Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết dự khai mạc Tư vấn mùa thi Báo Thanh Niên
Theo báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Q.10 lần thứ 12, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ Q.10 tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả chương trình thương mại - dịch vụ trên địa bàn, duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại - dịch vụ trung bình 18%/năm.Tổng thu ngân sách nhà nước của Q.10 giai đoạn 2020 - 2024 đạt 11.775 tỉ đồng (đạt 103,8% kế hoạch), đồng thời, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hằng năm của quận đạt trên 95% (trừ năm 2021 do ảnh hưởng Covid-19, đạt 79,06%).Đảng bộ Q.10 cũng tập trung chỉ đạo hệ thống chính trị đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang đô thị gắn với xây dựng đô thị thông minh. Công tác quản lý trật tự lòng, lề đường gắn với thu phí sử dụng tạm thời được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Đáng chú ý là tỷ lệ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn giảm 74,89% so với nhiệm kỳ 2015 - 2020.Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Q.10 chưa đảm bảo nguồn lực, khiến một số dự án đầu tư công chậm tiến độ.Đối với dự án xây dựng lô G và di dời lô F chung cư Ngô Gia Tự, P.2, quận quan tâm chỉ đạo quyết liệt và kiến nghị thành phố bố trí vốn nhiều lần, tuy nhiên tiến độ vẫn chậm so với yêu cầu. Do đó, trong giai đoạn mới, Q.10 cũng đặt chỉ tiêu hoàn thành công tác bồi thường hỗ trợ, di dời, bố trí tái định cư, tạm cư cho các hộ dân cư ngụ tại 17 lô của chung cư này.Ngoài ra, Q.10 còn đặt chỉ tiêu hoàn thành và đưa vào sử dụng Trường THCS (419 Lê Hồng Phong, P.2) và Trường mầm non 19/5 (52 Thành Thái, P.12); hoàn tất thủ tục đầu tư, triển khai dự án đường Tam Đảo (đoạn từ Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, P.14); sửa chữa, nâng cấp ít nhất 80 tuyến hẻm; hoàn thành và đưa vào sử dụng công viên ở P.14 (tại cụm kho hẻm số 7 Thành Thái).Cùng loạt chỉ tiêu khác, Q.10 phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong địa phương trọng điểm về thương mại, dịch vụ của TP.HCM.Góp ý cho văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Q.10 lần thứ 13, nhiệm kỳ 2025 - 2030, bà Nguyễn Thị Thu Trâm, Bí thư Chi bộ Khu phố 12A, P.14, kiến nghị địa phương cần đẩy mạnh truyền thông về việc phân loại rác tại nguồn cho người dân lẫn các đơn vị thu gom rác, đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho người dân, trường học về công tác phòng ngừa cháy nổ.Ông Lê Văn Minh, Bí thư Quận ủy Q.10 đề nghị Ban Tuyên giáo Quận ủy chủ trì, phối hợp các đơn vị tập trung tuyên truyền, giới thiệu về nội dung dự thảo văn kiện và ban hành kế hoạch tổ chức cho người dân tham gia thảo luận, góp ý. Ông Minh yêu cầu việc tổng hợp ý kiến của người dân phải đầy đủ, chính xác.CSGT TP.HCM trực xuyên đêm xuyên tết, xử phạt nồng độ cồn 'không vùng cấm'
Chánh Văn phòng UBND TP.Hà Nội Trương Việt Dũng mới đây đã ký ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh về chủ trương quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm (Q.Hoàn Kiếm).Theo kết luận, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh thống nhất phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, việc nghiên cứu quy hoạch, cải tạo tại khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm theo hướng tăng cường không gian công cộng, không gian mở, phục vụ cộng đồng nhân dân thủ đô là chủ trương đúng đắn. Điều này cũng phù hợp với chủ trương, chỉ đạo của Tổng Bí thư, của Thành ủy Hà Nội và là nhiệm vụ cần thiết triển khai ngay.Để rút ngắn thời gian nghiên cứu quy hoạch, lập đề xuất chủ trương đầu tư Dự án không gian công cộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm; rút ngắn thời gian triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, Hà Nội khẳng định sẽ tạo điều kiện, chỉ đạo các sở, ngành thành phố khẩn trương hỗ trợ các tổ chức, đơn vị và các hộ dân nằm trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch."Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành thành phố, UBND Q.Hoàn Kiếm để bàn bạc, thống nhất phương án, cách thức giải quyết, xử lý các công việc liên quan, đảm bảo nhịp nhàng với thời gian nhanh nhất…", văn bản nêu rõ.Ông Trần Sỹ Thanh phân công Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn chỉ đạo cụ thể, quyết định thành lập tổ công tác để triển khai các nội dung, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch; thực hiện dự án đầu tư không gian công cộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm.Ông Tuấn cũng được giao chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, đề xuất địa điểm thay thế, tái định cư, tạm cư; xây dựng phương án, giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.Hồ Hoàn Kiếm là hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha, chu vi 1,7 km. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng... Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho rùa thần.Giữa hồ Hoàn Kiếm có Tháp Rùa, là một công trình kiến trúc được coi là dấu ấn đặc trưng của hồ. Tháp Rùa được khởi công xây dựng vào khoảng năm 1884 - 1886. Ngoài ra, tọa lạc trên đảo ngọc trong hồ Hoàn Kiếm có đền Ngọc Sơn, là di tích văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, nơi thờ Thánh Trần Hưng Đạo và Quan Vũ Đế cùng hai vị võ tướng được xếp vào hàng "Thánh" và cũng là nơi chứng kiến những buổi tập thủy chiến của quân đội Đại Việt…Hiện ở phía đông hồ Hoàn Kiếm là phố Đinh Tiên Hoàng, có chiều dài khoảng 900 m. Phố Đinh Tiên Hoàng khởi đầu từ ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay, đi qua các trung tâm hành chính như trụ sở UBND TP.Hà Nội, Bưu điện Hà Nội, Điện Lực Hà Nội, qua các di tích: chùa Báo Ân, vườn hoa Lý Thái Tổ, đền Bà Kiệu và kết thúc ở quảng trường Đông Kinh nghĩa Thục, (nơi gặp nhau của các phố Lê Thái Tổ - Cầu Gỗ - Hàng Gai - Hàng Đào).
Mẹo chụp màn hình ít người biết trên iPhone
Ở miền Nam, giá heo hơi Bình Dương tăng 1.000 đồng lên 64.000 đồng/kg còn tại Trà Vinh tăng 1.000 đồng lên 62.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở các tỉnh thành còn lại dao động từ 62.000 - 64.000 đồng/kg. Riêng Tiền Giang thấp nhất khu vực chỉ 61.000 đồng/kg.
Chị Bùi Thị Phương Thanh (34 tuổi), chủ một tiệm nước long nhãn trên đường Ba Tháng Hai (Q.11, TP.HCM), cho biết thức uống này có xuất xứ từ Thái Lan, khá phổ biến với khách du lịch. Chị học công thức và mua một số nguyên liệu từ Thái Lan về Việt Nam để chế biến. "Nguyên liệu chính của món này là nhãn tươi, nước, đường, có thể thêm lá dứa để tăng hương vị. Ngoài ra, mình có thể thêm thạch nhiều màu vào từng trái nhãn để làm topping cầu vồng cũng rất đẹp", chị Thanh nói.
Báo Mỹ đưa khách sạn ở Hà Nội vào danh sách khác biệt nhất châu Á
Theo Knight Frank, thị trường văn phòng cho thuê của Việt Nam phát triển vượt trội với mức hấp thụ hơn 160.000 m2, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, chủ yếu nhờ vào sự mở rộng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính ngân hàng.TP.HCM chào đón hơn 118.000 m2 sàn văn phòng cho thuê, tập trung chủ yếu ở khu vực quận 1 như The Nexus, Riverfront Financial Centre, ThaiSquare The Merit và e.town 6 tại quận Tân Bình. Trong khi đó, Hà Nội ghi nhận thêm gần 87.000 m2 mới, thu hút sự quan tâm lớn trong giai đoạn chào thuê trước khai trương, nhờ vào chất lượng xây dựng cao và các điều khoản cho thuê đầy cạnh tranh. Trong hai năm tới, ở Hà Nội các dự án trọng điểm như Marina Central Tower, Lotus Tower và Tiến Bộ Plaza sẽ góp phần cải thiện nguồn cung văn phòng. Các tòa nhà hạng A tại TP.HCM vẫn sẽ tập trung tại quận 1, củng cố vị thế của quận này như một trung tâm kinh tế - xã hội lớn. Đối với thị trường nhà xưởng/nhà kho xây sẵn do có vị trí thuận lợi cùng với chi phí cạnh tranh đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến nổi trội trong chiến lược "Trung Quốc + 1", đặc biệt kể từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2018. Trong vòng 6 năm qua, nguồn cung nhà xưởng/nhà kho xây sẵn đã tăng gấp đôi từ 6,6 triệu m2 trong năm 2018 lên đến