Khám phá loa cho game thủ Razer Nommo V2 Pro
Ngày mai 6.1, vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO khu vực Duyên hải miền Trung sẽ chính thức diễn ra tại SVĐ Quân khu 5 (số 7 đường Duy Tân, P.Hòa Thuận Đông, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).Những ngày qua, thời tiết tại TP.Đà Nẵng có mưa và lạnh ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tập luyện của các đội bóng. Tuy nhiên, với sự hào hứng của các đội bóng tại TP.Đà Nẵng, những vận động viên vẫn miệt mài ra sân tập luyện.Sáng nay 5.1, tại buổi tập cuối của đội bóng Trường ĐH Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt Hàn – ĐH Đà Nẵng trước khi bước vào trận đấu đầu tiên của vòng loại, tinh thần toàn đội rất háo hức chờ đến giờ bóng lăn. Đội nhà trường sẽ đá trận đầu tiên của vòng loại gặp đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng vào lúc 9 giờ sáng mai (6.1).Trả lời Thanh Niên, anh Nguyễn Văn Hưng (Bí thư Đoàn trường ĐH Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt Hàn – ĐH Đà Nẵng) cho biết cách đây gần 2 tháng, sau khi đội bóng nhà trường triệu tập các cầu thủ, cả đội bắt đầu tập luyện với cường độ 3 buổi/tuần. "Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến giải đấu nên đã yêu cầu Ban huấn luyện phải tăng cường cho đội bóng tập luyện và có kế hoạch đá giao lưu cọ xát với các đội bóng trong khu vực để nâng cao thể lực, đưa ra chiến thuật hợp lý", anh Hưng thông tin.Cũng theo Bí thư Đoàn trường ĐH Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt Hàn – ĐH Đà Nẵng, qua nhiều buổi tập luyện và đá giao lưu, Ban huấn luyện đã tìm ra được nhiều nhân tố mới lần đầu xuất hiện trong đội bóng nhà trường, hứa hẹn sẽ thổi làn gió mới đầy bất ngờ."Chúng tôi đang sở hữu 2 chân sút trẻ với thể lực và tốc độ vượt trội là Trần Đăng Quốc Khánh, Lê Trần Tuấn Khanh, hứa hẹn sẽ trở thành cặp 'song sát' mang đến nhiều bất ngờ", anh Hưng bật mí.Sở hữu những "sát thủ" hàng công được cho là vượt trội, đội bóng Trường ĐH Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt Hàn – ĐH Đà Nẵng lần thứ 2 quay lại với giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO kỳ vọng sẽ ghi tên vào đội bóng xếp hạng nhất, nhì ở vòng loại để có mặt tại vòng chung kết diễn ra ở TP.HCM.Tiền đạo 18 tuổi Trần Đăng Quốc Khánh cho biết, với niềm đam mê bóng đá từ hồi còn học THPT, Khánh đã theo dõi giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam không sót trận nào. Trải qua nhiều trận giao hữu với các đội bóng trường đại học trên địa bàn TP.Đà Nẵng, Quốc Khánh và Tuấn Khanh được các đội bóng đánh giá là cặp tiền đạo có lối chơi "kẻ tung người hứng" đầy ẩn số."Khi được gọi tên trong danh sách đội bóng nhà trường và đá ở vị trí sở trường, em đã rất hào hứng. Sau nhiều buổi tập cùng đội, em nhận thấy hàng công của đội bóng đã "đủ mạnh" để đối đầu với các đội bóng có thành tích tốt ở các mùa giải trước như đội bóng ĐH Huế, đội bóng Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng…", Quốc Khánh nhận định.Điều khiến tiền đạo trẻ Quốc Khánh lo lắng là thời tiết tại TP.Đà Nẵng có mưa và lạnh, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thể lực và chiến thuật của đội. Tuy nhiên, chiều nay 5.1 trời đã hết mưa và hửng nắng. "Đó là tín hiệu mừng để tất cả các cầu thủ của các đội lên tinh thần", Quốc Khánh nói."Ngày mai, cả đội ra sân chạm trán với đội bóng được đánh giá khá mạnh ở vòng loại là đội Trường ĐH Thể dục thể thao. Tuy nhiên, các thầy đã đưa ra rất nhiều đấu pháp… hy vọng cả đội sẽ cống hiến cho khán giả trận đấu hay và đặc biệt là theo đúng tôn chỉ của giải đấu là chơi đẹp, thắng đẹp và cổ vũ đẹp", tiền đạo Quốc Khánh chia sẻ.