eduplaX xây dựng ‘con đường sự nghiệp’ cho sinh viên của UniTest
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa.Uyển Ân bị 'mỉa mai' đời tư khi đóng 'Cái giá của hạnh phúc', nhà sản xuất nói gì?
Các mảng xơ vữa sẽ âm thầm tích tụ trên thành động mạch trong nhiều năm. Trong khoảng thời gian này, người bệnh sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).Mảng xơ vữa sẽ trở nên dày hơn, giảm độ đàn hồi và ngày càng cứng lại, dẫn đến tình trạng xơ cứng động mạch. Tình trạng này cũng có thể gây tổn thương động mạch và hình thành cục máu đông. Cục máu đông nếu di chuyển đến tim sẽ gây đau tim, đến não sẽ gây đột quỵ và đến phổi gây thuyên tắc phổi.Xơ vữa động mạch được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì âm thầm phát triển trong nhiều năm. Đến khi gây đau tim, đột quỵ hay thuyên tắc phổi thì người bệnh mới được đưa đến bệnh viện điều trị.Xơ vữa động mạch nhẹ thường không có biểu hiện gì. Bệnh chỉ được phát hiện khi động mạch bị hẹp lại đến mức làm gián đoạn, thậm chí tắc nghẽn lưu thông máu đến các cơ quan, mô.Các mảnh xơ vữa có thể xuất hiện ở bất kỳ động mạch nào trên cơ thể. Nếu xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến động mạch tim thì người bệnh sẽ bị đau hoặc tức ngực. Tình trạng này gọi là đau thắt ngực.Nếu xơ vữa xuất hiện trong động mạch não thì người bệnh sẽ có triệu chứng là đột ngột tê, yếu ở tay chân, khó nói, nói lắp, mất thị lực tạm thời ở một bên mắt. Đây là dấu hiệu của cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ đối diện cơn đột quỵ đe dọa tính mạng.Xơ vữa xuất hiện ở động mạch tay và chân thì sẽ gây bệnh động mạch ngoại biên. Các triệu chứng thường gặp là đau chân khi đi bộ, giảm huyết áp ở chi bị ảnh hưởng. Trường hợp xơ vữa hình thành ở động mạch thận thì người bệnh sẽ bị huyết áp cao hoặc suy thận.Những người có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch là người bị thừa cân, béo phì, có nồng độ cholesterol cao, huyết áp cao, thiếu ngủ, ít vận động và thiếu máu. Ngoài ra, hút thuốc và tiểu đường sẽ làm tổn thương niêm mạc động mạch, từ đó dễ gây xơ vữa động mạch.Để ngăn ngừa xơ vữa động mạch, mọi người cần ăn uống lành mạnh, tập trung vào trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc giàu protein. Ngoài ra, mọi người cũng cần tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng, huyết áp, đường huyết và tránh xa thuốc lá, theo Verywell Health.
Khởi động cuộc thi Hoa khôi sinh viên Việt Nam ‘Vẻ đẹp của sự thông minh’
Trong chương trình, các nghệ sĩ Việt Nam từng học tập tại các ngôi trường âm nhạc danh tiếng của Nga đã trình diễn các bản nhạc Việt Nam và Nga. Đây là minh chứng sống động về tình cảm đặc biệt, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Nga đã được lãnh đạo và nhân dân hai nước qua các thời kỳ xây dựng và dày công vun đắp.Phát biểu tại chương trình, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, nhìn lại chặng đường gần 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, cùng với sự phát triển của quan hệ hữu nghị, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, hợp tác văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam - Nga ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và có những bước phát triển vượt bậc, giao lưu nhân dân ngày càng được tăng cường."Việt Nam xác định văn hóa giữ vai trò "cầu nối đặc biệt" kết nối hai đất nước Việt Nam - Nga, thông qua văn hóa để nâng cao hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau, làm sâu sắc hơn quan hệ, lòng tin giữa hai quốc gia, đóng góp cho sự phát triển bền vững, hòa bình, ổn định trên thế giới", ông Hùng cho biết.Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nga O.B.Liubimova khẳng định giáo dục và đào tạo luôn giữ vai trò then chốt trong số phận của mỗi người, không chỉ tạo điều kiện cho chúng ta tìm hiểu thế giới xung quanh, mà còn hình thành nên cốt lõi cho tính cách của mỗi người."Không phải ngẫu nhiên mà trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam năm 2024 của Tổng thống Nga Putin đã diễn ra cuộc gặp gỡ với những sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học Liên Xô và Nga - những người luôn dành tình yêu chân thành cho đất nước chúng tôi không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng cả trái tim, cũng như mọi việc làm hàng ngày luôn có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga", Bộ trưởng O.B.Liubimova nói.
