh vô cùng hào hứng và thích thú khi trải nghiệm các hoạt động hấp dẫn, đa dạng tại các gian hàng đến từ hơn 50 trường ĐH, CĐ và và cơ sở giáo dục trong ngày hội khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi 2025 do Báo Thanh Niên tổ chức tại Trường ĐH Đồng Nai vào ngày 15.2.Nhiều trường còn đem đến các mô hình robot được thiết kế công phu để thu hút sự chú ý và khuyến khích học sinh tiếp cận trải nghiệm thực tế nhằm tăng thêm phần hứng thú đối với các ngành học có liên quan đến công nghệ bán dẫn, công nghệ AI... Bước sang năm thứ 27, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức tiếp tục diễn ra tại 12 tỉnh, thành trên cả nước, mang đến không gian kết nối trực tiếp và hiệu quả nhất giữa học sinh và các trường ĐH, CĐ.Châu Á - Thái Bình Dương giữa nỗi lo lạm phát 'quay xe'
Theo đó, sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu mở thủ tục phá sản và xét thấy Công ty Khang Gia mất khả năng thanh toán, Tòa án nhân dân quận 10 đã quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty này.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho quản trị viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan theo khoản 4 điều 66 luật Phá sản năm 2014.Giấy đòi nợ phải thể hiện cụ thể tổng số nợ phải trả, bao gồm khoản nợ, số nợ đến hạn và khoản tiền lãi đến hạn nhưng chưa thanh toán; số nợ chưa đến hạn, số nợ có đảm bảo và phương thức đảm bảo; số nợ không đảm bảo mà doanh nghiệp phải trả. Khoản tiền bồi thường theo hợp đồng (nếu có). Kèm theo giấy đòi nợ là tài liệu, chứng cứ chứng minh về khoản nợ. Giấy đòi nợ phải do chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ ký tên.Đồng thời, tòa án nhân dân quận 10 chỉ định Công ty Hợp danh Quản lý và Thanh lý tài sản Toàn quốc quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty Khang Gia.Công ty Khang Gia đang là chủ đầu tư các dự án tại TP.HCM như: chung cư Khang Gia Gò Vấp (Phan Huy Ích, phường 14, quận Gò Vấp), chung cư Khang Gia Tân Hương (phường Tân Quý, quận Tân Phú), chung cư Khang Gia Chánh Hưng (quận 8). Tất cả các chung cư này đều dính nhiều sai phạm và bị khiếu kiện khắp nơi. Cụ thể, tại khu chung cư Khang Gia Tân Hương, chủ đầu tư đã tự ý chẻ nhỏ khu thương mại tại tầng 1, lửng và tầng 2 thành 71 căn hộ bán cho khách hàng, xây dựng sai phép... Sự việc kéo dài từ giữa năm 2014 đến nay nhưng vẫn chưa được giải quyết dù chính quyền thành phố đã nhiều lần ra quyết định xử phạt, cưỡng chế. Tại chung cư Khang Gia Gò Vấp, sau hàng chục năm vào ở, khách hàng vẫn chưa được cấp sổ hồng. Các khách hàng ở đây cho rằng, nguyên nhân họ không được cấp sổ hồng là bởi dự án đã bị chủ đầu tư đem cầm cố vay ngân hàng.Tại chung cư Khang Gia Chánh Hưng, ông Trịnh Minh Thanh với vai trò tổng giám đốc, đại diện pháp luật công ty đã đem bán 1 căn hộ cho nhiều người, đem tầng thương mại ngăn thành 18 căn hộ để bán.Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM xác định, Công ty Khang Gia là chủ đầu tư chung cư Khang Gia Chánh Hưng. Ông Trịnh Minh Thanh với vai trò Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật của công ty đã bán căn hộ số 12B tầng 5 không có thật cho bà Trần Thị Kim Liên, chiếm đoạt trên 1,5 tỉ đồng. Ngoài ra, cùng căn hộ số 10, tầng 7, sau khi bán cho bà Lê Thị Xuân Hà, Công ty Khang Gia tiếp tục bán cho ông Phan Nhất Hải, chiếm đoạt 984 triệu đồng.Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã tiếp nhận nhiều đơn thư tố cáo của khách hàng tại các chung cư do công ty này làm chủ đầu tư đem một căn hộ bán cho nhiều người.Từng giải thể công tyTừ năm 2017, nhiều khách hàng mua nhà của Công ty Khang Gia đã một phen hoang mang trước thông tin công ty này đang làm thủ tục giải thể, còn cơ quan thuế thì khẳng định chủ đầu tư đã bỏ trốn khỏi địa phương.Tại thời điểm đó, theo lãnh đạo Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận 10, qua xác minh với UBND phường nơi công ty này đăng ký kinh doanh thì được biết lãnh đạo Công ty Khang Gia đã bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh từ hơn 1 năm và nợ thuế khoảng 2,3 tỉ đồng.Chính vì vậy, Chi cục Thuế quận 10 đã cập nhật thông báo lãnh đạo Công ty Khang Gia bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh trên hệ thống mạng thuế toàn quốc, gửi thông báo đến ông Trịnh Minh Thanh là đại diện công ty, Công ty Khang Gia, Tổng cục Thuế, Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM, Công an quận 10, Viện Kiểm sát nhân dân quận 10… về việc lãnh đạo công ty trốn khỏi địa phương, không đóng thuế từ tháng 6.2016 đến khoảng tháng 7.2017. Khi đó, tất cả hóa đơn, mã số thuế công ty này đã bị khóa, ngăn chặn quyền lợi về thuế.
