Khám phá sức mạnh chơi game mẫu smartphone POCO C65
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Theo dõi, chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; định hướng sử dụng ngân sách nhà nước.Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh. Công tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng. Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.Đồng thời, Thủ tướng kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng T.Ư; Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.Trưởng ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt; Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Trưởng ban Chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng các ban chỉ đạo khác.Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình theo dõi, chỉ đạo Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.Đồng thời, thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề thường xuyên về thi đua - khen thưởng, cải cách hành chính; đặc xá.Ngoài ra, có thêm các lĩnh vực cải cách tư pháp; phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lao động, việc làm, người có công, bình đẳng giới.Các nội dung liên quan đến Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đã tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước...Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng kiêm nhiệm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; Trưởng ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các ban chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng vắng mặt và được ủy nhiệm.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà theo dõi, chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực giao thông vận tải; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; xây dựng; tài nguyên và môi trường; biến đổi khí hậu; nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Xóa đói giảm nghèo; các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; cơ chế, chính sách chung về đấu thầu...Ông đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam...Phó thủ tướng Lê Thành Long theo dõi, chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế; giáo dục, đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; các vấn đề xã hội; công tác quản lý về cai nghiện ma túy; việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; y tế, dân số, gia đình và trẻ em.Ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh T.Ư; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm...Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc theo dõi, chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực kế hoạch đầu tư; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ nhà nước; chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững...Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông theo dõi, chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương. Các lĩnh vực ngoại giao và quan hệ đối ngoại; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài; hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - Hải đảo; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam...Ông là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền...Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng theo dõi, chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Các lĩnh vực khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số; phát triển các loại hình doanh nghiệp; kinh tế tập thể, hợp tác xã; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; các nội dung liên quan đến công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)...; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.Ông là Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Phụ trách Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào... Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Giúp Thủ tướng Chính phủ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên phạm vi cả nước và ở nước ngoài.Phó thủ tướng Mai Văn Chính, theo dõi, chỉ đạo Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ VH-TT-DL. Các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo; văn hóa; du lịch; thể dục, thể thao; truyền thông, báo chí, xuất bản.Ông cũng theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Ông là Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về du lịch.Lạ lùng sầu riêng ở xứ gió Lào
Ở chuỗi sự kiện, khán giả cùng cảm nhận một thông điệp xuyên suốt: những bước tiến bản lĩnh có anh em chiến hữu kề vai sát cánh sẽ là chất xúc tác hoàn hảo để khai mở năm 2025 rực rỡ. Kể từ mùa đầu tiên phát sóng vào năm 2018, Sóng đã trở thành một chương trình giải trí quen thuộc đêm Giao thừa, tạo dấu ấn mạnh mẽ và được đông đảo khán giả đón nhận. Quy tụ hàng trăm nghệ sĩ hàng đầu và những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn trong năm qua, Sóng 25 hứa hẹn xuất hiện với diện mạo hoàn toàn mới để có một bước tiến phá cách và đầy năng lượng. Không bao lâu sau màn "tung hint" khắp sóng truyền thông, Sóng 25 đã công bố tổ chức 1 đêm live concert để khán giả có thể nghe tận tai, xem tận mắt những tiết mục "độc bản" làm nên tên tuổi của chương trình.Hào hứng với sự đầu tư chỉn chu từ hình ảnh đến nội dung của chương trình, đông đảo khán giả đã "bật nhanh chế độ" săn vé Sóng 25 để chiêm ngưỡng những tiết mục mãn nhãn từ dàn line up với các anh trai có độ phủ sóng hàng đầu showbiz Việt thời điểm hiện tại: HIEUTHUHAI, Hurrykng, Rhyder, Wean Lê, Anh Tú Atus, Captain Boy, Quang Hùng MasterD, Isaac, Dương Domic, cùng những "chiến thần ballad" với chất giọng siêu nội lực như Diva Hà Trần, Diva Thanh Lam, Quang Linh, Hoàng Hải, Hà Nhi, và dàn rapper "căng cực" với những cái tên B Ray, Robber, GILL, … Cùng với loạt sao hạng A, ban tổ chức Sóng 25 cũng công bố nhà tài trợ kim cương của chương trình: Cái tên đứng sau màn "kết hợp" khủng này không ai khác chính là thương hiệu biểu tượng trong khoảnh khắc đếm ngược chào năm mới trong suốt 10 năm qua - Tiger Beer.Nhắc đến Sóng 25, người ta không chỉ nghĩ đến một chương trình đón giao thừa quen thuộc, mà còn thấy ở đó một hành trình của sự chuyển mình không ngừng qua các năm, nơi các nghệ sĩ sát cánh cùng đồng nghiệp, cùng ekip và người hâm mộ để tạo nên những "big hit" đẳng cấp để cùng truyền cảm hứng cho hàng triệu khán giả tiến đến một năm mới đầy bùng nổ. Và đó cũng chính là thông điệp của Tiger Beer trong mùa lễ hội 2025, tôn vinh hành trình bản lĩnh với những bước tiến của các mãnh hổ, nơi luôn có sự hiện diện của các anh em chiến hữu đã "sát cánh gầm vang". Chương trình sẽ được lên sóng vào đêm giao thừa trên Kênh truyền hình HTV2 - Vie Channel, ON VieGIẢITRÍ, ON VieDRAMAS. Xem sớm nhất trên ứng dụng #VieON
Game thủ Võ Lâm Truyền Kỳ MAX nô nức khoe nhân vật đẹp như tiên
Hai năm trước, anh Nguyễn Văn Hòa (trú Q.Cầu Giấy, Hà Nội) từng "tá hỏa" khi nộp hồ sơ làm thủ tục vay tiền mua nhà thì phát hiện mình có khoản nợ xấu tại một công ty tài chính. Trước đó, anh chưa từng làm hồ sơ vay tiền. Ngay lập tức liên hệ công ty tài chính, anh mới phát hiện CMND mình làm mất thời gian trước đã bị kẻ gian lợi dụng để làm hồ sơ vay tiền.Khi xác định rõ đây là trường hợp giả mạo khoản vay, anh Hòa không bị đòi tiền, được hoàn tất hồ sơ để điều chỉnh thông tin dư nợ tín dụng. Dù vậy, anh Hòa cũng gặp không ít phiền hà khi mất nhiều thời gian, công sức làm rõ câu chuyện, đồng thời bị ảnh hưởng tới tiến độ vay tiền tại ngân hàng."Tôi hoàn toàn không biết gì về khoản nợ trên trời rơi xuống đó. Nếu như không vì có nhu cầu vay tiền và kịp thời phát hiện, không biết còn chuyện gì có thể xảy ra. Từ đó tới nay, tôi luôn rất cẩn trọng bảo vệ thông tin cá nhân, đồng thời cũng để tâm hơn tới chuyện kiểm tra lịch sử tín dụng", anh Hòa nói.Vài năm trở lại đây, tình trạng đánh cắp thông tin cá nhân của người khác để làm giả hồ sơ vay tiền từ các tổ chức tài chính, ngân hàng diễn ra ngày càng nhiều với thủ đoạn tinh vi. Dù đã hạn chế hơn nhiều, song vẫn còn trường hợp đối tượng dùng thông tin cá nhân của người khác để đăng ký giả mạo tài khoản ngân hàng nhằm giải ngân các khoản vay rồi chiếm đoạt.Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu, đánh giá hiện nay việc mua bán thông tin cá nhân diễn ra nhan nhản, dễ dàng. "Khi đã có thông tin cơ bản của khách hàng như họ tên, CCCD, địa chỉ, số tài khoản…, đối tượng lừa đảo sử dụng để tiến hành vay tiền. Ngân hàng có thể vô tình cấp hạn mức tín dụng hoặc cho vay một khoản nào đó. Người bị hại hoàn toàn không biết gì", ông Hiếu nói.Việc bất ngờ nhận được thông báo phải thanh toán khoản vay, hoặc bị nợ xấu trong khi chưa từng vay vốn... được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ gây ra tác hại lớn cho cá nhân, bởi người dân bị ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm. Chiều ngược lại, các công ty tài chính, ngân hàng cũng bị tổn thất nghiêm trọng về tài sản và uy tín thương hiệu. Cả 2 đều là nạn nhân, mất rất nhiều thời gian để xử lý hậu quả."Hậu quả với các cá nhân bị đánh cắp thông tin rồi vay khống tiền rất lớn. Bởi cá nhân có lịch sử tín dụng không tốt thường rất khó có thể vay tiền hoặc phải vay với mức lãi suất rất cao", ông Hiếu nhìn nhận.