Bí kíp chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa người lớn tuổi mùa cuối năm
Trong trận thi đấu giữa Trường ĐH Đà Lạt và Trường ĐH Khánh Hòa tại vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên - giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO, đội Trường ĐH Đà Lạt đã giành chiến thắng với tỷ số 3-1.Với vai trò là đội trưởng, tiền vệ trung tâm Lê Đình Quốc của đội Trường ĐH Đà Lạt đã lập cú đúp bàn thắng ấn tượng. Ngoài niềm vui chiến thắng, Đình Quốc chia sẻ thêm về mong ước của mình, anh cho hay bản thân kỳ vọng sớm có người thương đi cổ vũ để tăng thêm động lực thi đấu.Chàng trai phố núi nuôi hy vọng sẽ có một tình yêu đẹp trên sân cỏ. Từng tham gia giải bóng đá Thanh Niên sinh viên, Đình Quốc cho hay, năm nay với đội hình các cầu thủ chủ yếu là tân binh nên chưa quen với mặt sân 11. Tuy vậy, tinh thần của cả đội cũng là nhân tố chính giúp cho đội Trường ĐH Đà Lạt có màn tranh tài hấp dẫn với đội Trường ĐH Khánh Hòa.Sao trẻ CLB Saigon Heat xuất ngoại thi đấu tại Thụy Điển
Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá.Đáng chú ý, những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 lên 5 - 6, đã giảm đến 56% nguy cơ bị khuyết tật nặng so với những người vẫn ăn ít cá nhất.Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ ăn cá làm được điều kỳ diệu này là nhờ các chất dinh dưỡng chống viêm và bảo vệ não trong cá. Điều này cho thấy chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát MS và các bệnh tương tự.Mặc dù axit béo omega-3, chủ yếu có trong cá béo, có thể góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nhưng taurine, một loại axit amin có nhiều trong cá và hải sản, cũng góp phần quan trọng vào tác dụng này.Các tác giả đã kết luận rằng kết quả đã nhấn mạnh vai trò tiềm tàng của chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ cá, như một chiến lược điều trị bổ sung cho bệnh MS, theo ScitechDaily.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận các phát hiện và khám phá các cơ chế sinh học.Bệnh đa xơ cứng (MS) là căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ bao phủ các sợi thần kinh. Từ đó làm gián đoạn sự giao tiếp giữa não và các bộ phận còn lại của cơ thể. Cuối cùng, căn bệnh này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các sợi thần kinh.Bệnh có thể gây tê liệt, yếu, khó hoặc không thể đi lại, mất thị lực và các triệu chứng khác. Một số người bệnh nặng có thể mất khả năng tự đi lại hoặc không thể di chuyển. Không có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau các cơn, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và kiểm soát các triệu chứng, theo phòng khám Mayo Clinic (Mỹ).
Học sinh giỏi được ưu tiên ra sao trong tuyển sinh ĐH?
Chiều 10.5, tại làng Đăk Hú, xã Đăk Dục (H.Ngọc Hồi, Kon Tum), Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND H.Ngọc Hồi và UBND xã Đăk Dục tổ chức bế giảng lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số.
Việc bổ sung thực phẩm giàu tryptophan, magiê, melatonin và carbohydrate phức tạp sẽ giúp cơ thể thư giãn và dễ ngủ hơn. Đồng thời, các thực phẩm có thể gây kích thích thần kinh và khó tiêu cũng cần hạn chế ăn gần giờ đi ngủ, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Để dễ chìm vào giấc ngủ, mọi người có thể ưu tiên ăn những món sau vào buổi tối:Tryptophan là một loại a xít amin giúp cơ thể sản xuất serotonin. Đây là chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng thư giãn và tạo ra melatonin, hoóc môn điều chỉnh giấc ngủ. Một số thực phẩm giàu tryptophan nên ăn vào bữa tối là thịt gà, sữa và các món làm từ sữa. Đặc biệt, chuối không chỉ giàu tryptophan mà còn chứa magiê và kali, giúp thư giãn cơ bắp.Magiê có vai trò quan trọng trong điều hòa hệ thần kinh. Thiếu magiê có thể dẫn đến mất ngủ và căng thẳng. Những thực phẩm giàu magiê mà mọi người nên ăn vào bữa tối gồm hạnh nhân, óc chó, hạt chia, các loại rau xanh lá đậm như rau bina, cải xoăn, cá hồi, cá thu.Tinh bột giúp tăng cường sản xuất serotonin, giúp cơ thể thư giãn và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, mọi người nên ưu tiên ăn tinh bột phức tạp thay vì tinh bột trắng để tránh tăng đường huyết đột ngột.Các loại tinh bột phức tạp tốt cho sức khỏe là yến mạch, khoai lang, gạo lứt. Trong đó, gạo lứt chứa nhiều vitamin B giúp hỗ trợ cơ thể tạo serotonin và điều hòa giấc ngủ.Một số loại trà thảo mộc có tác dụng an thần tự nhiên và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Cụ thể, trà hoa cúc chứa apigenin, một chất chống oxy hóa giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, mọi người cần tránh một số loại thực phẩm gần giờ ngủ. Đó là các món chứa caffeine như cà phê, trà xanh, sô cô la. Những món cay, nhiều dầu mỡ cũng cần tránh vì dễ gây khó tiêu, dẫn đến trào ngược dạ dày và ảnh hưởng đến giấc ngủ, theo Medical News Today.
Mượn phở... luận sơn mài
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân nên chủ động phòng ngừa cúm mùa bằng cách tiêm vắc xin do thời điểm hiện nay rất thuận lợi để các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đặc biệt là cúm mùa, có nguy cơ bùng phát mạnh.Theo ghi nhận từ Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu, đầu năm 2025, số lượt khách hàng đến tiêm chủng tăng 5% so với cuối năm trước. Đặc biệt, nhu cầu tiêm vắc xin cúm và phế cầu tăng gấp đôi trong vòng 1-2 tháng qua. Điều này xuất phát từ sự thay đổi thời tiết và gia tăng nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc phòng bệnh chủ động trước những thông tin về dịch bệnh diễn ra trên diện rộng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 1 tỉ ca mắc cúm, với 3-5 triệu ca bệnh nặng và từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 600.000 - 1 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Hệ thống giám sát trọng điểm viêm phổi cấp do virus tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp mắc với khoảng 10% số mẫu bệnh nhân cúm dương tính với chủng cúm A (H1N1). Tiêm vắc xin cúm là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa cúm và các biến chứng nguy hiểm. WHO thông báo, việc tiêm phòng vắc xin cúm làm giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70-80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80-90%. Tính riêng với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, tiêm vắc xin có thể giảm 35% tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân tim mạch, giảm 58% tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường, giảm 70% tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Theo bác sĩ Lê Thanh Khôi, Trưởng hội đồng y khoa, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu, cúm gây các triệu chứng nặng hơn cảm lạnh thông thường và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi. “Để bảo vệ sức khỏe cá nhân, đặc biệt đối với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh nền, việc chủ động tiêm vắc xin cúm là rất quan trọng và nên thực hiện càng sớm càng tốt”, bác sĩ Khôi nhấn mạnhThông thường, cúm thường diễn biến biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn.