Tủ sách văn hóa Việt ra mắt tại Trung Quốc
Tại Hà Nội và Thái Bình, giá heo hơi tăng 1.000 đồng lên 68.000 đồng/kg, mức cao nhất cả nước và cao nhất 2 năm qua. Một số tỉnh khác cũng tăng 1.000 đồng lên 67.000 đồng/kg như: Tuyên Quang, Lào Cai, Vĩnh Phúc. Các tỉnh có giá heo 66.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực miền Bắc gồm Nam Định, Yên Bái, Ninh Bình. Các tỉnh còn lại giữ giá 67.000 đồng/kg.Lớp học Cầu Vồng của cô giáo Sami
Trên sàn London, giá cà phê robusta đã quay đầu tăng ngay từ khi mở cửa phiên và bất ngờ tăng vọt vào cuối phiên.
Ô tô điện Honda e:NP2 có giá hơn 550 triệu đồng
Sáng 25.2, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư cầu Trần Hưng Đạo, Tứ Liên và Ngọc Hồi, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỉ đồng.Theo nội dung nghị quyết, 3 cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ thực hiện trong giai đoạn từ 2025 - 2030.Thẩm tra nội dung trên, HĐND TP.Hà Nội cho biết, việc đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo sẽ giảm áp lực giao thông, hoàn thiện mạng lưới kết nối đô thị, trong điều kiện các cầu vượt sông Hồng như Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì đang chịu áp lực giao thông rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc giờ cao điểm.Đối với cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu, khi xây dựng sẽ cải thiện điều kiện giao thông kết nối qua sông Hồng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực làm tiền đề cho việc thực hiện chủ trương giãn dân số, giảm áp lực giao thông trong khu vực trung tâm Hà Nội.Còn việc xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường đầu cầu sẽ hoàn thiện theo quy hoạch tuyến đường Vành đai 3,5 của thành phố theo quy hoạch giao thông. Khi hoàn thiện cầu Ngọc Hồi và tuyến đường 3,5 tránh được tình trạng phương tiện đi về phía bắc, tây bắc phải đi qua nội thành.Theo tờ trình của UBND TP.Hà Nội, cầu Trần Hưng Đạo có chiều dài khoảng 5,6 km, điểm đầu tại khu vực đường Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông (Q.Hoàn Kiếm), điểm cuối kết nối với phố Vũ Đức Thuận (Q.Long Biên).Cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng có kết cấu vòm gồm 6 nhịp, rộng 43 m, đảm bảo 6 làn xe cơ giới. Đường dẫn 2 đầu cầu rộng khoảng 30 m, với tổng chiều dài khoảng 2,25 km.Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo khoảng gần 16.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2027.Cầu Tứ Liên và đường 2 đầu cầu từ nút giao đường Nghi Tàm đến nút giao đường Trường Sa với chiều dài khoảng 5,15 km. Dự án nằm trên địa bàn Q.Tây Hồ, Q.Long Biên và H.Đông Anh.Dự án gồm nhiều hạng mục, trong đó cầu Tứ Liên vượt sông Hồng có chiều dài 1 km, rộng 43 m; cầu vượt sông Đuống dài 0,3 km, rộng 44 m. Cạnh đó, cầu dẫn phía Q.Tây Hồ dài 1,4 km, rộng từ 27,5 - 44 m; cầu dẫn phía H.Đông Anh dài khoảng 0,4 km, rộng 35 m.Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu có tổng mức đầu tư hơn 20.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2027.UBND TP.Hà Nội cũng trình HĐND thành phố thống nhất chủ trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND TP.Hà Nội làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu.Tổng chiều dài cầu Ngọc Hồi (nằm trên tuyến đường Vành đai 3,5 của Hà Nội) và đường dẫn 2 đầu cầu khoảng 7,5 km. Trong đó, chiều dài cầu chính và cầu dẫn 7,2 km, rộng 33 m; đường dẫn đầu cầu phía Hưng Yên khoảng 300 m, rộng 60 m.Hà Nội dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 11.800 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố và T.Ư. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2030.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, sau khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 30 về Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, nhằm xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, tổ chức tuyển sinh của các đơn vị, Sở GD-ĐT đề nghị phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức nghiên cứu, triển khai và phổ biến quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT.Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả và kinh nghiệm triển khai công tác tuyển sinh năm học 2024-2025 tại các đơn vị trên địa bàn. Trên cơ sở đó, tổng hợp và đề xuất các nội dung, kiến nghị cần bổ sung vào kế hoạch tuyển sinh đầu cấp của thành phố năm học 2025-2026 nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh. Trong đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT, yêu cầu việc đánh giá, kiến nghị cần tập trung vào các nội dung trọng tâm: Theo quy định, sau khi các phòng GD-ĐT đóng góp ý kiến, Sở GD-ĐT tổng hợp và xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 và trình UBND TP.HCM phê duyệt. Dự kiến tháng 3, TP.HCM sẽ công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10.Từ năm học 2023-2024 đến nay, TP.HCM đã lần lượt thực hiện việc tuyển sinh các lớp đầu cấp trên toàn thành phố bằng hình thức trực tuyến trên cổng thông tin tuyển sinh của thành phố (https://tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn) kết hợp bản đồ GIS, trong đó ưu tiên học sinh đăng ký học trường gần nơi cư trú.Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp được các phòng GD-ĐT chia thành 2 đợt: Đợt 1 ưu tiên giải quyết chỗ học cho học sinh trên địa bàn; Đợt 2 căn cứ các đơn vị chưa tuyển đủ học sinh so với chỉ tiêu được giao, ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp quyết định về việc tuyển sinh đợt 2.
‘Săn’ hoa và quà tặng chị em ngày 8.3 như thế nào?
Trong trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra hôm 29.12.2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Hồ Tấn Tài dính chấn thương dây chằng đầu gối sau một tình huống nỗ lực khống chế và dứt điểm. Sáng 30.12.2024, anh được đưa đi kiểm tra và các bác sĩ chẩn đoán hậu vệ này chỉ bị đụng dập dây chằng chứ không đứt, không cần phải phẫu thuật. Chấn thương này cần 6 đến 8 tuần để hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, kết quả đó là không chính xác do phần cơ của Tấn Tài còn căng sau khi thi đấu. Đến sáng 13.1.2025, cầu thủ quê Bình Định đi chụp chiếu, kiểm tra lại đầu gối. Lần này, các bác sĩ cho biết hậu vệ sinh năm 1997 cần phải phẫu thuật do đứt bán phần dây chằng đầu gối phải. Anh sẽ cần khoảng 9 tháng để có thể trở lại sân cỏ. Dự kiến, Tấn Tài sẽ lên bàn mổ vào sáng ngày 14.1. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) muốn hậu vệ này được phẫu thuật ở Vinmec tại Hà Nội, nơi tiền đạo Nguyễn Xuân Son đang điều trị, phục hồi. Trong khi đó, CLB Bình Dương đề nghị cho Tấn Tài được phẫu thuật ở TP.HCM để tiện cho việc phục hồi sau chấn thương. Nếu ca mổ được thực hiện ở TP.HCM, người phẫu thuật cho Tấn Tài cũng là một bác sĩ tay nghề cao, từng phẫu thuật cho các tuyển thủ quốc gia như Đỗ Hùng Dũng, Đoàn Văn Hậu... VFF và CLB Bình Dương sẽ làm việc với nhau để sớm thống nhất phương án điều trị tốt nhất cho Tấn Tài, đề cầu thủ này trở lại sân cỏ nhanh nhất có thể. Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, khả năng hậu vệ này được phẫu thuật ở TP.HCM là cao hơn.