Theo trang Earth ngày 25.1, sỏi mật trâu bò, được dùng để bào chế vị thuốc ngưu hoàng trong Đông y, đang trở thành mặt hàng thịnh hành trong thị trường chợ đen và các đường dây buôn lậu toàn cầu. Các băng nhóm tội phạm trên nhiều châu lục đã bắt đầu săn lùng sỏi mật, đặc biệt ở những nước có thế mạnh về sản lượng xuất khẩu gia súc như Brazil. Những thông tin truyền nhau về mức độ quý hiếm của sỏi mật bò khiến khi đêm xuống, các lò mổ tại Brazil trở thành mục tiêu của kẻ trộm. Sỏi mật gia súc đã trở nên có giá trị đến mức các thương nhân chợ đen sẵn sàng trả tới 5.800 USD/ounce (hơn 145 triệu đồng), gấp đôi giá vàng.Sỏi trong mật trâu bò đã được dùng làm thuốc đông y từ lâu đời và chỉ xuất hiện ở những con trâu bò bị bệnh. Sỏi thường được sấy khô, nghiền thành bột và sau đó kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những viên thuốc mà một số người tin rằng có thể giúp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ. Một số lời đồn phóng đại sỏi mật bò như một loại "thần dược" trị bách bệnh càng khiến giá mặt hàng này tăng và đẩy mạnh làn sóng săn lùng sỏi mật ở các lò mổ bò.Nhu cầu tăng đã tạo ra làn sóng săn lùng sỏi mật bỏ ở Mỹ, Úc và đặc biệt là Brazil - quốc gia xuất khẩu bò lớn nhất thế giới năm 2023. Buôn bán sỏi mật trâu bò không bị cấm tại Brazil, song hoạt động trao đổi vật phẩm này đang được nở rộ ở thị trường chợ đen. "Người ta nghe về giá cao và họ dần mất kiểm soát" nhà nghiên cứu Daniela Gomes da Silva từ Đại học bang Sao Paulo (Brazil) nói với The Wall Street Journal.Điều tra viên tại Brazil Rafael Faria nói rằng ban đầu "còn tưởng đây là trò đùa", tuy nhiên ngày các xuất hiện các vụ trộm và buôn lậu sỏi mật bò để mang đến tay người mua. Mới đây, một nhóm cướp có vũ trang đã đột nhập trang trại ở gần thành phố Barretos, Brazil, trói chủ nhà cùng người cháu trai 6 tuổi trước khi bỏ trốn với số sỏi mật bò trị giá 50.000 USD.
Ký thỏa thuận tài trợ tín dụng xanh thúc đẩy sản xuất dừa bền vững
Trận đấu thứ 2 của ngày khai mạc vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2025 cũng thú vị không kém, khi nhà vô địch mùa giải đầu tiên (năm 2023) ĐH Huế chạm trán với đội bóng "mới toanh" Trường ĐH Quy Nhơn (giành vé dự VCK ngay trong lần đầu dự giải), vào lúc 18 giờ. Cuộc so tài này hứa hẹn rất hấp dẫn, khi cả hai đội đều mang đến VCK sự khao khát cháy bỏng. Với ĐH Huế, đội bóng cố đô muốn tìm lại vị thế của nhà cựu vô địch, sau khi dừng bước ngay từ vòng loại ở mùa giải trước. Trong khi đó, đội Trường ĐH Quy Nhơn muốn tiếp tục ghi dấu ấn trong lần trình làng sân chơi bóng đá sinh viên toàn quốc, sau khi tạo bất ngờ lớn tại vòng loại khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên.Trợ lý HLV Dương Văn Dũng của đội ĐH Huế cho biết: "Như đã nói từ trước, chúng tôi tôn trọng mọi đối thủ, và đặc biệt đề cao các đội bóng tân binh, như đội Trường ĐH Quy Nhơn. Trong lần đầu xuất hiện, họ đã thi đấu khá ấn tượng ở vòng loại và giành vé vào VCK. Khi gặp các đối thủ mạnh, chúng tôi sẽ có cơ sở để nghiên cứu trước, qua đó vạch ra phương án tiếp cận trận đấu. Trong khi đó, đội Trường ĐH Quy Nhơn là cái tên mới, có thể được xem là một ẩn số ở giải lần này. Do đó, trận ra quân gặp tân binh Trường ĐH Quy Nhơn được dự báo sẽ có nhiều thử thách và chông gai chờ đợi đội ĐH Huế. Tuy nhiên, mục tiêu của đội ĐH Huế ở trận này là ít nhất phải có điểm, để dễ tính toán cho chặng đường phía trước".Phía ngược lại, Trưởng đoàn đội Trường ĐH Quy Nhơn Nguyễn Sỹ Đức cho biết, yếu tố tâm lý chính là điểm mạnh của đại diện khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên. "Đối với bóng đá sinh viên, yếu tố tâm lý sẽ rất quan trọng. Hy vọng, các cầu thủ đội Trường ĐH Quy Nhơn sẽ thi đấu với hơn 100% khả năng và đạt kết quả tốt. Còn khi đã vào VCK, chúng tôi không đặt nặng thành tích mà chủ yếu giao lưu học hỏi, và cho các cầu thủ có cơ hội cống hiến vì màu cờ sắc áo".