Áp lực tâm lý mùa thi: 'Con làm sao thì làm, ráng học cho được bằng anh'!
Ngày 5.1, Ban Quản lý dự án (BQLDA) 85 - Bộ GTVT phối hợp tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ hợp long cầu Đại Ngãi 2, thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên QL60 bắc qua sông Hậu, nối 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.Tại buổi lễ, đại diện BQLDA 85 cho biết, Dự án cầu Đại Ngãi gồm 2 gói thầu xây lắp. Trong đó, gói thầu số 11-XL (cầu Đại Ngãi 2 và phần tuyến) khởi công xây dựng từ tháng 10.2023 và gói thầu số 15-XL (cầu Đại Ngãi 1) triển khai xây dựng từ tháng 12.2024.Qua hơn 1 năm triển khai xây dựng, đến nay, hạng mục công trình chính cầu Đại Ngãi 2 đã cơ bản hoàn thành và tổ chức lễ hợp long cầu đúc hẫng Đại Ngãi 2 (vượt tiến độ khoảng 6 tháng).Cầu Đại Ngãi nằm trong quy hoạch trục dọc ven biển kết nối TP.HCM với các tỉnh duyên hải ĐBSCL, kết nối các cảng biển và khu kinh tế ven biển. Tuyến đường có ý nghĩa quan trọng không chỉ phục vụ việc phát triển kinh tế, thực hiện thành công chiến lược biển mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về an ninh quốc phòng cho khu vực ven biển phía nam.Dự án cầu Đại Ngãi được đầu tư hoàn thành và nối thông toàn tuyến QL60 sẽ nâng cao năng lực vận tải cho vùng ĐBSCL, tạo sự kết nối giao thông thuận tiện giữa các tỉnh duyên hải phía nam với nhau và với TP.HCM, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải lưu thông hàng hóa, mở rộng giao thương và bỏ thế độc đạo của QL1, rút ngắn khoảng 80 km so với tuyến QL1 khi di chuyển từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về TP.HCM.Phát biểu tại buổi lễ, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, đánh giá cao nỗ lực của BQLDA 85, nhà thầu và các đơn vị thi công đã có nhiều nỗ lực để hợp long cầu Đại Ngãi 2 vượt tiến độ so với kế hoạch ban đầu. Đồng thời, ông đề nghị các đơn vị tiếp tục tập trung nhân lực, máy móc thiết bị đẩy nhanh tiến độ để kịp thông xe vào ngày 30.4.2025 như cam kết.Trước đó, Bộ GTVT có quyết định phê duyệt điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi cơ bản hoàn thành vào năm 2027, hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2028 (kế hoạch ban đầu là năm 2026).Dự án cầu Đại Ngãi có tổng mức đầu tư gần 8.000 tỉ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 446 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị hơn 5.446 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác hơn 629 tỉ đồng; chi phí dự phòng hơn 1.439 tỉ đồng.Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 15,14 km. Điểm đầu giao với QL54, thuộc xã Hùng Hòa, H.Tiểu Cần, Trà Vinh. Điểm cuối giao với quốc lộ Nam Sông Hậu, thuộc xã Long Đức, H.Long Phú, Sóc Trăng. Dự án gồm 2 công trình cầu chính là cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2.Dự án do BQLDA 85 làm chủ đầu tư. Đây là cầu dây văng thứ 3 bắc qua sông Hậu, sau cầu Cần Thơ và cầu Vàm Cống.Những người trẻ yêu thích bộ môn lặn tiên cá
