Tuyển sinh lớp 10: Lưu ý quan trọng trước khi hết hạn đăng ký nguyện vọng
Những ngày giáp Tết, bầu không khí thêm phần náo nhiệt với những âm thanh sống động. Tiếng nhạc xuân rộn rã len lỏi qua từng con phố, tiếng rao hàng, tiếng người mua kẻ bán rôm rả trong phiên chợ Tết, tiếng xe cộ inh ỏi, tiếng cười đùa của con trẻ hòa cùng tiếng quân cờ gõ nhịp của bậc cao niên… Tất cả tạo nên một "bản giao hưởng" ngày Tết quen thuộc, trở thành mảng ký ức riêng trong lòng mỗi người.Hòa cùng nhịp sống những ngày cuối năm còn là tiếng tí tách của bếp lửa nấu bánh chưng, tiếng lách cách gói ghém từng món đồ Tết, tiếng ba mẹ dặn dò các con trở về nhà, tiếng "ting ting" báo hiệu các khoản lương, thưởng nồng hậu. Những thanh âm chân thực ấy đã được Viettel Money khéo léo tái hiện trong TVC "Thanh Âm Ngày Tết", mang đến cho người xem cảm giác gần gũi, ấm áp. Khai thác chất liệu đời thường, TVC Tết của Viettel Money ghi lại những khoảnh khắc sum vầy ngày cuối năm, mà ở đó người xem dễ dàng bắt gặp hình ảnh của chính gia đình mình: đó là nụ cười rạng rỡ của ông bà, ánh mắt háo hức của trẻ nhỏ, hình ảnh cha mẹ chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà lì xì con cháu, hay những đứa trẻ cùng nhau đùa nghịch. Chính những âm thanh đời thường, mộc mạc ấy đã tạo nên nét đặc trưng của Tết trong ký ức mỗi người, lưu giữ những kỷ niệm ấm áp khi cả nhà cùng đón xuân mới.Với nhịp điệu rộn ràng, góc máy ấn tượng, TVC khéo léo nhắc nhớ về tầm quan trọng của hai chữ "đoàn viên". Dù cuộc sống hiện đại có xô bồ bận rộn, khiến ta đôi lúc thờ ơ với những điều thân quen, nhưng chính nhờ thanh âm ngày Tết, cảm xúc đoàn viên như vỡ òa. Những âm thanh ấy thôi thúc mỗi người tạm gác âu lo, nhanh chóng trở về bên gia đình, cùng gửi trao niềm tin và hy vọng về một năm mới an lành, thịnh vượng.Nếu như trước đây, Tết chỉ xoay quanh hương trầm thoang thoảng, tiếng nói cười rộn ràng, thì ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, Tết đã khoác lên mình diện mạo mới. Người trẻ lẫn bậc trung niên đều đã quen với những tiện ích hiện đại, từ thanh toán thiết yếu, đặt vé xe, cho đến việc chuyển tiền cho con cháu qua điện thoại. Giữa những thanh âm truyền thống, tiếng "ting ting" báo giao dịch thành công trên các ứng dụng tài chính số dần trở nên quen thuộc, gần gũi hơn với mỗi người, khơi dậy niềm tin về một tương lai hiện đại hơn, sung túc hơn cho mọi nhà.Ngay từ những ngày đầu, Viettel Money đã là đơn vị tiên phong, đồng hành cùng Chính phủ trên hành trình phổ cập thanh toán không tiền mặt. Chỉ sau 2 năm triển khai, Viettel Money với Mobile Money, đã thành công đưa thanh toán số đến gần hơn với người dân khắp mọi miền đất nước. Các giao dịch tài chính số trên Viettel Money đã được lan tỏa từ thành thị đến nông thôn, cả những vùng miền núi, hải đảo xa xôi, giúp người dân tiếp cận phương thức thanh toán hiện đại chỉ với một chiếc điện thoại, nâng cao chất lượng cuộc sống và mở ra không ít cơ hội phát triển. Những năm gần đây, Viettel Money tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, với việc đẩy mạnh phổ cập tài chính số với các dịch vụ như đầu tư, tích lũy, tiết kiệm, bảo hiểm…, đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng.Khởi động năm 2025 với chiến dịch Thần tài chính với điểm nhấn là TVC "Thanh âm ngày Tết", Viettel Money gửi gắm thông điệp tôn vinh giá trị tình thân và sự đoàn viên trong ngày xuân, đồng thời mở ra niềm hy vọng về một tương lai thịnh vượng hơn, sôi động hơn cho mọi thế hệ người Việt. Cùng với đó, chiến dịch còn có các chương trình khuyến mãi Combo Tiền Tỵ với tổng giá trị ưu đãi lên đến hàng tỷ đồng. Các Combo Tiền Tỵ bao gồm Tỵ Phát Tài (hỗ trợ tích lũy tài sản), Tỵ Sum Vầy (kết nối gia đình qua dịch vụ di chuyển, du lịch), Tỵ "No" Lo (hỗ trợ tài chính linh hoạt) và Tỵ Rộn Ràng (ưu đãi viễn thông, dịch vụ tích hợp) đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của người dân dịp Tết này.Không chỉ dừng lại ở các chương trình ưu đãi, Viettel Money còn mang tài lộc và thịnh vượng tới mọi nhà với thử thách "Truy tìm Thần Tài Chính", kết hợp cùng KOL/KOC (người nổi tiếng) sản xuất nội dung sáng tạo, giới thiệu các dịch vụ tài chính trên Viettel Money. Người tham gia chỉ cần nhấn vào link dịch vụ được chia sẻ để có cơ hội nhận phần quà hấp dẫn, đồng thời khám phá các giải pháp tài chính tiện lợi cho năm mới. Bên cạnh đó, hành trình thiện nguyện "Chuyến share hy vọng" đến những vùng sâu vùng xa, Viettel Money mang những phần quà có giá trị, chung tay thắp lên hy vọng về cuộc sống mới, no ấm và đủ đầy hơn về mặt tài chính cho tất cả mọi người. Không chỉ tiên phong trong chuyển đổi số, Viettel Money còn nỗ lực đóng góp cho cộng đồng, lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc.Hãy cùng Viettel Money hòa mình vào "Thanh âm ngày Tết" và tận hưởng một mùa Tết đoàn viên ấm cúng, đủ đầy và ngập tràn yêu thương, tiếp thêm động lực cho hành trình mới thêm sung túc và thịnh vượng.
