Tập trung xử lý vấn đề biển, đảo, biên giới
Giá USD trên thị trường tự do giảm 40 đồng vào ngày 31.1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ), xuống còn 25.450 chiều mua vào và bán ra còn 25.550 đồng. Tỷ giá trong năm 2025, theo Công ty chứng khoán VCBS dự báo sức mạnh đồng đôla Mỹ vẫn là yếu tố chi phối lớn. VND sẽ mất giá khoảng 3% cho cả năm 2025 so với đồng đôla Mỹ. Ở góc nhìn lạc quan hơn, báo cáo của VCBS nhận định, thị trường ngoại hối trong năm 2025 có thể ghi nhận những yếu tố tích cực nhờ vào xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cho dòng tiền đầu tư vào những quốc gia có nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó có Việt Nam.Giá USD trên thị trường thế giới tăng trở lại, chỉ số USD-Index thêm 0,3 điểm, lên 108,13 điểm. Đồng USD tăng nhẹ so với một số loại tiền tệ khác, bao gồm đồng yen Nhật và đồng EUR vào phiên giao dịch vừa qua, khi thị trường cân nhắc các mối đe dọa thuế quan mới, tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự kiến của Mỹ và việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất. Tổng thống Donald Trump ngày 30.1 cho biết, Mỹ sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada, lặp lại lời cảnh báo của ông đối với hai quốc gia là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ.Dữ liệu do Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố cho thấy, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,3% trong quý 4/2024, thấp hơn một chút so với kỳ vọng của các nhà phân tích, trong bối cảnh chi tiêu kinh doanh giảm. Trong khi đó, lạm phát tăng nhẹ, với Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 2,5%.Trước đó, các quan chức Fed đã đưa ra quyết định nhất trí giữ nguyên lãi suất qua đêm trong phạm vi hiện tại là 4,25 - 4,5% và tiếp tục chờ đợi dữ liệu lạm phát và việc làm tiếp theo, cũng như sự rõ ràng về tác động của các chính sách trong tương lai của Tổng thống Donald Trump.Trường công lập tự chủ tài chính là gì? Khác gì với trường thường?
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Giá USD hôm nay 25.4.2024: Ngân hàng hạ nhiệt, tự do quay đầu đi lên
"Chúng tôi không thể chấp nhận được việc Mỹ ra lệnh và đe dọa. Tôi thậm chí sẽ không đàm phán với họ. Hãy làm bất cứ thứ gì mà các ông muốn", truyền thông nhà nước Iran dẫn lời Tổng thống Pezeshkian nói ngày 11.3.Trước đó, Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei ngày 8.3 tuyên bố Tehran sẽ không bị ép buộc để ngồi vào bàn đàm phán. Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Trump cho biết ông đã gửi thư kêu gọi Iran tham gia đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân mới.Tổng thống Mỹ khi đó vừa bày tỏ sự cởi mở với một thỏa thuận với Tehran, vừa tái khởi động chiến dịch "gây sức ép tối đa" mà ông đã áp dụng trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên (2017 - 2021) để cô lập Iran khỏi nền kinh tế toàn cầu và đẩy kim ngạch xuất khẩu dầu của nước này xuống mức 0. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business tuần trước, ông Trump nói rằng có 2 cách để giải quyết vấn đề Iran: bằng quân sự hoặc ký một thỏa thuận để ngăn chặn Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân.Theo Reuters, Iran từ lâu đã phủ nhận việc muốn phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cảnh báo nước này đang "tăng tốc đáng kể" việc làm giàu uranium lên tới độ tinh khiết 60%, gần với mức để chế tạo vũ khí khoảng 90%.Iran đã đẩy nhanh hoạt động hạt nhân từ năm 2019, một năm sau khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) vào năm 2015 và áp đặt lại các lệnh trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế của nước này.Dự kiến, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ họp kín vào ngày 12.3 để thảo luận về việc Iran mở rộng kho dự trữ uranium gần đạt đến cấp độ vũ khí. Các nhà ngoại giao cho hay họ mong muốn hội đồng thảo luận về nghĩa vụ của Iran trong việc cung cấp cho IAEA những thông tin cần thiết để làm rõ khúc mắc liên quan vật liệu hạt nhân chưa khai báo được phát hiện tại nhiều địa điểm ở Iran, theo Reuters.
