Đào tạo y khoa hướng đến chuẩn thế giới: Nên có chương trình hoàn toàn tiếng Anh
Theo trung tá Mã Minh Chiến, Phó trưởng Phòng CSHS Công an tỉnh Sóc Trăng, thời gian qua, người dân TX.Ngã Năm và các địa phương lân cận liên tục đến công an trình báo các vụ bị trộm cắp tài sản là vỏ lãi composite, xuồng máy, đầu máy xăng, máy dầu, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gạo, bia, lúa giống, hàng tạp hóa...Từ đó, Ban giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Phòng CSHS phối hợp công an các địa phương khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh, truy bắt nghi phạm.Qua xác minh, nhận thấy có 2 băng nhóm có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản bằng thủ đoạn tinh vi, manh động, Phòng CSHS đã báo cáo, tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo, huy động nhiều lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ.Qua quá trình điều tra, lực lượng công an đã triệt phá thành công 2 băng nhóm gây ra 44 vụ trộm cắp tài sản; đồng thời khởi tố 17 bị can.Trong đó, nhóm thứ 1 có 6 bị can, gồm: Trần Hồng Anh (40 tuổi), Lâm Công Minh (27 tuổi), Phan Thanh Phong (43 tuổi), Trầm Hửu Cường (29 tuổi), Nguyễn Hoàng Giang (44 tuổi, cùng ở TX.Ngã Năm, Sóc Trăng) và Văn Xuân Hiền (46 tuổi, ở H.Chợ Lách, Bến Tre).Thủ đoạn của nhóm này là lợi dụng đêm tối, đường vắng vẻ, nhà không có người để đột nhập vào trộm cắp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gạo, bia, lúa giống, hàng tạp hóa… Tại cơ quan công an, băng nhóm này khai nhận đã thực hiện trót lọt 12 vụ trộm tài sản, với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng.Nhóm thứ 2 có 11 bị can, gồm: Nguyễn Văn Nhí (32 tuổi), Đặng Văn Tính (21 tuổi), Nguyễn Hoàng Vũ (25 tuổi), Lê Văn Tuấn Em (24 tuổi), Lê Văn Tuấn (26 tuổi), Phùng Thanh Sang (36 tuổi), Đinh Quốc Bảo (28 tuổi), Hồng Văn É (28 tuổi), Tiền Văn Nghề (31 tuổi); Phạm Văn Chọn (40 tuổi) và N.V.T (16 tuổi, cho tại ngoại, cùng ở TX.Ngã Năm).Nhóm này thường sử dụng vỏ lãi composite cùng máy xăng công suất lớn và đi vào đêm khuya để trộm cắp tài sản. Tài sản nhắm đến là vỏ lãi composite, xuồng máy, đầu máy xăng, máy dầu, vật nuôi của người dân. Từ lời khai của các bị can, lực lượng công an đã làm rõ 32 vụ trộm cắp tài sản, thu giữ nhiều tài sản liên quan. Hiện, Phòng CSHS Công an tỉnh Sóc tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi trộm cắp tài sản của 2 băng nhóm nêu trên.Người phụ nữ liệt 2 chân 'tìm được đường sống' nhờ… chiếc điện thoại
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Những ngành học nhiều thí sinh lựa chọn
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
Hơn 10 năm chỉ có khách quen lui tới, bà Nguyễn Hồng không nghĩ rằng quán của mình có ngày lại được nhiều người biết đến. Mọi thứ bắt đầu từ những video TikTok quay lại cảnh pha chế. Không kịch bản, không dàn dựng, chỉ đơn giản là một góc quán, một ly cà phê muối và những bản nhạc cổ điển tại phố Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.Không quảng cáo rầm rộ, không lời mời chào, bà Hồng lặng lẽ sau quầy, dồn tâm huyết vào từng ly nước. Suốt hơn 10 năm, điều bà theo đuổi chỉ gói gọn trong hai chữ: chất lượng. Với mức giá từ 30.000 đến 50.000 đồng, khách đến quán có thể thưởng thức những món đồ uống đậm đà, tinh tế, mang dấu ấn riêng.Đi cùng với sự nổi tiếng là những áp lực vô hình. Không gian quán nhỏ, khách đông khiến bà Hồng không thể chu toàn như trước. Trà nóng, trà đá – những điều nhỏ nhặt từng làm nên sự thân thuộc, nay đôi khi phải bỏ qua vì không đủ thời gian. Dù vậy, chủ quán vẫn luôn đặt hương vị đồ uống lên hàng đầu, để khách hàng đến quán không chỉ vì trào lưu, mà còn vì một tách cà phê đậm chất riêng.Những video TikTok có thể khiến quán đông khách hơn, nhưng điều giữ chân mọi người lại chính là chất lượng cùng cái tâm của người làm nghề. Và có lẽ, đó mới chính là lý do khách tìm đến cà phê cô Hồng – rồi lưu luyến chẳng muốn rời đi.
Mong con đi khám hiếm muộn, phát hiện nguyên nhân do 'chưa dậy thì'
Liên quan đến bệnh dịch khiến hàng trăm trẻ sốt cao, phát ban và có 2 ca mắc sởi tử vong tại Quảng Nam, Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế vừa có thêm có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và Viện Pasteur Nha Trang tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại tỉnh này.Công văn đề nghị Sở Y tế Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025, hoàn thành tiêm 20.000 liều vắc xin đã phân bổ cho tỉnh trước ngày 25.3. Trong đó, ưu tiên tiêm cho trẻ ở các huyện đang có nhiều ca mắc hoặc nghi mắc sởi. Áp dụng các hình thức tiêm lưu động, tiêm tại nhà nhằm nhanh chóng bao phủ vắc xin đạt được miễn dịch trong cộng đồng.Đặc biệt, Cục Phòng bệnh lưu ý, sở y tế tỉnh không để tình trạng thiếu kinh phí, thiếu thiết bị, vật tư y tế, không đủ nhân lực y tế làm trì hoãn, chậm tiến độ tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Trường hợp thiếu vắc xin thì báo cáo để xem xét điều chuyển từ các tỉnh khác.Tại Quảng Nam, chiến dịch tiêm vắc xin mới được triển khai trong tháng 3.2025. Qua theo báo cáo giám sát dịch bệnh tại Quảng Nam, trên địa bàn H.Nam Trà My từ ngày 25.1 - 10.3 ghi nhận 255 trường hợp trẻ có triệu chứng sốt kèm phát ban được tiếp nhận và điều trị. Trong đó, 149 trẻ đã khỏi bệnh, trong đó 2 trẻ không được chuyển đến cơ sở y tế đã tử vong do suy kiệt. Cục Phòng bệnh đề nghị y tế địa phương tăng cường chống dịch sởi, đảm bảo tất cả các cháu mắc sởi, nghi mắc sởi không chỉ được chăm sóc y tế, mà còn đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm, không để xảy ra tình trạng các trẻ mắc sởi, nghi mắc sởi diễn biến xấu do thiếu chăm sóc y tế, không đủ dưỡng chất.Cục Phòng bệnh nhận định thời gian tới có thể ghi nhận thêm các ca mắc sởi do Nam Trà My là huyện miền núi cao, chủ yếu là người thiểu số, ở phân tán ở các vùng núi cao, phong tục lạc hậu (cúng bái khi ốm đau), đồng thời việc thiếu vắc xin nhiều tháng trong năm 2023 đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em trên địa bàn, tạo khoảng trống miễn dịch trong cộng đồng.