Nhận định Chelsea vs Arsenal (2 giờ 15 ngày 13.5): ‘The Blues’ chưa nghĩ đến trận chung kết Cúp FA
CNN đưa tin giá vàng chạm mốc lịch sử 3.005 USD/ounce trong ngày 14.3 dù sau đó giảm lại xuống dưới 3.000 USD/ounce.Việc giá vàng tăng mạnh là một trong nhiều tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư lo ngại về viễn cảnh kinh tế Mỹ, theo cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers. Theo vị bộ trưởng, việc giá vàng tăng là tín hiệu của sự không chắc chắn. "Đó là điều người ta làm khi họ không tự tin vào người đang quản lý đất nước", ông Summers nói.Hôm 12.3, Mỹ bắt đầu thu thuế 25% đối với toàn bộ nhôm và thép nhập khẩu, dẫn đến đòn đáp trả nhanh chóng từ Canada và Liên minh châu Âu (EU).Ngày 13.3, ông Trump còn đe dọa đánh thuế 200% lên đồ uống có cồn từ EU trừ khi liên minh này rút lại thuế suất 50% áp lên rượu Mỹ một ngày trước.Chính sách thương mại của Nhà Trắng đã dẫn đến sự không chắc chắn làm tê liệt các doanh nghiệp vì không biết có nên đầu tư vào thời điểm này. Những yếu tố đó làm gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.Bên cạnh đó, cuộc xung đột tại Ukraine cũng là một yếu tố khiến giá vàng lập đỉnh. Hôm 13.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuy nói ủng hộ việc ngừng bắn nhưng đặt ra nhiều câu hỏi về đề xuất của Mỹ, đồng thời đưa ra những điều kiện khó có thể được Ukraine chấp nhận.Động thái của Nga có thể bị coi là sự phản đối, làm dấy lên lại sự bất ổn địa chính trị. Viễn cảnh một cuộc xung đột kéo dài củng cố giá vàng trong dài hạn.Nhà đầu tư cấp cao Trevor Greetham tại hãng quản lý đầu tư Royal London Asset Management (Anh) cho biết giá vàng hiện tại cao hơn 60% so với khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine năm 2022. Trong năm nay, vàng đã tăng giá gần 14%, một phần do lo ngại từ tác động của cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và các nước, vốn dẫn đến cuộc bán tháo cổ phiếu gần đây trên thị trường chứng khoán, theo Reuters."Các ngân hàng trung ương, gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đã bổ sung kho dự trữ vàng của họ thay vì chấp nhận rủi ro bị tịch thu nguồn dự trữ nước ngoài như đã xảy ra với Nga", ông Greetham nói.
