Tính năng bảo vệ pin trên điện thoại Samsung hoạt động ra sao?
Báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tính đến hiện tại TP.HCM có 556 trường tiểu học. Sĩ số bình quân là 36,1học sinh/lớp. Tất cả các trường đảm bảo nội dung và số tiết quy định khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo kế hoạch giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học. Tuy nhiên, số lớp học thực hiện dạy học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 84%. Còn số học sinh tiểu học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 81%.Các đơn vị có 100% học sinh đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày gồm: quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 10, quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.Có 10 trường thành lập mới năm học 2024-2025 là: Trường tiểu học - THCS PennSchool (quận 5); tiểu học Hùng Vương (quận Tân Bình); tiểu học Hoàng Văn Thụ, tiểu học Trần Cao Vân, tiểu học Huỳnh Thúc Kháng, tiểu học Nguyễn Công Trứ, tiểu học Đinh Công Tráng, quốc tế song ngữ Mỹ Việt (quận Bình Tân); tiểu học Lê Văn Phiên (huyện Hóc Môn); tiểu học -THCS Đồi Xanh (TP.Thủ Đức).Tính tới hết học kỳ 1 của năm học 2024-2025, đa số các trường trên địa bàn thành phố đảm bảo đủ số lượng giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên chủ yếu tập trung các môn tiếng Anh, tin học, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật do không có nguồn giáo viên dự tuyển. Đối với nhóm môn học này, các trường thiếu giáo viên thực hiện thỉnh giảng, ký hợp đồng lao động để đảm bảo đủ số lượng.Một số đơn vị vẫn còn giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tập trung ở nhóm giáo viên lớn tuổi, gần tới tuổi nghỉ hưu theo chế độ. Đa số giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo còn nhiều thời gian công tác đều đã được cử đi học nâng chuẩn.Thời gian qua, quận 1, TP.HCM thực hiện đề án sáp nhập Trường tiểu học Trần Quang Khải (quy mô 9 lớp năm học 2023-2024) vào Trường tiểu học Đuốc Sống, lấy tên là Trường tiểu học Đuốc Sống.Hiệu trưởng Trường tiểu học Đuốc Sống (sau khi sáp nhập) là bà Đỗ Ngọc Hạnh. Các phó hiệu trưởng là bà Trần Châu Thụy Dương và bà Đỗ An Chi.Tại quận Tân Bình, Trường tiểu học Bạch Đằng và Trường tiểu học Chi Lăng sáp nhập thành Trường tiểu học Chi Lăng. Hiệu trưởng Trường tiểu học Chi Lăng (sau sáp nhập đơn vị) là ông Nguyễn Minh Quân. Phó hiệu trưởng là bà Nguyễn Thị Hoài Thu.Để tiếp tục tăng thêm tỷ lệ học sinh tiểu học được học đủ 2 buổi/ngày, hoàn thành hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết thành phố đang xây dựng đề án 4.500 phòng học mới. Các phòng GD-ĐT tham mưu UBND quận/huyện đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường lớp, tham mưu các giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển hệ thống trường học ngoài công lập trong thời gian sắp tới.Sở GD-ĐT tiếp tục tham mưu UBND thành phố, trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về hỗ trợ giáo dục tiểu học TP.HCM để quan tâm, chăm lo đội ngũ giáo viên tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục.Tới hết học kỳ 1 năm học 2024-2025, ở những đơn vị chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, các địa phương đều đã triển khai linh hoạt những giải pháp. Như linh động trong việc xếp thời khóa biểu nhằm tận dụng tối đa công suất sử dụng các phòng học, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện chương trình nhà trường đúng quy định, hướng dẫn; tổ chức dạy học trực tuyến một số tiết ở một số lớp (quận Gò Vấp đã thực hiện). Hay tùy điều kiện thực tế, các trường bố trí cho học sinh học trái buổi hoặc học ngày thứ bảy để đảm bảo thực hiện các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh, tin học theo chuẩn quốc tế và các hoạt động giáo dục khác để phát triển toàn diện, theo nhu cầu của học sinh (đã triển khai ở quận 12).Chủ tịch Đắk Nông có thư kêu gọi người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ
Sáng 19.3, Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu "Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình" đã tổ chức trao giải cho các cá nhân tập thể tham gia cuộc thi và đón nhận quyết định Xác lập kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Cuộc thi với chủ đề "Tự hào, vững bước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" do Tỉnh ủy Thái Bình giao cho Tỉnh đoàn Thái Bình là đơn vị thường trực tổ chức, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.2030 - 3.2.2025). Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trên internet, chia thành 3 đợt, gồm 8 tuần thi. Nội dung thi bao gồm: tìm hiểu lịch sử mảnh đất, con người Thái Bình; các giá trị truyền thống, văn hóa của đất và người Thái Bình; tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ; những thành tựu của Thái Bình sau 135 năm xây dựng, phát triển và 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Sau 8 tuần thi, với gần 2,5 triệu lượt thi, cuộc thi hiện giữ kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Theo ban tổ chức, cuộc thi không chỉ thu hút cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh, mà còn lan tỏa đến người dân cả nước, kiều bào Việt Nam tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuộc thi thu hút trên 1.000 lượt người con Thái Bình, các du học sinh ở Úc, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan (Trung Quốc) tham gia.Cuộc thi đã xét, chọn 30 cá nhân đạt giải.
Tại sao nhiều người ao ước sở hữu hoa linh lan trong ngày cưới?
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.
Từ giữa tháng 12.2024, ứng dụng VNeID của Bộ Công an đã chính thức tích hợp thêm tính năng mua thuốc trực tuyến. Tính năng này được xây dựng để giúp người dân dễ dàng tiếp cận thuốc men một cách an toàn, thuận tiện và minh bạch hơn. Đây là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư và chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu, hai đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và y tế.Việc tích hợp tính năng này không chỉ giúp người dân mua thuốc nhanh chóng mà còn giảm thiểu tình trạng mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng nhờ cơ chế xác thực thông tin chặt chẽ. Đồng thời, hệ thống cũng giúp tăng cường khả năng quản lý dữ liệu về sức khỏe, từ đó hỗ trợ các bác sĩ và cơ quan y tế đưa ra những quyết định phù hợp hơn trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.Tính năng mua thuốc trực tuyến qua VNeID là bước tiến quan trọng trong quá trình số hóa y tế, mang lại lợi ích không chỉ cho người dân mà còn cho cả hệ thống y tế quốc gia.Với tiện ích mới, người dân có thể mua thuốc trực tiếp từ Nhà thuốc Long Châu mà không cần đến cửa hàng. Quy trình mua thuốc qua VNeID gồm các bước chi tiết như sau:Tính năng này mang lại nhiều lợi ích đáng kể, giúp người dân tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, theo dõi sức khỏe toàn diện và giảm tải cho hệ thống y tế. Đồng thời, việc số hóa hồ sơ y tế sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn nhờ dữ liệu đầy đủ và kịp thời.Việc triển khai tính năng mua thuốc trực tuyến qua VNeID đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực y tế. Với khả năng hỗ trợ quản lý sức khỏe toàn diện và nâng cao chất lượng dịch vụ, VNeID đang góp phần phục vụ cộng đồng một cách hiệu quả, đồng thời xây dựng nền tảng y tế hiện đại và tiện ích hơn cho người dân.
Kỳ 1: Bát nháo thị trường làm đẹp
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?