Hoàng Ly Na (19 tuổi, trú TP.Huế) đến chùa Từ Hiếu từ rất sớm, cùng nhóm bạn vui vẻ chụp ảnh dưới những hàng thông reo, hồ nước hay góc tường rêu phong của chùa. Cảnh vật, không gian và âm thanh yên bình của ngôi cổ tự khiến nhóm bạn trẻ càng thư giãn, an yên trong những ngày cuối năm.Na cho biết, cả nhóm đã lên kế hoạch từ trước, từ việc thuê trang phục áo dài cách tân đến chọn khung giờ chụp lý tưởng để tận dụng ánh sáng tự nhiên. "Khung cảnh ở đây đậm chất cổ xưa, rất đẹp. Mình đến đây từ rất sớm nên đã chụp được rất nhiều bức ảnh ưng ý", Na nói.Ở một góc khác chị Trần Thu Hà (một du khách đến từ Quảng Nam) cũng vượt hàng trăm cây số để đến ngôi chùa này check-in để chụp ảnh Tết Nguyên đán. Chị Hà chọn cho mình phong cách hoài cổ, lấy cảm hứng từ nét đẹp phụ nữ triều Nguyễn với tà áo dài Nhật Bình để phù hợp với không gian nơi đây."Biết nhiều đến sự thơ mộng của ngôi chùa này lâu rồi nên hôm nay mình quyết định đến đây để chụp ảnh. Đây là một ngôi chùa cổ mang trong mình nét đẹp thơ mộng, yên bình, đậm chất Huế xưa. Đến đây để chụp hình ngoài khung cảnh đẹp, mình hiểu thêm về văn hóa, lịch sử của chùa.Ở những không gian khác của chùa Từ Hiếu, nhiều nhóm bạn trẻ đang hào hứng chụp ảnh tết, với những câu chuyện và phong cách độc đáo. Một số đầu tư trang phục áo dài, số mang theo bó hoa tươi và các phụ kiện như quạt giấy, nón lá để làm điểm nhấn cho bộ ảnh. Điểm chung là bất cứ khi đến chùa cũng đều đi nhẹ, nói khẽ và tập trung chăm chút từng góc hình.Chia sẻ lý do khiến địa điểm này đang gây "sốt" giới trẻ, Trương Thị Ái Huyền (19 tuổi, thợ chụp ảnh ở Huế) cho rằng vì không gian ở đây cổ kính và khá rộng nên có nhiều vị trí để chụp ảnh. "Thời gian gần đây, các bạn trẻ rất thích phong cách cổ điển nên lượng khách chụp hình yêu cầu mình đến đây rất đông. Muốn cho ra một bộ ảnh xuân ưng ý, các bạn nên chọn trang phục áo dài, đi vào thời điểm buổi trưa sẽ có ánh sáng đẹp, ít người... nên việc chụp ảnh thuận tiện hơn", Huyền chia sẻ.Chùa Từ Hiếu được hình thành vào năm 1848, ngôi chùa được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất xây dựng từ thời nhà Nguyễn, sở hữu nhiều kiến trúc độc đáo với những nét kiến trúc mang đậm chất xứ Huế. Từ lúc xây dựng chùa đến bây giờ, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn luôn giữ nét tôn nghiêm, trầm mặc vốn có, trải qua biết bao thời gian. Chùa Từ Hiếu nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc cung đình với sự giản dị, trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng giữa khu rừng thông xanh mát bên cạnh con suối nhỏ trong vắt. Đây còn được nhiều người biết đến vì là nơi yên nghỉ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau khi trở về Việt Nam.