Anh Bùi Quang Huy: 'Chủ đề Tháng Thanh niên nhằm tạo ra những giá trị mới'
Là một trong những nhóm xe đang rất hút khách, thế nhưng trong tháng đầu năm 2025, phân khúc crossover cỡ trung tại Việt Nam cũng không thể giữ được đà tăng trưởng doanh số như những tháng trước đó, khi hầu hết mẫu mã đều ghi nhận lượng xe bán ra sụt giảm khá mạnh.Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam), khép lại tháng 1.2025, nhóm xe crossover cỡ trung chỉ bán ra tổng cộng 3.403 xe. Doanh số này giảm hơn 1.600 xe, tương đương khoảng 32% so với tháng liền trước. Đáng chú ý, ngoại trừ Ford Territory, tất cả mẫu mã còn lại (được công bố số liệu bán hàng) đều ghi nhận mức tăng trưởng âm. Ngay cả mẫu xe vốn rất được ưa chuộng và ổn định như Mazda CX-5. Số liệu cho thấy, mẫu xe Nhật khép lại tháng 1.2025 chỉ bán ra 1.000 xe, giảm 125 xe, tương đương khoảng 11% so với tháng cuối năm ngoái. Mặc dù vậy, kết quả này không ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng của CX-5 trên bảng xếp hạng doanh số tháng ở phân khúc; khi mẫu xe do THACO AUTO phân phối vẫn giữ vị thế đứng đầu, thậm chí tiếp tục bỏ xa đối thủ bám đuổi Ford Territory.Mẫu crossover thương hiệu Mỹ khép lại tháng đầu năm với 700 xe đến tay khách hàng, tăng 11% so với tháng 12.2024 đồng thời là mẫu xe duy nhất phân khúc ghi nhận doanh số tăng trưởng trong tháng. Tuy nhiên, thành tích này vẫn chưa đủ giúp Territory vượt mặt Mazda CX-5 trên bảng xếp hạng, bởi khoảng cách trước đó giữa hai mẫu xe dẫn đầu nhóm SUV/ Crossover cỡ trung vẫn quá xa.Ở nhóm còn lại, bộ đôi xe của Hyundai gây chú ý nhất khi đồng loạt chứng lượng xe bán ra lao dốc. Theo đó, Tucson kết thúc tháng 1 chỉ bán ra 476 xe, giảm đến hơn một nửa so với thời điểm cuối năm 2024. Kết quả này khiến mẫu xe Hàn Quốc bỏ lỡ cơ hội vươn lên dẫn đầu phân khúc, trong bối cảnh đối thủ Mazda CX-5 vừa bất ngờ "xảy chân".Trong khi đó, "đàn anh" Hyundai Santa Fe thậm chí còn "thê thảm" hơn. Trong tháng mở màn năm 2025, mẫu xe này chỉ bán ra 155 xe, giảm đến gần 700 xe, tương đương khoảng 81%. Doanh số này khiến Santa Fe bị đẩy xuống vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng doanh số tháng, xếp dưới cả Mazda CX-8 (bán ra 205 xe).Các mẫu xe khác ở phân khúc crossover cỡ trung gồm Honda CR-V, Kia Sportage, Kia Sorento, Mitsubishi Outlander hay bộ đôi Peugeot 5008/3008 trong tháng 1.2025 cũng ghi nhận doanh số giảm nhẹ từ vài xe đến vài chục xe so với tháng 12.2024. CR-V vẫn xếp thứ 4, sau lần lượt Mazda CX-5, Ford Territory và Hyundai Tucson. Trong khi thứ hạng ở nhóm còn lại không có nhiều xáo trộn.Thực tế, việc hàng loạt mẫu crossover cỡ trung tại Việt Nam ghi nhận doanh số sụt giảm trong tháng mở màn năm 2025 cũng không phải kết quả quá bất ngờ. Bởi tháng 1.2025 là thời điểm cận sát Tết nguyên đán âm lịch, giai đoạn nhiều người Việt đã hoàn tất việc mua sắm cuối năm. Chính vì vậy, nhu cầu sở hữu ô tô thường sụt giảm rất mạnh, qua đó kéo theo lượng xe bán ra của hầu hết mẫu mã, phân khúc.Các chuyên gia trong ngành ô tô tại Việt Nam dự báo, trong năm nay, crossover cỡ trung vẫn sẽ là một trong những phân khúc xe được người dùng ô tô trong nước ưa chuộng nhất. Bên cạnh tính đa dụng, đáp ứng cùng lúc nhiều nhu cầu, giá bán của nhóm xe này cũng khá hợp lý và "vừa túi tiền" với số đông, đặc biệt nhóm khách mua xe phục vụ gia đình.