Ngày 1.1, diễn ra kỳ họp thứ nhất HĐND H.Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026, bầu các chức danh chủ chốt của HĐND, UBND, Hội thẩm TAND huyện, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Tại kỳ họp đã tiến hành bầu bà Lê Thị Ngọc Hạnh, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Long Điền giữ chức Chủ tịch HĐND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Ông Nguyễn Minh Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Long Đất, đại biểu HĐND H.Long Đất được bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Kỳ họp cũng tiến hành bầu bà Đỗ Thị Hồng, Phó bí thư Huyện ủy Long Đất giữ chức Chủ tịch UBND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trước khi sáp nhập H.Long Điền và H.Đất Đỏ thành H.Long Đất, bà Hồng là Chủ tịch UBND H.Đất Đỏ.Ông Trần Kim Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Long Đất; ông Hồng Như Vàng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Long Đất; ông Võ Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ H.Long Đất; ông Lê Hữu Hiền, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ H.Long Đất được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND H.Long Đất, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Kỳ họp cũng bầu 14 Ủy viên UBND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026; bầu 38 Hội thẩm TAND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Kỳ họp đã biểu quyết thông qua các nghị quyết xác nhận kết quả bầu; nghị quyết thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND H.Long Đất (12 cơ quan).
Tư vấn sức khỏe: Phát hiện sớm ung thư phổi để điều trị kịp thời
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, từ ngày 11.2 - 10.3, có 3 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến thời tiết khu vực miền Bắc nước ta, vào các ngày 16.2, 23.2 và 5.3. Trong đó, đợt không khí lạnh ngày 6.3 đã gây ra một đợt rét diện rộng tại miền Bắc và các tỉnh, thành từ Thanh Hóa - Huế. Tại khu vực vùng núi cao, trời rét đậm, rét hại với nhiệt độ nhiều nơi giảm xuống dưới 10 độ C như: Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 2,9 độ C, Đồng Văn (Hà Giang) 8,3 độ C, Pha Đin (Điện Biên) 7,2 độ C và Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 7,3 độ C…Trong thời kỳ này, nhiệt độ trung bình tại các khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ và thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1 độ C. Các khu vực khác trên cả nước có nhiệt độ cao hơn 0,5 - 1 độ C, riêng Tây Bắc Bắc bộ, Bắc Tây nguyên và miền Tây Nam bộ, nhiệt độ cao hơn từ 1 - 2 độ C.Dự báo, thời kỳ từ nay đến ngày 10.4, nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Thanh Hóa tiếp tục thấp hơn 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; các nơi khác phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.Cạnh đó, không khí lạnh khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm, tuy nhiên trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch đông nên sẽ gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù cho khu vực Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ.Cơ quan khí tượng cho biết, từ nay đến ngày 15.3, Tây Bắc bộ duy trì ở trạng thái thời tiết mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Từ đêm 15 - 16.3, trời có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông, từ khoảng 16.3, trời chuyển rét do ảnh hưởng của không khí lạnh.Đông Bắc bộ có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác đến ngày 14.3. Khoảng ngày 15.3 có mưa, mưa rào rải rác, trời chuyển rét. Cũng do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực từ Thanh Hóa - Huế, Đà Nẵng - Khánh Hòa từ đêm 15 - 19.3 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông. Từ khoảng ngày 16.3, Bắc Trung bộ chuyển rét.Theo dự báo, đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến miền Bắc và miền Trung sẽ kéo dài ít nhất từ ngày 16 - 21.3. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội giảm 6 - 7 độ C so với những ngày trước đó, rét đỉnh điểm rơi vào các ngày 20 - 21.3 khi nhiệt độ thấp nhất còn 14 độ C.Địa phương được dự báo có lạnh nhất là tỉnh Lai Châu, từ ngày 20 - 21.3, nhiệt độ thấp nhất tại tỉnh này xuống 10 độ C.