Lấy ý kiến dự thảo Nghị định về 4 phương pháp tính giá đất
Chiều 31.12, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vẫn đang dùng nhiều biện pháp để tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân mất tích trong vụ tai nạn lao động sập giàn giáo tại thủy điện Đăk Mi (H.Đăk Glei, Kon Tum).Trong sáng 31.12, lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể công nhân trong vụ tai nạn lao động này. Hiện cơ quan chức năng đang tổ chức khám nghiệm tử thi và chờ người nhà từ tỉnh Nghệ An vào để bàn giao. Trong vụ sập giàn giáo tại thủy điện Đăk Mi 1 vẫn còn 2 nạn nhân bị rơi xuống hố nước sâu khoảng 5 m. Các đơn vị chức năng đang mở đường đưa máy bơm đến hút nước tại hố sâu này để tìm kiếm nạn nhân. Đến 15 giờ 30 ngày 31.12, máy bơm nước phải tạm dừng để lực lượng cứu nạn cứu hộ lặn tìm 2 nạn nhân mất tích.Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, UBND H.Đăk Glei cùng chủ đầu tư đã đến động viên, hỗ trợ 5 triệu đồng mỗi nạn nhân. Theo Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, trong quá trình đổ bê-tông hạng mục đập tràn của thủy điện Đăk Mi 1 có 4 công nhân bị rớt xuống hố sâu và 1 công nhân ở phía dưới bị đá văng vào người gây tử vong.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12, khi đang thi công đập ngăn dòng thủy điện Đăk Mi 1 thì xảy ra vụ tai nạn lao động do sập giàn giáo. Ca thi công là ca đêm (thời gian từ 22 giờ đến 7 giờ ngày hôm sau).Trong số các nạn nhân có 4 người là công nhân Công ty Dũng Phúc Lộc (địa chỉ tại xã Cát Văn, H.Thanh Chương, Nghệ An), gồm: Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An). Người còn lại là công nhân của Công ty Nguyên Dược (địa chỉ tại TT.Ia Kha, H.Ia Grai, Gia Lai) là A Tuất (34 tuổi, ở xã Đăk Choong).Hiện nguyên nhân vụ tai nạn lao động chết người vẫn đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.
Bất hạnh chồng bất hạnh
Theo Hãng AFP, ông Trump đã đặt thời hạn 60 ngày để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trình kế hoạch triển khai "lá chắn phòng thủ tên lửa thế hệ mới", được thiết kế nhằm chống lại các loại tên lửa đạn đạo, bội siêu thanh và hành trình tiên tiến, mà ông Trump gọi là hệ thống "Vòm Sắt của Mỹ".“Trong 40 năm qua, mối đe dọa từ vũ khí chiến lược thế hệ mới thay vì giảm bớt thì đã trở nên dữ dội và phức tạp hơn”, nội dung sắc lệnh ngày 27.1 có đoạn, đề cập một số đối thủ của Mỹ đã gia tăng năng lực phát triển tên lửa, dù không nêu cụ thể nước nào.Tổng thống Trump nói rằng Mỹ "đang bảo vệ các nước khác nhưng lại không bảo vệ bản thân", đồng thời đề cập cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng muốn xây dựng hệ thống phòng không kiểu Vòm Sắt từ thời Chiến tranh Lạnh nhưng bị hạn chế về công nghệ."Bây giờ chúng ta có công nghệ phi thường. Có thể thấy điều đó ở Israel. Do đó tôi nghĩ Mỹ cũng nên làm điều tương tự. Mọi thứ sẽ được sản xuất tại Mỹ 100%", Fox News dẫn lời ông Trump phát biểu tại buổi gặp mặt của các thành viên đảng Cộng hòa ở bang Florida ngày 27.1.Vòm Sắt (Iron Dome) là hệ thống phòng không tầm ngắn được quân đội Israel sử dụng kết hợp với các loại tên lửa đánh chặn tầm xa Arrow-2/Arrow-3 và tầm trung David's Sling, tạo thành lớp phòng không đa tầng. Theo Reuters, Vòm Sắt là hệ thống phòng không được sử dụng nhiều nhất của Israel, tập trung đánh chặn các loại rốc két tầm ngắn và máy bay không người lái (UAV).Hiện chưa rõ phương án xây dựng hệ thống phòng không theo sắc lệnh của ông Trump sẽ như thế nào. Giới quan sát quân sự cho rằng các loại tên lửa liên lục địa mới là mối đe dọa chính của Mỹ, do đó lớp phòng không tầm ngắn tương tự Vòm Sắt của Israel bị cho là không phù hợp nếu được phát triển tại Mỹ.Cũng trong ngày 27.1, ông Trump đã ký các sắc lệnh thay đổi quy định và cơ chế trong quân đội Mỹ, trong đó có lệnh cấm người chuyển giới tham gia lực lượng vũ trang.