Tại tứ kết diễn ra đêm 15.3, đội Việt Nam có thành tích toàn thắng trước đội Mexico. Trần Quyết Chiến đánh bại Javier Vera với điểm số 40-28 (sau 23 lượt cơ), còn Bao Phương Vinh thắng cách biệt 40-14 trước Christian Hernandez (sau 16 lượt cơ). Với 2 trận thắng, đội Việt Nam giành vé vào chơi vòng bán kết giải vô địch billiards carom 3 băng đồng đội thế giới 2025.Đến bán kết, đội Việt Nam gặp lại đối thủ đã từng đụng độ ở vòng bảng, đó là đội Bỉ. Trần Quyết Chiến sẽ so tài cùng Peter Ceulemans, trong khi Bao Phương Vinh chạm trán Roland Forthomme. Cả hai trận đấu này đều diễn ra vào lúc 17 giờ chiều nay (16.3, theo giờ Việt Nam).Trên lý thuyết, hai cơ thủ của Việt Nam được đánh giá cao hơn. Nhưng khi các tay cơ Bỉ đều là những cái tên có đẳng cấp, bất ngờ rất dễ xảy ra. Điều này đã được chứng minh qua trận đấu ở vòng bảng. Cơ thủ số 1 Việt Nam và hạng 4 thế giới Trần Quyết Chiến đã nhận thất bại 34-40 trước Peter Ceulemans (hạng 17 thế giới).Đến vòng knock-out, người hâm mộ billiards carom 3 băng Việt Nam đặt kỳ vọng sẽ có thể "đòi nợ" thành công trước cơ thủ người Bỉ. Trong khi đó, Bao Phương Vinh dù đã đánh bại được Roland Forthomme ở vòng bảng (với điểm số 40-31), nhưng cũng chưa thể nói trước kết quả trong lần tái đấu.Nếu vượt qua được vòng bán kết, Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh sẽ tiến rất gần đến cơ hội bảo vệ chức vô địch giải đồng đội thế giới. Trận chung kết sẽ diễn ra trong đêm nay 16.3.Từ vòng tứ kết trở đi sẽ đấu loại trực tiếp. Hai cơ thủ cùng đội vẫn sẽ thi đấu trên hai bàn khác nhau. Nhưng trong trường hợp đội có kết quả 1 người thắng, 1 người thua thì sẽ bước vào đánh loạt luân lưu quyết định. Ở loạt đánh luân lưu, cả 4 cơ thủ sẽ cùng nhau thi đấu trên 1 bàn, đánh theo thể thức song tô (thay phiên nhau thực hiện lượt cơ). Đây là thể thức tạo nên sự hấp dẫn của giải vô địch billiards carom 3 băng đồng đội thế giới.
Xuất tinh ngược ảnh hưởng đến việc sinh con không?
Chị nhớ có lần đến TP.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), con chị thấy một bé trai người dân tộc luôn theo phụ giúp mẹ ở farmstay (du lịch theo hình thức lưu trú tại trang trại). Vậy là về nhà, cháu cũng bắt chước những tính tốt từ cậu bạn đó, quan tâm mẹ hơn, học nấu ăn cơ bản, giặt quần áo... Thấy con thay đổi theo chiều hướng tốt, chị Liễu yên tâm và cho rằng quyết định của mình là đúng đắn khi cho bé đi chơi sớm để được trải nghiệm.

Vì sao 'thành phố bọt biển' Trung Quốc bị mưa lũ khuất phục?
Bay dù lượn ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển kể: Thời ông học Trường Chasseloup Laubat (nay là Trường THPT Lê Quý Đôn) từ năm 1919 - 1923, đường chạy từ Kho Đạn chỉ đụng tới đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng Tám) là dứt: "Bên kia đường Lê Văn Duyệt vẫn chưa có đường, còn là bãi tha ma rộng lớn, gồm vườn tược, mồ mả và nhà lá lúp xúp, đúng đó là ranh giới của đồng Tập trận, Pháp dịch là Plaine des Tombeux" (Sài Gòn tạp pín lù).Trong bản đồ Sài Gòn năm 1952, đường bắt đầu từ rạch Thị Nghè (Arroyo de l'Avalanche), bây giờ có đường Hoàng Sa chạy dọc theo. Đoạn từ Cách Mạng Tháng Tám hiện nay chạy đến đường Cao Thắng đã có nhưng gọi là đường Richaud mở rộng (Rue Richaud prolong gée). Lúc đó chưa có đoạn từ Cao Thắng đến đường Lý Thái Tổ (đang là đại lộ Hui Bon Hoa) sau này.Từ ngày 22.3.1955, đường mang tên Phan Đình Phùng. Đến ngày 14.8.1975, đổi thành đường Nguyễn Đình Chiểu.Đến khoảng thập niên 1990, tên Hẻm Kho Đạn ở đầu đường vẫn còn được dùng. Không rõ chính xác vị trí kho đạn - ắt là của người Pháp - nằm chỗ nào ở đầu đường, giáp với rạch Thị Nghè?