HLV Hoàng Anh Tuấn xáo trộn U.23 Việt Nam, còn 'bài tủ' vẫn giấu
Ngày 28.2, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Phước Lộc chủ trì hội nghị.Về sắp xếp bộ máy hệ thống MTTQ Việt Nam TP.HCM, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tập trung, khẩn trương thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Đồng thời, chỉ đạo triển khai công tác sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống MTTQ Việt Nam TP.HCM đảm bảo chặt chẽ, đúng chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy. Quá trình triển khai thực hiện luôn bám sát các nguyên tắc, quy định, hướng dẫn liên quan và yêu cầu thực tiễn.Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thống nhất giảm 1 đầu mối bên trong Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, từ 6 còn 5 ban. Thành lập Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo - Đối ngoại và Ban Phong trào, chuyển công tác đối ngoại về Văn phòng Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, chuyển công tác người Việt Nam ở nước ngoài về Ban Dân tộc - Tôn giáo.Sau sắp xếp, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM có 5 đầu mối gồm: Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, Ban Tổ chức, Ban Dân chủ - Pháp luật, Ban Dân tộc - Tôn giáo, Văn phòng.Về nhân sự Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, bổ nhiệm bà Dương Thị Huyền Trâm, Trưởng ban Phong trào giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo - Vận động xã hội; bổ nhiệm ông Nguyễn Thái Bình, Phó trưởng ban Phong trào và bà Cao Thị Thu Duyên, Phó trưởng ban Tuyên giáo - Đối ngoại giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo - Vận động xã hội.Sau sắp xếp, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm có: - Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách chung.- Ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách ban Tổ chức; phụ trách chung Văn phòng, trong đó trực tiếp phụ trách công tác tài chính, tài sản công và đối ngoại.- Ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Dân chủ - Pháp luật; phụ trách công tác tổng hợp, quản trị, văn thư - lưu trữ của Văn phòng; phụ trách cụm thi đua số 4.- Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, phụ trách cụm thi đua số 1.- Ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Dân tộc - Tôn giáo, phụ trách cụm thi đua số 2 và 3.- Ủy viên Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 6 người: Lê Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Thị Lê Hương, Dương Thị Huyền Trâm, Nguyễn Quốc Việt, Thạch Nghi Xuân, Hoàng Mai Quỳnh Hoa.Theo Quyết định số 2501 Thành ủy TP.HCM, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM kết thúc hoạt động từ ngày 28.2.2025. Đảng ủy các Cơ quan Đảng TP.HCM đã có Quyết định số 09 thành lập Đảng ủy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 38 đảng viên; Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 3 đảng viên.Trong đó, ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Bí thư Đảng ủy; ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Phó bí thư Đảng uỷ; bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, Chủ tịch Công đoàn giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy. Chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 3 người: ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Chủ nhiệm; hai ủy viên gồm ông Nguyễn Quốc Việt, Trưởng ban Tổ chức và ông Trần Hữu Nghĩa, Phó trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Trưởng ban Thanh tra nhân dân. Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM sẽ tiếp tục tham mưu thực hiện chủ trương sắp xếp tinh gọn hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp của thành phố theo chủ trương, định hướng của Trung ương, Thành ủy TP.HCM.
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
Ca sĩ Hà Nhi gặp sự cố, bật khóc trong đêm nhạc tại Đà Lạt
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.