Bà chủ tiệm mứt hơn nửa thế kỷ chỉ mẹo bảo quản mứt không bị chảy nước
Cuộc đua giảm giá, ưu đãi gay gắt ở phân khúc gia đình cỡ nhỏ tại Việt Nam trong tháng 2.2025 đã ít nhiều cho thấy tác dụng; khi hầu hết mẫu mã ô tô đều đã tìm lại đà tăng trưởng doanh số.Cụ thể, số liệu bán hàng mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam) cho thấy, khép lại tháng vừa qua, nhóm xe này bán ra tổng cộng 2.978 xe. Doanh số này tăng hơn 400 xe, tương đương gần 17% so với tháng liền trước.Đáng chú ý, ngoại trừ bộ đôi xe Nhật có giá bán cao hơn mặt bằng chung là Honda BR-V và Toyota Innova, tất cả những mẫu xe còn lại ở nhóm xe gia đình 7 chỗ cỡ nhỏ đều đạt kết quả tích cực.Trong đó, Mitsubishi Xpander tiếp tục là tâm điểm. Mặc dù vậy, trái với "cú lao dốc" bất ngờ ở tháng mở màn năm 2025; bước sang tháng 2, mẫu xe Nhật đã nhanh chóng tìm lại nhịp tăng trưởng. Theo số liệu từ báo cáo của VAMA, Xpander kết thúc tháng vừa qua với doanh số 1.053 xe, tăng 245 xe; tương đương khoảng 30% so với tháng trước đó.Với kết quả này, Xpander không những duy trì vị trí dẫn đầu phân khúc, mà còn tái thiết lập vị thế áp đảo về doanh số trước các đối thủ cạnh tranh, khi lại bỏ xa mẫu xe bám đuổi gần nhất Toyota Innova. Bởi tháng vừa qua, mẫu xe này chỉ bán ra 414 xe, giảm gần 100 xe, tương đương khoảng 25% so với tháng 1.2025. Nếu so với Xpander, lượng xe bàn giao của Innova thậm chí chưa bằng một nửa.Trong khi đó, "đàn em" của Innova và Toyota Veloz cũng không khá hơn. Kết thúc tháng 2, mẫu xe này dù được Toyota áp dụng chương trình ưu đãi, hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cũng chỉ bán ra tổng cộng 364 xe, xếp sau Mitsubishi Xpander và Toyota Innova.Ở nhóm còn lại, Hyundai Stargazer là mẫu xe nổi bật hơn cả khi ghi nhận doanh số 304 xe, tăng gần gấp đôi so với tháng liền trước. Kết quả tích cực của mẫu xe Hàn chủ yếu đến từ chính sách ưu đãi, giảm giá mạnh tay được Hyundai Thành Công (HTV) và hệ thống đại lý mạnh tay áp dụng từ đầu năm; đưa giá bán thực tế của Stargazer chỉ còn khoảng 450 triệu đồng, rẻ nhất phân khúc.Những cái tên khác như Toyota Avanza, Suzuki XL7, Hyundai Custin hay KIA Carens cũng đạt kết quả tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.Riêng Honda BR-V lại là trường hợp cá biệt. Trái ngược với hầu hết đối thủ cạnh tranh, mẫu xe của Honda trong tháng 2 bất ngờ sa sút khi chỉ bàn giao đến tay khách hàng 221 xe, giảm gần một nửa so với tháng 1. Kết quả này khiến BR-V cùng với Toyota Innova trở thành một trong hai mẫu xe gia đình cỡ nhỏ ghi nhận doanh số giảm sút.Cộng dồn hai tháng đầu năm, Mitsubishi Xpander như thường lệ tiếp tục xác lập vị thế dẫn đầu với gần 1.900 xe đến tay người dùng. Toyota Innova xếp ngay sau nhưng doanh số chỉ bằng một nửa. Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô, hiện tại Xpander vẫn đang cho thấy sự áp đảo ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ. Tuy nhiên năm 2025, nhóm xe này dự kiến sẽ cạnh tranh gắt gao hơn nữa bởi sự xuất hiện của nhiều mẫu mã mới, nhất là những mẫu xe đến từ Trung Quốc.Các 'chiêu trò' bất ngờ tạo thói quen đọc sách cho học sinh
Lợi thế sân nhà rõ ràng là không đủ để CLB Trẻ TP.HCM gây ra khó khăn cho đội đầu bảng Ninh Bình. Với đội hình quá vượt trội rải đều ở cả 3 tuyến, đặc biệt là ngôi sao Hoàng Đức ở tuyến giữa, các học trò của HLV Nguyễn Việt Thắng dễ dàng tạo ra một thế trận áp đặt. Ngay phút thứ 3, đội khách đã có được điều mình muốn. Sau đường tạt bóng chính xác của Mạch Ngọc Hà, Phạm Gia Hưng đánh đầu cận thành, mở tỷ số trận đấu. Nhận bàn thua sớm, CLB Trẻ TP.HCM dồn lên tấn công tương đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, những gì họ làm được chỉ là một cú sút xa khá tốt của Ngọc Bảo, khiến Đặng Văn Lâm phải bay người cản phá. Còn lại, các pha phối hợp của các học trò HLV Trần Duy Quang là chưa đủ sắc sảo. Trong khi đó, CLB Ninh Bình duy trì một nhịp độ thi đấu vừa phải, thong dong nhưng gần như làm chủ mọi thứ. Vì thế, phải đến đầu hiệp 2, họ mới có thêm bàn thắng. Phút 53, từ một pha đá phạt bên cánh phải, Hoàng Đức treo bóng chính xác, tạo điều kiện cho Văn Hiếu đánh đầu tung lưới CLB TP.HCM để nhân đôi cách biệt. Phút 73, Gia Hưng hoàn tất cú đúp sau pha dọn cỗ của Đinh Thanh Bình, nhà vô địch AFF Cup 2024. Chung cuộc, CLB Ninh Bình giành chiến thắng dễ dàng 3-0 để nối dài chuỗi thắng liên tiếp lên con số 10. Với chiến thắng này, CLB Ninh Bình vững vàng trên đỉnh bảng với 30 điểm, hơn đội Bình Phước và PVF-CAND 10 điểm. Họ thoải mái "tọa sơn quan hổ đấu" khi hai đội xếp sau có cuộc đại chiến trên sân Bình Phước vào tối 1.3. Nhìn vào những con số thống kê, thầy trò HLV Nguyễn Việt Thắng được dự đoán gần như chắc chắn lên ngôi vô địch giải hạng nhất. Họ có hàng công mạnh nhất giải với 18 bàn thắng. Nếu Hoàng Đức không tỏa sáng thì Mạch Ngọc Hà, Nguyễn Quốc Việt, Phạm Văn Thành, Phạm Gia Hưng... sẽ lên tiếng. Họ cũng sở hữu hàng thủ chắc chắn nhất khi chỉ nhận đúng 1 bàn thua. Đáng nói, bàn thua đó xuất phát từ sai lầm cá nhân của thủ môn Văn Lâm. Nếu người gác đền Việt kiều chơi tập trung hơn một chút, CLB Ninh Bình đã có thể giữ sạch lưới trong cả 10 trận đấu. Nếu cứ duy trì phong độ ấn tượng như thế này, CLB Ninh Bình sẽ sớm giành vé trực tiếp dự V-League mùa tiếp. "Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Tỉ phú Phạm Nhật Vượng tặng VinFast 1 tỉ USD
Ngày 10.1, Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM) bắt đầu lắp đặt nhiều đèn tín hiệu giao thông, hiển thị mũi tên màu xanh cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ.Bước đầu, cơ quan quản lý gắn trước ở một số giao lộ có mật độ phương tiện đi lại rất đông như đường Điện Biên Phủ với các tuyến Pasteur, Phạm Ngọc Thạch, Hai Bà Trưng; giao lộ Võ Thị Sáu - Bà Huyện Thanh Quan, Võ Thị Sáu - Nguyễn Thông...Như vậy, ở những giao lộ này, bên cạnh đèn tín hiệu màu xanh, đỏ, vàng thì sẽ có thêm bảng chỉ dẫn giúp người dân nhận biết và chạy xe rẽ phải khi có đèn đỏ.Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ cho biết việc lắp thêm các bảng tín hiệu nhằm hạn chế ùn tắc. Thời gian gần đây, người dân không dám rẽ phải khi đèn đỏ do mức phạt theo Nghị định 168/2024 cao hơn trước rất nhiều. Khi dừng lại chờ, lượng phương tiện dồn ứ kéo dài dẫn đến ùn tắc.Trong khi đó, đại diện Sở GTVT cho biết sẽ bổ sung bảng tín hiệu rẽ phải tại các nút giao có lưu lượng xe lớn trước, đồng thời tiếp tục rà soát, lắp thêm ở những vị trí phù hợp. Cũng theo Sở GTVT, giải pháp này không phải thực hiện lần đầu mà ngành đã lắp biển cho xe máy rẽ phải hoặc đi thẳng khi đèn đỏ ở một số giao lộ tùy theo lượng xe, hướng rẽ có xung đột hay không.Sở GTVT TP.HCM đang quản lý 1.070 chốt đèn tín hiệu giao thông, gồm 794 chốt đèn hoạt động chế độ xanh - vàng - đỏ, 256 chốt đèn hoạt động chế độ chớp vàng. Công tác vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông được giao về cho Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ và Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị quản lý.Về phương thức vận hành, 843 chốt đèn hoạt động độc lập, 227 chốt đèn kết nối điều khiển tại trung tâm điều khiển. Đối với hệ thống đèn kết nối về trung tâm điều khiển, nhân viên trực theo dõi tình hình, đề xuất phương án điều chỉnh thời lượng hoạt động của đèn tín hiệu phù hợp với lưu lượng phương tiện đi lại, điều chỉnh linh hoạt để giảm ùn ứ.Đối với đèn tín hiệu hoạt động độc lập, thời lượng đèn được thiết lập nhiều khung giờ, gồm giờ cao điểm và giờ ngoài cao điểm, thời gian từng pha đèn cố định theo thiết lập sẵn.Bên cạnh đó, vào giờ cao điểm trong ngày (từ 6 giờ 30 đến 9 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ), các lực lượng CSGT, công an khu vực, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ… tham gia điều chỉnh hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu.
Theo đó khu đất nêu trên, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đã gửi đơn và hồ sơ đề nghị thuê đất kèm theo văn bản 4871 ngày 18.11.2024.Trên thực tế, trong năm 2023 Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đã nhận bàn giao 16,05 ha đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo Nghị quyết số 93/2022 của Chính phủ về việc tháo gỡ vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án nhà ga hành khách T3 và dự án đường giao thông kết nối với nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Thời gian qua, dự án đã và đang được tập trung mọi nguồn lực để thi công các hạng mục công trình đúng với tiến độ được duyệt. Đến nay dự án cũng sắp hoàn thành và dự kiến đưa vào khai thác vào dịp 30.4.2025. Tuy nhiên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP vẫn chưa được cấp quyết định cho thuê đất để hoàn tất các thủ tục đất đai của dự án.Tiếp theo văn bản 4871, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đề nghị UBND TP.HCM, Sở Tài nguyên-Môi trường xem xét, sớm giải quyết hồ sơ thuê đất đối với khu đất 16,05 ha xây dựng dự án nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Trường hợp có vấn đề vướng mắc, hồ sơ chưa hợp lệ hoặc lý do khác dẫn đến hồ sơ chưa được giải quyết, đề nghị UBND thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường có văn bản hướng dẫn để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP biết và triển khai thực hiện.Trước đó ngày 22.11.2024, Văn phòng UBND TP.HCM đã có phiếu chuyển văn bản số 4871/2024 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đến Sở Tài nguyên Môi trường xem xét, xử lý về việc thực hiện thủ tục cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất 16,05 ha xây dựng dự án nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.Trao đổi với Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, cho biết nội dung về chuyên môn Sở sẽ hướng dẫn để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP làm thủ tục. Được biết, khu đất 16,05ha dự kiến xây dựng nhà ga T3 nằm trong quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, Bộ Quốc phòng đã có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với khu đất này theo nghị định 167/2017/NĐ-CP. UBND TP.HCM cũng đã có văn bản đồng thuận với phương án sắp xếp của Bộ Quốc phòng.
Ô tô lao vào tiệm bánh tráng gây kinh hãi tại TP.HCM
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện chỉ còn 399 USD/tấn, mức thấp kỷ lục trong nhiều năm gần đây. Trong khi đó, gạo cùng phẩm cấp của Pakistan là 404 USD/tấn, Ấn Độ là 413 USD/tấn và Thái Lan là 431 USD/tấn.Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay giá gạo thế giới liên tục đi xuống nhưng gạo Việt Nam giảm mạnh nhất do Philippines, thị trường tiêu thụ chính của gạo Việt Nam đang đẩy mạnh một loạt chính sách nhằm hạ giá gạo. Đáng kể nhất là việc nước này ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh lương thực vào ngày 4.2. Mục tiêu của chính sách này nhằm giảm giá gạo nội địa được cho là đang ở mức cao khoảng 45 - 58 peso/kg. Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) tuyên bố trong tuần này sẽ bán gạo dự trữ 350.000 tấn cho các địa phương mức giá 33 peso/kg để các đơn vị này phân phối lại ra thị trường với giá 35 peso/kg (tương đương khoảng 15.300 đồng/kg).Những chính sách mới này ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu gạo của thương nhân Philippines. Mới nhất, họ trì hoãn hợp đồng nhập khẩu 350.000 tấn gạo để thương lượng lại giá. Là nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới và là thị trường chủ lực của Việt Nam nên những diễn biến này khiến giá gạo Việt Nam tụt dốc không phanh. Chưa kể, thương nhân các nước khác thấy giá gạo liên tục giảm cũng tiếp tục chờ khiến cho tình trạng càng thêm xấu.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2024 Philippines tiêu thụ đến 46,1% trong tổng số 9 triệu tấn gạo xuất khẩu của Việt Nam; đứng thứ 2 là Indonesia với 13,2% và Malaysia xếp thứ 3 với 7,5%. Còn trong tháng 1.2025, xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt 500.000 tấn và 308 triệu USD tăng 1% về lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.