$487
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của I8verpool. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ I8verpool.Ngày 10.1, tại trụ sở TAND Q.3, TAND TP.HCM tổ chức lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm ông Trần Thanh Sơn (48 tuổi), thẩm phán sơ cấp, Phó chánh án TAND Q.3 giữ chức Chánh án TAND Q.3. Theo quyết định, nhiệm kỳ giữ chức vụ Chánh án TAND Q.3 của ông Trần Thanh Sơn là 5 năm, kể từ ngày 1.1.2025.Phát biểu giao nhiệm vụ, Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong cho biết nhiệm vụ sắp tới của tòa án rất nặng nề, đề nghị ông Trần Thanh Sơn và TAND Q.3 tiếp tục trau dồi, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị, tính trách nhiệm, nêu gương, giữ gìn đoàn kết nội bộ, tạo sự đồng thuận hướng tới xây dựng TAND Q.3 trong sạch, vững mạnh.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Chánh án TAND Q.3 Trần Thanh Sơn cảm ơn Ban lãnh đạo TAND TP.HCM, Quận ủy Q.3 và tập thể TAND Q.3 đã tin tưởng giao nhiệm vụ.Chánh án Trần Thanh Sơn hứa sẽ tiếp tục học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, kinh nghiệm quản lý, giữ gìn đoàn kết nội bộ và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của TAND TP.HCM, Quận ủy và các ban, ngành liên quan để TAND Q.3 thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của I8verpool. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ I8verpool.Để có được đàn bồ câu thân thiện, sẵn sàng sà xuống ăn thức ăn từ người dân, du khách, hơn 4 năm nay ông Nguyễn Văn Thông (69 tuổi, nhà tại đường Trịnh Phong, P.Tân Tiến, TP.Nha Trang) đã tự nguyện ngày 2 buổi đến Quảng trường 2.4 cho bồ câu ăn.Ông Thông cho hay, hằng ngày đi tập thể dục, thấy những cánh chim bồ câu chao lượn rất đẹp trong nắng sớm, ông nảy sinh ý định cho bồ câu ăn với chủ ý "quy tụ" một đàn bồ câu thật lớn. Ông đã tự bỏ tiền mua thóc, ngày 2 buổi sáng chiều không ngại mưa nắng, đều đặn cho bồ câu ăn. Suốt hơn 4 năm qua, đàn bồ câu dường như cũng quen với bóng dáng hiền hòa của người đàn ông này. Cứ thấy bóng ông, hàng trăm con bồ câu xòe to đôi cánh lượn một vòng quanh bờ biển rồi đáp xuống ríu rít tranh nhau nhặt thóc từ tay ông.Từ đàn chim dưới 50 con, sau hơn 4 năm cho ăn đều đặn, đến nay số lượng đã lên đến hơn 500 con. Ngoài sự thích thú check-in cùng đàn bồ câu của du khách khi đến tham quan Quảng trường 2.4, người dân địa phương cũng thường xuyên đưa gia đình cùng các cháu nhỏ đến cho ăn và chơi với đàn bồ câu.Theo đề nghị của Ban Quản lý Dịch vụ công ích, cuối tháng 12.2024, UBND TP.Nha Trang đã giao cho Ban làm việc với ông Nguyễn Văn Thông thống nhất việc ông sẽ cho chim bồ câu ăn tại Quảng trường 2.4 vào 2 buổi sáng - chiều và được thành phố hỗ trợ 2 - 3 kg thóc/ngày. Đồng thời phân công, lực lượng phối hợp hỗ trợ chăm sóc đàn chim khi ông Thông bận. Công ty CP Môi trường đô thị Nha Trang sẽ giữ vệ sinh khu vực Quảng trường 2.4, bảo đảm duy trì hoạt động này lâu dài. Chim bồ câu được xem là biểu tượng của hòa bình. Hình ảnh đàn bồ câu bay rợp trời tại bãi biển Nha Trang đã để lại trong lòng du khách cũng như người dân địa phương một cảm giác bình yên, nhất là trong những ngày xuân Ất Tỵ vừa qua. Ông Thông hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều người cùng chăm sóc, bảo vệ đàn chim để không gian quảng trường thêm sống động, góp phần đưa hình ảnh đẹp của TP.Nha Trang hiền hòa đến du khách trong và ngoài nước. ️
Sáng 19.1, Ban An toàn giao thông tỉnh Khánh Hòa cho biết, 1 người tử vong và nhiều người bị thương trong vụ tai nạn liên hoàn xảy ra trên địa bàn TX.Ninh Hòa sáng cùng ngày.Thông tin ban đầu, khoảng 7 giờ 45, xe khách 29 chỗ biển số tỉnh Khánh Hòa lưu thông hướng nam - bắc trên quốc lộ 1. Khi chuẩn bị rẽ sang đường ở điểm mở dải phân cách tại Km 1412+200 (đoạn qua xã Ninh An, TX.Ninh Hòa), xe khách va chạm với xe tải biển số tỉnh Phú Yên lưu thông cùng chiều.Cú va chạm khiến xe khách lao qua làn đường ngược lại, tiếp tục va chạm với xe container biển số tỉnh Thanh Hóa kéo theo rơ moóc. Vị trí xảy ra tai nạn trên đoạn đường thẳng, mặt đường êm thuận, có 6 làn xe, hệ thống an toàn giao thông đầy đủ, thời tiết khô ráo, nằm ngoài khu đông dân cư.Vụ tai nạn liên hoàn khiến 1 người tử vong, số người bị thương đang được thống kê. Tại hiện trường, 3 xe ô tô hư hỏng nặng. Phần cabin xe khách bị vỡ nát, kính xe vỡ toang, đuôi xe móp méo. Người dân gần đó cho biết lúc xảy ra tai nạn, xe khách chở nhiều người và được hỗ trợ đưa ra ngoài trong sự hoảng loạn.Nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn đang được cơ quan công an điều tra làm rõ. ️
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ. ️