hơn 15,6 triệu m2 sàn trong năm 2024, phần lớn nhờ vào sự tham gia của các nhà đầu tư như BW, SLP, Frasers, Cainiao và Khu công nghiệp Việt Nam. Bắc Ninh và Hải Phòng vẫn giữ vai trò là trung tâm công nghiệp chính tại khu vực miền Bắc với nguồn cung mới đến từ BW Thuận Thành 3B – giai đoạn 1, Industrial Centre Yên Phong 2C – giai đoạn 1, BW ESR Nam Đình Vũ, và SLP Park Bắc Ninh. Tại miền Nam, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An tiếp tục là khu vực phát triển khu công nghiệp chính với các dự án như khu công nghiệp Hố Nai, Phú An Thạnh, BW Xuyên Á và SLP Park Long Hậu. Cơ sở vật chất hiện đại cùng với tiêu chuẩn kỹ thuật cao đã góp phần đẩy giá thuê trung bình lên cao trong năm 2024 và thu hẹp mức chênh lệch về giá thuê giữa miền Nam và miền Bắc một cách đáng kể. Tỷ lệ lấp đầy trung bình của cả hai miền đều ở mức trên 80% trong năm 2024, bởi sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử và sự dịch chuyển sản xuất từ các công ty vừa và nhỏ của Trung Quốc và châu Âu vào Việt Nam. Trong thời gian tới, các dự án tuân thủ tiêu chuẩn ESG và các sản phẩm hỗn hợp dự kiến sẽ tăng trưởng tốt, trong khi đó lợi thế về quỹ đất, giá thuê cạnh tranh và những nâng cấp về hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện cho các thị trường cấp 2 như Hà Nam, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Bình Phước phát triển hơn. "Dự kiến trong năm 2025, nhu cầu về nhà kho và nhà xưởng xây sẵn sẽ vẫn tiếp tục mạnh mẽ, nhờ vào làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc và các hỗ trợ từ chính phủ đối với sản xuất và thương mại nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%", ông Sơn Hoàng, Phó giám đốc bộ phận Tư vấn và Định giá Knight Frank Việt Nam nhận định. Thị trường căn hộ Hà Nội tăng mạnh trong năm 2024, với 27.268 căn hộ mới, gấp 3 lần so với số lượng căn hộ chào bán năm 2023. Khu Tây (quận Nam Từ Liêm) và khu Đông (quận Gia Lâm) cung cấp gần 24.300 căn, chủ yếu được ghi nhận từ các dự án khu đô thị phức hợp với lượng cung chiếm đến 80% tổng lượng cung mới toàn thành phố. Ngược lại, việc kiểm soát nghiêm ngặt tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, gian lận trái phiếu và những vướng mắc pháp lý trong giai đoạn 2023-2024 đã tiếp tục làm suy giảm nguồn cung mới tại TP.HCM, chỉ với khoảng 4.888 căn hộ chào bán trong năm 2024, giảm 58% theo năm. Trong đó TP.Thủ Đức (khu Đông) đứng đầu về lượng sản phẩm mở mới, với hơn 2.400 căn. Sau khi chạm đáy vào năm 2023, nhu cầu căn hộ TP.HCM cho thấy được tín hiệu phục hồi nhẹ với tỷ lệ hấp thụ khoảng 63%, tương đương với 6.234 căn hộ được tiêu thụ. Nhu cầu ghi nhận mạnh mẽ tại TP.Thủ Đức, với gần 4.200 căn bán mới, chiếm khoảng 67% tổng lượng bán toàn thành phố năm nay. Ngược lại với thị trường TP.HCM, nhu cầu căn hộ Hà Nội tăng trưởng mạnh mẽ, với tỷ lệ hấp thụ lên tới 98%, với hơn 30.700 căn bán mới, gấp 3 lần so với lượng bán mới năm 2023 và ghi nhận mức hấp thụ cao nhất trong vòng 5 năm qua. Nhu cầu chủ yếu đến từ các dự án khu đô thị phức hợp nằm tại khu Tây (quận Nam Từ Liêm) và khu Đông (quận Gia Lâm) chiếm 87% tổng lượng bán mới toàn thành phố, tương đương lần lượt với 15.800 và 10.700 căn hộ mỗi khu vực.Trong năm 2024, giá bán sơ cấp trung bình toàn TP.HCM đạt khoảng 90 triệu/m2, tăng 12% theo năm trong khi giá bán sơ cấp tại Hà Nội rút ngắn khoảng cách với khu vực TP.HCM, đạt mức tăng vượt trội ở mức 35% theo năm, với giá bán trung bình khoảng 73 triệu/m2.Trong giai đoạn 2025 - 2026, TP.HCM được dự báo có khoảng 24.000 căn hộ chào bán mới, với gần 8.600 căn trong năm 2025 và 15.400 căn trong năm 2026. Trong khi đó, Hà Nội được dự báo có khoảng hơn 20.000 căn hộ mới mỗi năm. "Các dự án khu đô thị phức hợp đang dần tái định hình lại phong cách sống hiện đại với cơ cấu sản phẩm mang chất lượng quốc tế tối ưu và tiện ích đa dạng. Những dự án phức hợp này đang dẫn đầu thị trường căn hộ trong năm 2024 và dự kiến cung cấp gần một nửa nguồn cung tương lai toàn thành phố trong vòng 5-7 năm tới", ông Sơn Hoàng nhận định.