Công trình quá ngổn ngang
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.Campuchia lên kế hoạch xây thêm 2 sân bay quốc tế
Nhiều năm nay khối ngành sức khỏe luôn thu hút thí sinh giỏi và chưa bao giờ hết 'nóng'. Đặc biệt là ngành y khoa, răng hàm mặt...Chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề Chọn ngành học cho tương lai: "Nóng" với khối ngành sức khỏe sẽ mang đến cho phụ huynh và thí sinh những thông tin mới nhất, đầy đủ nhất về chỉ tiêu, điểm chuẩn, chương trình học, học phí, học bổng... nhằm giúp thí sinh quan tâm khối ngành này có định hướng và lựa chọn đúng đắn.Chương trình được trực tuyến tại địa chỉ: thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube, TikTok Báo Thanh Niên. Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.
Giá vé máy bay 'nóng' hơn thời tiết và hóa đơn tiền điện
Năm 2022, S-Race lập kỷ lục khi trở thành giải chạy có số lượng học sinh, sinh viên tham gia nhiều nhất châu Á và giải chạy dành cho học sinh, sinh viên hình thức trực tiếp - trực tuyến có số VĐV nhiều nhất Việt Nam. Giải chạy đã tiếp cận đến học sinh, sinh viên tại 63 tỉnh, thành phố, được các em hào hứng đón nhận.
Làm nóng bằng giải nội bộ Báo Thanh Niên, cần thủ Đăng Nguyên của Trung tâm sản xuất phát triển nội dung số đã xuất sắc đăng quang bằng phong độ ấn tượng, khi lần lượt đánh bại mọi đối thủ bằng danh sách các đội bóng dẫn dắt gồm Liverpool, Inter Milan, Juventus, Tottenham, Man City và PSG.
Cô gái gen Z dựng ‘khách sạn’ cho mèo, thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng
Nguyễn Thị Thùy Trâm (26 tuổi), làm truyền thông tại 236 Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, cũng chi tiền triệu để mua nuốc sống về thưởng thức. "Sau khi thấy trào lưu ăn nuốc trên mạng, gia đình mình cũng mua 5 kg về dùng. Nếu tính luôn tiền vận chuyển thì tổng chi phí gần 1,2 triệu đồng", Trâm cho hay.