Để tránh những câu chuyện "tá hỏa", ngỡ ngàng, bỗng dưng thành "con nợ" và phải giải quyết loạt rắc rối đi kèm, giải pháp được cơ quan quản lý nhà nước cũng như giới chuyên gia tài chính khuyến cáo là mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức "phòng bệnh hơn chữa bệnh", chủ động bảo vệ thông tin cá nhân của mình.Bên cạnh đó, chủ động tra cứu, nắm rõ lịch sử tín dụng cũng là giải pháp hiệu quả. Dẫn ví dụ tại Mỹ, ông Hiếu cho biết hiện có 3 công ty thông tin tín dụng tư nhân lớn ở Mỹ bao gồm Equifax, Experian và TransUnion. Họ theo dõi, tạo ra các báo cáo tín dụng gồm lịch sử tín dụng và các thông tin tài chính khác. Họ có khoảng vài chục tiêu chí để chấm điểm tín dụng. Thông thường, điểm tín dụng dao động từ 400 - 800. Ai có mức điểm cao là người dễ dàng đi vay, còn nếu có điểm tín dụng từ 500 trở xuống thường rất khó vay, thậm chí không vay được."Các ngân hàng chủ động cung cấp thông tin cho 3 đơn vị kể trên nên hệ thống của họ rất chính xác. Luật về tài chính của Mỹ bắt buộc các đơn vị này phải cung cấp miễn phí báo cáo lịch sử tín dụng cho công dân Mỹ mỗi năm một lần. Đương nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu tra cứu thông tin thường xuyên hơn sẽ phải trả mức phí phù hợp", ông Hiếu nói.Trên thực tế, tại Việt Nam cũng có đơn vị cung cấp dịch vụ tương tự như 3 công ty tại Mỹ là Công ty cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam (PCB). Việt Nam cũng bắt buộc công ty thông tin tín dụng tư nhân phải cung cấp miễn phí báo cáo lịch sử tín dụng cho công dân mỗi năm một lần. PCB hiện có ứng dụng "Thông tin tín dụng" để giúp khách hàng lấy báo cáo tín dụng miễn phí mỗi năm một lần, từ lần 2 là 20.000 đồng/báo cáo.Theo tìm hiểu, PCB còn đang cung cấp gói giải pháp "Phòng chống trộm cắp thông tin định danh - ID365", cho phép khách hàng cá nhân tự kiểm tra và theo dõi thông tin tín dụng thường xuyên.Gói giải pháp này gồm cảnh báo phòng chống gian lận thông tin định danh, cảnh báo qua email khách hàng đăng ký và báo cáo tín dụng trả về kèm theo. Với mức chi phí 180.000 đồng/6 tháng, khách hàng có thể nhận về 6 báo cáo tín dụng và cảnh báo qua email bất cứ khi nào thông tin định danh của khách hàng được sử dụng hoặc một khoản vay mới được giải ngân, các thay đổi liên quan đến tình trạng hợp đồng vay…"Nhìn chung, khách hàng có thể có cái nhìn toàn diện về lịch sử tín dụng, bao gồm thông tin định danh, thông tin những khoản vay, lịch sử thanh toán. Điều này giúp ngăn chặn các trường hợp gian lận thông tin để yêu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng, làm tổn hại đến uy tín tín dụng của khách hàng; phát hiện và xử lý kịp thời các thông tin tín dụng không chính xác của khách hàng", đại diện PCB thông tin.Để nâng cao hiểu biết về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, giúp mỗi người dân biết cách bảo vệ mình hơn trong bối cảnh lừa đảo ở lĩnh vực này ngày càng gia tăng, theo ông Hiếu, thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình giáo dục tài chính cá nhân.Trong đó, phải truyền thông rõ để người dân hiểu được tầm quan trọng của việc nắm rõ lịch sử tín dụng, biết cách tra cứu ra sao khi cần thiết. Ví dụ, họ có thể làm việc đó ở đâu, như thế nào, có thể tìm đến đơn vị, doanh nghiệp nào uy tín, đáng tin cậy…
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong ngày 26.1, vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8 (ngang cấp bão nhiệt đới), giật cấp 9 - 10; trạm Hòn Ngư và trạm Phú Qúy có gió giật mạnh cấp 8.Dự báo, trong ngày và đêm 27.1, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, chiều tối và tối có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 2 - 4,5 m.Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Từ đêm 27 - 28.1, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng cao 3 - 5 m; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng toàn miền Bắc, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; ở Trung Trung bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 19 độ C.
Người dân và du khách đội nắng xem đua mô tô nước tại vịnh Thị Nại
Trong dịp tết 2024, tại chùa Vạn Phước có bố trí linh vật rồng cao 6 m, dài 99 m, thân rộng được thiết kế bằng 12.000 chậu hoa cúc và vạn thọ.