Đi từ đầu đường, dễ nhận ra hẻm Cây Điệp bên phải, có từ thời Pháp thuộc. Hẻm thông từ đường này sang đường Tự Đức (nay là Nguyễn Văn Thủ), nay đã được gọi chính thức là đường Cây Điệp.Cuối thời Pháp thuộc, tháng 1.1951, có sự kiện chấn động dân chúng trên đường. Buổi trưa hôm đó, ký giả nổi tiếng người Pháp De Lachevrotiere (còn là chủ đồn điền cao su; chủ các báo L'Impartial, La Dépêche và L'union française; chủ và giám đốc các khách sạn Majestic, Grand) ngồi trên xe hơi bỏ mui có tài xế lái, chạy trên đường này. Một chiếc xe jeep mang biển số vàng ngoại giao đoàn trờ tới, từ trên xe ném hai trái tạc đạn vào xe của ông. Ông cầm một tạc đạn định ném lại nhưng nó phát nổ. Ông chết trong xe, người tài xế bị thương nặng nhưng thoát chết.Từ năm 1954, chấm dứt chế độ thuộc địa, đời sống phát triển, báo chí đua nhau ra đời. Trong số đó, có tờ bán nguyệt san Bách Khoa là tờ báo sống lâu nhất miền Nam, từ 1957 - 1975 là 18 năm. Bài vở trong báo có chất lượng cao và đứng đắn, tập hợp được nhiều cây bút với các xu hướng chính trị khác nhau. Ban đầu, địa chỉ của tòa soạn Bách Khoa trên đường Bà Huyện Thanh Quan, sau chuyển về đường Trần Hưng Đạo và từ tháng 9.1958, tòa soạn chính thức về 160 Phan Đình Phùng - Sài Gòn, là địa chỉ lâu dài nhất của tờ này. Nhà văn Võ Phiến mô tả không khí làm việc ở đây: "...Những buổi họp hàng tuần, vào buổi tối, tại tòa soạn 160 Phan Đình Phùng, thường thường chỉ để chuyện trò, trao đổi ý kiến về những số báo vừa ra và sắp tới. Ngoài ra, trong các nhóm khác anh chị em gặp nhau ở tòa soạn, ở quán cà phê, ở những chỗ cùng nhau vui chơi giải trí, chuyện văn chương nghệ thuật lẫn lộn với chuyện tiêu khiển, thỉnh thoảng mới có những cuộc hội họp chính thức để bàn việc... Tòa soạn Bách Khoa là chỗ trao đổi tài liệu: một vị giáo sư già có nhiều quen biết với Trung tâm Văn hóa Pháp và mua lại đều đều nhiều thứ sách báo Pháp với giá rẻ, một vị giáo sư Văn khoa trẻ tuổi và cũng là một trong số khảo luận gia viết nhiều nhất bấy giờ thường tìm cách mua được nhiều sách báo xuất bản ở Hà Nội, các vị ấy sẵn lòng cho Bách Khoa mượn; riêng tòa soạn cố nhiên cũng sắm được nhiều sách báo. Tôi đã nhờ vả nhiều vào cái vốn tài liệu chung của nhóm để bồi dưỡng sự hiểu biết của mình".Con đường do có vị trí sát trung tâm thành phố, là đường một chiều không quá đông xe cộ nên thu hút giới văn nghệ sĩ. Nhà đôi vợ chồng nhạc sĩ - ca sĩ Dương Thiệu Tước - Minh Trang nằm gần chợ Vườn Chuối. Họ được nhà văn Tạ Tỵ nhận xét trong hồi ký: "Đời sống của hai người có vẻ hạnh phúc". Nhà nhiếp ảnh chuyên chụp ảnh nghệ sĩ Đinh Tiến Mậu ở số nhà 277, khu Bàn Cờ đối diện với cây xăng. Từ năm 2004, ông đóng cửa tiệm chụp ảnh, cho thuê phòng sát mặt phố để làm tiệm bán mannequin. Đến thăm ông, tôi đi vào con hẻm kế bên, vào nhà bằng cửa hông chỉ đủ dắt chiếc xe gắn máy nhỏ. Ông tiếp khách bên cái bàn tròn kê sát vách trong bếp, hoặc đưa lên lầu hai cho xem bộ ảnh chụp các nghệ sĩ. Nhà văn viết truyện trinh thám Phạm Cao Củng ở số 351A. Ông Hoàng Minh Tuynh, tác giả viết sách và đồng sáng lập tờ Bách Khoa (cùng ông Lưu Văn Lang) ở số nhà 254B.Cà phê Gió Bắc ở đường Phan Đình Phùng là quán cà phê của người Bắc di cư. Theo nhà văn Trần Tuấn Kiệt, đây là nơi các văn nghệ sĩ đến để thưởng thức từng giọt cà phê có hương vị ngọt ngào thơm ngát và cũng để "trầm tâm hồn trong sóng tóc mỹ nhân" là cô chủ quán đẹp với nhan sắc "trầm ngư lạc nhạn" hơn cả gái liêu trai. Nhưng cô lạnh lùng và lặng thinh với hầu hết văn nhân thi sĩ đến đó. Sau quán dời nơi khác.Ca sĩ hát nhạc trẻ Paolo, sau này tái xuất với ca sĩ Thanh Lan hát rất hay liên khúc nhạc Pháp trong ban nhạc Asia, thời trẻ sống gần khu vực tiệm áo cưới gần cuối đường. Theo ngài "Hippy Chúa" tức nhạc sĩ Trường Kỳ trong hồi ký Một thời nhạc trẻ, Paolo Tuấn tên thật là Doãn. "Dạo ấy, Doãn ở căn