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.Tại vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung (Bảng B) khởi tranh vào ngày 6.1 tại SVĐ Quân khu 5. Trong đó có 9 đội bóng tham gia tranh tài gồm: Trường ĐH Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt Hàn – ĐH Đà Nẵng, ĐH Duy Tân, ĐH Huế, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, Trường ĐH Luật - ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng, Trường CĐ FPT Polytechnic.Tại SVĐ Quân khu 5, VNPT Đà Nẵng đã hỗ trợ đường truyền Internet siêu tốc độ cao - Công nghệ XGSPON cho giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Nóng: Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của 113 trường THPT công lập TP.HCM
Bộ trưởng quản lý rủi ro Ecuador Jorge Carillo phát biểu tại một cuộc họp báo rằng một "sự kiện cực đoan" đang xảy ra và cảnh báo những hiện tượng sóng cao tương tự có thể xảy ra trong tương lai.Ông nói "thật không may, chúng tôi đã ghi nhận hai trường hợp tử vong" ở khu vực Manta thuộc phía tây nam của Ecuador.Ngoài ra, Hải quân Chile cho hay một trường hợp tử vong được ghi nhận ở nước này sau khi một người đàn ông 30 tuổi được tìm thấy trong tình trạng đã chết trên bãi biển.Tại Peru, hầu như tất cả các cảng đều đã đóng cửa do sóng liên tục tấn công, theo Cục trưởng Cục Hải dương học Hải quân Enrique Varea nói với đài truyền hình Canal N.Ông Varea dự báo sóng lớn "sẽ tiếp tục trong những ngày tới", nhưng sẽ dịu đi phần nào từ ngày 30.12 và trở lại bình thường hơn vào những ngày đầu tháng 1.2025.Hình ảnh được truyền thông Peru đăng tải cho thấy các cầu tàu và quảng trường công cộng bị ngập ở một số khu vực, khiến người dân phải chạy lên vùng đất cao hơn.Nhiều bãi biển dọc theo các vùng trung tâm và phía bắc của Peru đã bị đóng cửa để ngăn ngừa nguy cơ đe dọa tính mạng con người, theo giới chức.Nhiều tàu đánh cá đã bị hư hại, trong khi những tàu được cứu vẫn không thể hoạt động trong điều kiện nguy hiểm. "Chúng tôi cần sự hỗ trợ của chính quyền. Ở đây, chúng tôi đã mất khoảng 100 chiếc thuyền", một ngư dân nói với kênh TV Peru. Ngư dân này cho biết thêm: "Tôi đã 70 tuổi và chưa bao giờ thấy những con sóng mạnh và bất thường như thế".Có 31 ngư dân bị mắc kẹt trong cơn sóng lớn đã được Hải quân Peru giải cứu vào chiều 28.12, trong khi một ngư dân nói với đài phát thanh rằng khoảng 180 người khác vẫn còn ở trên biển.Hiện tượng sóng cao bất thường nói trên bắt đầu vào Giáng sinh và sẽ kéo dài đến ngày 1.1.2025, theo Trung tâm điều hành khẩn cấp quốc gia Peru.
Những tấm lòng vàng 25.10.2022
Sự hiện diện của Võ Hoàng Minh Khoa ở đội tuyển Việt Nam vừa bất ngờ, vừa... không gây ngạc nhiên. Bất ngờ ở chỗ, tiền vệ sinh năm 2001 trước đó không nằm trong "radar tìm người" của HLV Kim Sang-sik, khi nhà cầm quân người Hàn Quốc vốn trọng dụng các tiền vệ giàu kinh nghiệm như Nguyễn Hoàng Đức, Lê Phạm Thành Long hay Doãn Ngọc Tân. Tuy nhiên, không bất ngờ ở chỗ, Minh Khoa đã chơi ở đẳng cấp mà ông Kim khó lòng bỏ qua. Cầu thủ 24 tuổi có bước đệm thuận lợi, khi chơi cho đội bóng ưu ái phát triển nội binh như CLB Bình Dương. Song, thành công hôm nay của Minh Khoa đến từ cố gắng bền bỉ và dẻo dai suốt nhiều năm, để thay đổi định kiến từ một cầu thủ thuần túy cần mẫn, chỉ biết chạy và chạy, nay trở thành tiền vệ toàn năng gánh vác tuyến giữa đội bóng đất Thủ.Minh Khoa bước lên đội một Bình Dương đá V-League từ năm 2022, khi 21 tuổi. Phải đến mùa giải 2023 - 2024, tiền vệ này mới thực sự chiếm được chỗ đứng, với 23 lần ra sân (14 trận đá chính) cùng 2 bàn thắng. Dưới bàn tay huấn luyện của ông thầy khó tính Lê Huỳnh Đức, Minh Khoa được bố trí chơi tự do như "con thoi" chăm chỉ chạy trên "khung cửi" chiến thuật của Bình Dương. Khoảng thời gian đầu, Minh Khoa đá tương đối chân phương. Tiền vệ 24 tuổi chăm chạy, nhiệt tình tranh chấp, đánh chặn, rồi lại kéo bóng lên tuyến trên. Sự xông xáo nhiệt huyết tiềm ẩn trong thể hình khiêm tốn (chỉ cao 1,73 m) của Minh Khoa đã gây ấn tượng với cả HLV Lê Huỳnh Đức ở CLB Bình Dương và HLV Hoàng Anh Tuấn (U.23 Việt Nam). Dù vậy, Minh Khoa khi ấy vẫn chỉ là viên ngọc thô. Anh thiếu sự lì đòn như Ngọc Tân, cũng chưa đạt đến đẳng cấp che chắn và phát triển bóng như Hoàng Đức. Tiền vệ của CLB Bình Dương theo đuổi sự toàn năng, song ở mức... mỗi thứ biết một ít. Anh thừa cho U.23 Việt Nam (từng tỏa sáng ở giải U.23 Đông Nam Á 2023 và U.23 châu Á 2024), nhưng lại thiếu cho đội tuyển quốc gia, khi chưa từng được nhắm đến. Thế nhưng, như HLV Kim Sang-sik đã đề cập rằng phải chăm chỉ đến sân xem V-League để không bỏ lỡ nhân tài, nỗ lực của Minh Khoa đã đổi lấy quả ngọt. Mùa trước, Minh Khoa chỉ đá chính 53,8% số trận cho CLB Bình Dương. Còn mùa này là 86,7%. Anh mới ngồi dự bị 2 trận từ đầu giải. Dù đá cặp tuyến giữa với Odilzhon Abdurakhmanov, ngôi sao từng ra sân 29 trận cho đội tuyển Kyrgyzstan, nhưng Minh Khoa không lép vế.Nếu Abdurakhmanov đảm nhiệm vai trò giữ nhịp, Minh Khoa lại "cày ải" và càn quét tuyến giữa để kiến thiết lối chơi. Ở mùa thứ tư tại V-League, Minh Khoa đã chững chạc hơn. Xử lý tỉnh táo, tiết chế năng lượng cho những tình huống quan trọng, quan sát tốt.Thống kê cho thấy, dù chơi cho CLB Bình Dương hay U.23 Việt Nam, Minh Khoa đều có nhiều đường chuyền trên phần sân đối thủ với tỷ lệ chuẩn xác cao. Anh dám chuyền lên nhiều hơn, có thể vừa phòng ngự, rồi đâm lên hỗ trợ tấn công như một mũi lao nhờ nguồn năng lượng vô hạn.Ở tuyến giữa, Minh Khoa sẽ cạnh tranh với 3 tiền vệ. Hoàng Đức đang ở đỉnh cao phong độ, với vai trò ông chủ khu trung tuyến nhờ khả năng điều bóng và kiểm soát nhịp chơi tốt. Ngọc Tân đã qua thời đỉnh cao (31 tuổi), nhưng vẫn rất khỏe và sung mãn. Thái Sơn có lối chơi lăn xả và bền bỉ như Ngọc Tân, song trẻ và non kinh nghiệm hơn.Trong tay HLV Kim Sang-sik đang có nhiều tiền vệ chất lượng, mà mỗi người mang một sắc thái riêng.Dù vậy, giữa các tiền vệ vẫn có điểm chung: đều rất mẫn cán, có tầm hoạt động rộng cùng thể lực ấn tượng để đá đủ 90 phút. Tuyến giữa của thầy Kim có thể không cần đột biến, nhưng phải duy trì cường độ chơi ổn định trong cả trận để đảm bảo sự cân bằng trong tấn công và phòng ngự. Đội tuyển Việt Nam của thầy Kim luôn ưa thích những cầu thủ cần cù. Mà với phẩm chất này, Minh Khoa không thiếu. Tiền vệ của CLB Bình Dương là "động cơ máy dầu" phù hợp để tạo nên tuyến giữa cơ động và sáng tạo. Cờ đã đến tay, Minh Khoa còn chờ gì mà không phất!
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.
Top 10 serum chống lão hóa tuổi 40 - 50 được người dùng đánh giá cao
Ông Tunku Ismail Idris, cũng là chủ sở hữu đội bóng Johor Darul Ta'zim nổi tiếng nhất Malaysia, từng có thời gian ngắn làm Chủ tịch FAM từ năm 2017 đến 2018, trước khi nhường chỗ cho vị chủ tịch hiện nay ông Hamidin Mohd Amin.Sau khi AFF Cup 2024 kết thúc, chứng kiến đội tuyển Malaysia sớm bị loại ngay vòng bảng, ông Tunku Ismail Idris đăng thông điệp trên tài khoản cá nhân mạng xã hội X tuyên bố: "Chúng tôi đã xác định được 6-7 cầu thủ ngoại chất lượng, sẵn sàng bổ sung cho đội tuyển Malaysia thi đấu ngay tháng 3 tới đây tại vòng loại Asian Cup 2027. Hy vọng rằng chính phủ Malaysia có thể hỗ trợ trong quá trình nhập tịch cho số cầu thủ này. Đội tuyển Malaysia phải bắt đầu chiến dịch vòng loại với các kết quả tích cực".FAM và đội tuyển Malaysia hiện cũng có một loạt động thái mới để nâng cấp hiệu suất quản lý và thi đấu. Cụ thể, FAM bổ nhiệm một nhân vật mới từ Canada, ông Rob Friend, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý bóng đá làm Tổng giám đốc điều hành đội tuyển. Đội tuyển Malaysia hiện cũng có HLV mới là ông Peter Cklamovski từ Úc, làm việc cùng Giám đốc kỹ thuật Scott O'Donnell, đồng hương với nhà cầm quân này.Trong khi đó, sau thông điệp của ông Tunku Ismail Idris, giới chức bóng đá Malaysia đang nghiêng về khả năng ủng hộ đội tuyển nước này cần bổ sung gấp các cầu thủ ngoại nhập tịch để nâng cao khả năng thi đấu và giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027. Do việc đào tạo cầu thủ trẻ đến nay được xem là thất bại, vì có rất ít cầu thủ được bổ sung lên đội tuyển đạt chất lượng như mong muốn."Việc nhập tịch cầu thủ sẽ không xung đột với lợi ích đào tạo cầu thủ trẻ của bóng đá Malaysia. Đào tạo cầu thủ trẻ là trách nhiệm của các CLB, không phải của FAM. Những gì FAM và MFL (Malaysia Super League) cần làm để bóng đá trẻ Malaysia phát triển hơn, đó là tạo ra các giải đấu cạnh tranh. Các CLB cần có nền tảng phù hợp để đào tạo cầu thủ trẻ. Việc chúng ta chưa làm được, chỉ nên tự trách mình, không thể đổ hết lỗi cho FAM", ông Tunku Ismail Idris nhấn mạnh khi trả lời một người dùng mạng xã hội X cho rằng, FAM đã chi hàng triệu USD đào tạo cầu thủ trẻ nhưng thất bại.Trả lời phỏng vấn trên tờ New Straits Times ngày 12.1, cầu thủ Safawi Rasid của đội tuyển Malaysia, đang khoác áo đội Terengganu FC, cho biết: "Nếu đội tuyển tiếp tục bổ sung thêm cầu thủ ngoại nhập tịch hoặc cầu thủ có gốc gác, hoàn toàn không gây xung đột. Tôi tin, các cầu thủ trẻ và trong nước, sẽ xem đây là sự cạnh tranh lành mạnh. Bạn bắt buộc phải luôn tiến bộ, chứng minh mọi khả năng của mình. HLV mới là người quyết định sẽ chọn ai vào đội tuyển".Sự kiện đội tuyển Malaysia quay lại chiến lược nhập tịch cầu thủ ngoại là vì thành tích quá yếu kém tại AFF Cup 2024 vừa qua. Trước đó, chiến lược này bị chỉ trích dữ dội khi "Những chú hổ Mã Lai" dù giành quyền dự Asian Cup 2023 nhưng sớm bị loại ở vòng bảng.Tại vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia nằm cùng bảng F với đội tuyển Việt Nam, còn có 2 đội Nepal và Lào. Chỉ có đội đầu bảng mới giành vé vào vòng chung kết. Do đó, bảng này đội Malaysia gần như sẽ quyết đấu với đội Việt Nam, do đội Nepal và Lào được xem rất yếu khó lòng cạnh tranh. Nếu kịp nhập tịch các cầu thủ ngoại, trong đó có một số cầu thủ thi đấu lâu năm cho CLB Johor Darul Ta'zim do ông Tunku Ismail Idris làm chủ, chắc chắn đội tuyển Malaysia sẽ rất khác trong tháng 3 tới đây khi vòng loại khởi tranh.