nhà trong hẻm đường Phan Đình Phùng, gần ngã ba Lý Thái Tổ. Trong suốt những tháng hè năm 61, gần như sáng nào Doãn cũng cưỡi chiếc xe mobylette màu vàng lại nhà tôi chơi. Mới buổi sáng khi còn mắt nhắm mắt mở, chưa chui ra khỏi màn đã nghe tiếng xe mobylette ngừng trước cửa với tiếng huýt sáo làm hiệu, cũng là lúc tiếng ông nội tôi cất lên: "Kìa, thằng Twist nó lại rồi kìa!". Hỗn danh "Thằng Twist" do ông nội của Trường Kỳ đặt cho Paolo, vì "cứ đứng đâu là hai chân hắn nhún nhẩy ở đó trong khi vừa búng ngón tay vừa nghêu ngao hát một cách say sưa, bất kể trời trăng!".Trên đường này có một tụ điểm mà giới văn nghệ "buộc phải lui tới". Dễ hình dung, đó là Đài phát thanh Sài Gòn, nay là Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM. Ngoài các nghệ sĩ đến trình diễn trên sóng phát thanh còn có các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, học giả hay chính khách được mời đến nói chuyện, được phỏng vấn. Đối diện với đài là tiệm Phở 44, khai trương năm 1956, gắn bó với nhân viên của đài hay các văn nghệ sĩ đến cộng tác. Người đi đường có cơ may nhìn thấy Đinh Hùng hay Hồ Điệp trong chương trình ngâm thơ Tao Đàn, ca sĩ Duy Trác hay nhạc sĩ Vũ Thành An, ca sĩ Chế Linh hay Duy Khánh, Trúc Mai hay Hoàng Oanh. Một bài viết rất tiếc không rõ tác giả ghi lại: "Gặp buổi đẹp trời, bạn có thể bất chợt thấy cùng lúc xuất hiện trên lối ra vào đài năm bảy nữ danh ca của làng tân nhạc hay kịch nghệ cải lương với tiếng nói như chim, nét cười như hoa, dáng dấp kiều diễm trong kiểu áo thời trang lộng lẫy, làm sáng rực cả khung trời trước cổng đài... Bạn sẽ ngất ngây trong giây phút để rồi thấy ngày hôm đó đẹp hơn mọi ngày. Tôi còn nhớ có lần xe lưu thông trước cổng đài chợt ngưng trệ, ngó ra thì thấy Thái Thanh, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Thẩm Thúy Hằng, Bích Thuận, Bích Sơn, Túy Hồng đang phơi phới trên lối vào đài... Người Sài Gòn vốn được tiếng ái mộ và trân quý các nghệ sĩ".Quanh khu Bàn Cờ những năm 1960 có một tiệm hớt tóc ở số 405B đường Phan Đình Phùng, đoạn giữa chợ Vườn Chuối và đường Cao Thắng. Tiệm có tên là Đời Mới, bảng hiệu vẽ ba đầu tóc đàn ông chải bồng kiểu tăng-gô. Giống như một số tiệm hớt tóc thời đó, Đời Mới còn là tụ điểm chơi đờn ca tài tử. Những người thường ghé chơi là các thầy dạy bên Trường Quốc gia Âm nhạc và các nghệ sĩ như Duy Lân, Mười Phú, Mười Hoa (nhạc phụ nghệ sĩ Viễn Sơn), Văn Giỏi, Minh Hữu nhạc sĩ đờn kìm, Tư Tuất (nghệ sĩ đờn cò gánh Hương Mùa Thu, thân phụ các nghệ sĩ Hoài Dung, Hoài Mỹ)...Sau năm 1975, có một sạp báo trên đường này mà nhà báo Phạm Chu Sa nhắc đến trong bài viết: "Nhà phê bình văn học Cao Huy Khanh (tức Cao Huy Vĩnh) sau 1975 cũng chuyển sang viết… bình luận bóng đá! Vĩnh có một sạp báo ở vỉa hè ngã tư Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Đình Chiểu, khi có giải bóng đá nào hấp dẫn như Euro hay World Cup, mỗi ngày "ông chủ quầy" Cao Huy Vĩnh viết giới thiệu các trận đấu sắp tới trên mấy tấm pa-nô như quảng cáo cho các báo thể thao - chuyên bóng đá. Một công hai việc, Vĩnh vừa bán báo vừa viết báo". Tôi nhớ có vài lần mua báo chỗ sạp này, có thể khoảng giữa năm 1980, chỉ nhận thấy ông chủ sạp trầm lặng cao gầy, giống như một thầy giáo hơn là người buôn bán.Là sân vận động Phan Đình Phùng, số nhà 75. Sau năm 1975, tên đường đổi thành Nguyễn Đình Chiểu, còn sân vận động trở thành nhà thi đấu vẫn mang tên Phan Đình Phùng. Nhà thi đấu này xây lại ôm cả vườn hoa Vạn Xuân trước 1975, trở thành nhà thi đấu thể thao lớn và hiện đại nhưng thành phố mất đi một vườn hoa xanh mát. Đến nay, nơi này là bãi đất đầy cỏ mọc đợi xây lại.Là khách sạn Liberty số 49 ngay góc ngã tư giáp đường Hai Bà Trưng, sau năm 1975 đổi thành khách sạn Quê Hương. Là Thư viện Trung tâm văn hóa Đức, số 120.Các trường học trước đây có: Trường cao đẳng (sau lên đại học) Kiến trúc số 61 bis, Tiểu học Lê Văn Duyệt số 91 (thành lập năm 1911), Trung học tư thục Lê Quý Đôn số 216, Trường dạy tiếng Anh London School số 223/5A, Trường chuyên nghiệp Trưng Vương số 417, Tiểu học Phan Đình Phùng số 491/7, Tiểu học Bàn Cờ số 522, Trường Rạng Đông (Ecole Aurore) số 576.Dinh thự lớn chiếm góc đường giáp với đường Trần Quốc Thảo là Tòa Tổng giám mục ở số 180 Nguyễn Đình Chiểu với ngôi nhà gỗ gọi là Dinh Tân Xá tạo ấn tượng bậc nhất trên đường này. Ban đầu, ngôi nhà được cất bên bờ kinh Thị Nghè để Giám mục Bá Ða Lộc (Cha Cả) ở sau khi cùng Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh từ Pháp trở về Gia Ðịnh năm 1789. Năm 1864 người Pháp xây Thảo Cầm Viên, cho dời nhà về đất của các thừa sai trên đường Alexandre de Rhodes. Ông Trương Vĩnh Ký, khi đề cập đến ngôi nhà gỗ này nằm trong khu đất mới, thường gọi nó là Dinh Tân Xá. Năm 1911, Tòa Tổng giám mục xây mới trên đường Richaud, vị trí hiện nay. Ðức cha Mossard cho dời ngôi nhà gỗ về đây để làm nhà nguyện. Ðến năm 1962, vách nhà bị mục nên được xây lại tường gạch bao quanh thay thế. Đến năm 1980, tiếp tục gia cố. Ðến năm 2011, thấy nhà đã xuống cấp quá nặng có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, Tòa Tổng giám mục cho cất mới lại toàn bộ, dựa theo cấu trúc cũ nguyên thủy.Số nhà 84/3 trên đường này là của kỹ sư Dương Kích Nhưỡng, quê ở Mỹ Tho, từng tốt nghiệp Đại học Grenoble ở Pháp năm 1954 chuyên ngành kỹ thuật thủy lực. Sau ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (miền Nam) rồi Giám đốc Công ty Kỹ nghệ giấy Việt Nam. Ông còn là Tổng trưởng Bộ Công chánh và Phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa.Tòa nhà 216 được thiết kế bởi kiến trúc sư Phạm Văn Thâng thuộc công ty kiến trúc nổi tiếng Hoa - Thâng - Nhạc từng là văn phòng của lãnh sự Pháp vào những năm 1960. Tòa nhà tiêu biểu cho "thiết kế hiện đại trừu tượng". Chung cư số 218 được xem là "mang đến nét độc đáo cho kiến trúc hiện đại Việt Nam" (Mel Schenk, sách Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam).Tòa soạn Báo Thanh Niên hiện nay ở số 268 - 270 từng là tòa nhà xây từ thời Pháp thuộc, quét vôi vàng, bậc tam cấp đi lên phòng, vách tường dày và cửa sổ rộng thoáng. Sau năm 1975 là trụ sở chi nhánh phía nam của Nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Thanh Niên. Đến năm 2015, tòa soạn Báo Thanh Niên dọn về đây, sau khi đã xây dựng thành một tòa nhà cao tầng hiện đại.Trước tháng 12.1960, tiệm bánh mì Hòa Mã của nhà thơ Lê Minh Ngọc còn đặt ở số 511 trên đường này, sau mới dời về đường Cao Thắng gần đó.Số 636 là nhà của chính trị gia Phan Khắc Sửu, gốc Cần Thơ, năm 1924 từng du học ở Tunis (Tunisia) rồi sang Paris, Pháp, nơi ông đậu bằng kỹ sư canh nông. Sau này ông tham gia chính trị, từng làm quốc trưởng ở miền Nam giữa thập niên 1960.Ký ức về con đường này không thể không nhắc đến tiệm cho thuê sách Cảnh Hưng gần đoạn giáp đường Cao Thắng, có thể là tiệm cho thuê sách lớn nhất Sài Gòn. Tiệm có tới năm tầng lầu chứa sách. Chủ tiệm là ông Huỳnh Công Đáng, một người Việt gốc Hoa am hiểu về sách, thường mặc bộ pyjama ra tiếp khách. Đến năm 1971, số sách ông cho thuê đã lên tới 20 ngàn cuốn, có đủ các thể loại từ tiểu thuyết, học làm người, truyện dịch. Tất cả sách được đóng gáy, bìa bọc giấy dầu. Tiệm có năm cuốn mục lục dày cộm, kê theo số thứ tự cũ, mới và theo tên tác giả các loại sách có trong tiệm. Khách đến, nói tên sách là sau vài giây, ông Đáng có thể nói số thứ tự và khu vực tủ kệ có cuốn đó. Nhiều sinh viên đến đây tìm sách để tham khảo, nghiên cứu rất nể ông Đáng, gọi ông là từ điển sống. Theo một bài báo, đến năm 1971, ước tính tiệm Cảnh Hưng thu vào mỗi tháng khoảng 150 ngàn đồng, một số tiền lớn lúc đó. Đến năm 1975, trong chiến dịch thu gom văn hóa phẩm chế độ cũ, tiệm Cảnh Hưng nộp cho đội công tác sinh viên, học sinh Trường Trí Đức 36 ngàn cuốn sách các loại, một con số rất lớn (Theo báo Tiền Phong, số 24.6.1975).Quán xá trên đường quy tụ nhiều từ ngã tư giáp đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng Tám) đổ ra Lý Thái Tổ. Dân Sài Gòn có người còn nhớ quán Tây Hồ của cụ Thanh góc Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt, đối diện tòa đại sứ Miên. Quán không có bảng hiệu, nhỏ xíu nhưng đắt khách vì có món thịt dê trứ danh. Món thịt này chỉ được cụ Thanh bán vỏn vẹn ngày thứ năm trong vòng một tiếng đồng hồ từ 10 giờ đến 11 giờ sáng là hết. Thứ ba và thứ bảy cụ bán thịt chó và những ngày khác... nghỉ ngơi.Nhà hàng Sing Sing số 236 - 238 nằm ở góc đường giáp đường Đoàn Thị Điểm (Trương Định) bán thức ăn Việt và món Tây, trong đó có món cà ri gà ăn với cơm nị kiểu Ấn có tiếng. Còn tiệm cơm Nam Sơn góc đường giáp Nguyễn Thiện Thuật bán món Hoa kiểu Quảng Đông. Tiệm này giá vừa phải. Các món ngon tiêu biểu là sườn xào giấm, cá chưng hay cá lăn bột chiên, canh cải hay gà ác hầm thuốc bắc, mì xào hải sản...; nay là tiệm giò chả Nguyên Hương.Hiện nay có nhiều nhà hàng cao cấp trên đường này với các món ăn Hoa, Nhật, Hàn và Việt.***Đường Nguyễn Đình Chiểu tuy nhỏ nhưng lề đường rộng, là con đường sang trọng với nhiều nhà hàng cao cấp, nhiều biệt thự của các viên chức ngoại giao nước ngoài với cây xanh trong sân tỏa bóng mát ra ngoài. Những năm 1990, có người nhận ra trên đường có trồng cây cứt mọt, còn gọi là thàn mát đen, thân không cao lắm, có hoa tím nhạt dễ thương. Còn có cây gõ mật, lim sét, lọ nồi (còn gọi là cây đại phong tử), phượng vĩ, sung… Khác với đoạn trên sang trọng, đoạn đường từ Cách Mạng Tháng Tám ra đến Lý Thái Tổ đa số là nhà ống tận dụng mặt tiền để buôn bán, bày áo cưới, tiệm giày… với không khí đông vui. Con đường một chiều này lặng lẽ chứng kiến những thăng trầm của đời sống Sài Gòn với bao đổi thay, những xuất hiện và mất đi những tên tuổi, chủ nhân sở hữu, cây cối, quán ăn… Nó là một phần của Sài Gòn, ở phần hồn đẹp đẽ nhất.Đường Nguyễn Đình Chiểu song song với các đường Võ Thị Sáu (trước 1975 là đường Hiền Vương), Tú Xương, Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản), Ngô Thời Nhiệm, Võ Văn Tần (Trần Quý Cáp) và Nguyễn Thị Minh Khai (Hồng Thập Tự).Đi ngang các đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mai Thị Lựu (Phạm Đăng Hưng), Phan Kế Bính, Đinh Tiên Hoàng, Cây Điệp (hẻm Cây Điệp), Mạc Đĩnh Chi, Phùng Khắc Khoan, Hai Bà Trưng, Phạm Ngọc Thạch (Duy Tân), Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý), Lê Quý Đôn, Trần Quốc Thảo (Trương Minh Giảng), Nguyễn Gia Thiều, Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan, Cách Mạng Tháng Tám (Lê Văn Duyệt), Nguyễn Thượng Hiền, Vườn Chuối, Cao Thắng, Bàn Cờ, Nguyễn Thiện Thuật và Lý Thái Tổ.
Phục sức bàn ăn ngày Tết - thử đón xuân theo cách “chill” hơn nàng nhé!
4 công trình của VTN Architects vinh dự giành chiếu thắng là công trình "Best of best" của giải thưởng lần này là như Grand World Phú Quốc, Trung tâm Giáo dục Học viện Viettel, Nhà Bát Tràng và Viettel Offsite Studio trong các hạng mục nghỉ dưỡng, giáo dục, công trình xanh.
i9bet58
Chị C. nói gần đây thời tiết TP.HCM khá nóng nên đã chọn buổi chiều để chụp ảnh, có gió mát, nắng dịu sẽ thoải mái hơn. Ngoài ra, để chọn trang phục phù hợp với bối cảnh, chị C. gợi ý bạn có thể mặc áo dài trắng thướt tha, tạo dáng trên nền hoa hồng, sẽ rất nổi bật và đẹp hơn.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư