Doanh nghiệp nào đang có tỉ USD nhàn rỗi?
Theo đó, hai tàu đi qua eo biển Đài Loan nói trên là tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Ralph Johnson và tàu khảo sát lớp Pathfinder USNS Bowditch. Hai tàu đã thực hiện một chuyến đi từ bắc xuống nam từ ngày 10-12.2, theo Reuters dẫn thông báo từ Hải quân Mỹ.Sĩ quan hải quân Matthew Comer, một phát ngôn viên tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, nhấn mạnh: “Chuyến đi diễn ra qua một hành lang ở eo biển Đài Loan nằm ngoài lãnh hải của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong hành lang này, tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do hàng hải, bay và việc sử dụng biển hợp pháp quốc tế khác các quyền tự do liên quan biển”.Theo Reuters, đây là lần đầu tiên Hải quân Mỹ điều tàu qua eo biển Đài Loan kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai vào ngày 20.1.Hải quân Mỹ đưa ra tuyên bố trên sau khi Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cùng ngày đưa tin quân đội Trung Quốc thông báo họ đã tổ chức lực lượng hải quân và không quân để giám sát các hoạt động hàng hải của một tàu khu trục và tàu khảo sát hải dương học của Mỹ băng qua eo biển Đài Loan từ ngày 10-12.2.Phát ngôn viên Lý Hi của Chiến khu Đông bộ thuộc quân đội Trung Quốc nói rằng hành vi của hai tàu Mỹ phát đi tín hiệu sai và làm tăng rủi ro an ninh. CCTV dẫn lời ông Lý rằng: “Binh sĩ trong chiến khu luôn trong tình trạng báo động cao và kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như hòa bình và ổn định khu vực”.Tỉnh đoàn Quảng Ninh chọn chủ đề năm 2024 là “Năm Thanh niên tình nguyện”
Ngày 4.1, Công an xã Vĩnh Xuân (H.Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết vừa phối hợp Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân mời làm việc và buộc viết cam kết không tái phạm đối với ông N.N.Q (44 tuổi, ở ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Xuân, H.Trà Ôn) do liên quan đến hành vi mê tín dị đoan và chữa bệnh bằng phương pháp tâm linh trái pháp luật.Tại buổi làm việc, lực lượng chức năng đã phân tích, làm rõ hành vi vi phạm của ông Q. và tuyên truyền những hậu quả tiêu cực từ mê tín dị đoan, không chỉ đối với cá nhân mà còn gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Ông Q. thừa nhận hành vi sai trái của mình, đồng thời viết bản cam kết không tái phạm dưới sự giám sát của Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân.Trước đó, qua phản ánh từ người dân, ngày 28.12.2024, Công an H.Trà Ôn phối hợp Công an xã Vĩnh Xuân tiến hành kiểm tra tại nhà của ông Q., phát hiện tổng cộng 16 cây dao tự chế, 1 gậy bóng chày dùng để phục vụ hoạt động mê tín dị đoan, trị bệnh tâm linh... Cơ quan chức năng xác định ông Q. có hành vi lợi dụng yếu tố tâm linh để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan; đồng thời tiến hành chữa bệnh bằng các phương pháp không được cơ quan chức năng công nhận. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hoang mang, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và an ninh trật tự tại địa phương. Sau buổi làm việc, ông Q. đã tự nguyện giao nộp toàn bộ số vũ khí, dao tự chế trên.
Yếu tố nào để sinh viên tốt nghiệp có việc làm?
Chỉ ít ngày cuối tháng 12.2024, hàng loạt kênh TikTok dạy tiếng Anh tại Việt Nam đã bị xóa video, thậm chí khóa kênh vì các báo cáo vi phạm bản quyền bất thường. Nhiều chủ kênh cho biết không chỉ một mà nhiều kênh họ sở hữu đồng loạt "bay màu" (bị xóa khỏi nền tảng - PV), kể cả những kênh mới lập ra hoặc kênh TikTok dự phòng.Anh Nguyễn Hoàng Huy - một thầy giáo 9x nổi tiếng với điểm thi IELTS 9.0 và sở hữu kênh TikTok dạy học IELTS miễn phí lên tới hàng nghìn người theo dõi cùng lúc mỗi lần phát trực tiếp (livestream) cho biết chỉ trong ít ngày, cả kênh TikTok chính thức lẫn kênh dự phòng đều bị xóa sổ. Trên trang Facebook cá nhân, Huy cũng xác nhận nhiều người trong giới IELTS, từ mới làm cho đến những nhân vật đã có kinh nghiệm lâu cũng rơi vào tình huống tương tự."Đi một vòng kiểm tra sẽ thấy liền cảnh 'hoang tàn'. Làm giáo dục mà 1 tuần 7 ngày, ngày nào cũng phải kiểm tra xem hôm nay bị phá cái gì", Hoàng Huy chia sẻ. Kim Ngân, một chủ kênh TikTok dạy tiếng Anh khác cũng thông báo đã mất kênh có hơn 141.000 tài khoản theo dõi và trên 1,1 triệu lượt thích trong đợt "càn quét" này. Kênh "Panda Station" của Ngân được xây dựng để chia sẻ tài liệu cho học sinh IELTS cả trong lẫn ngoài trung tâm. Dù đã kháng nghị, chủ kênh TikTok nhận thấy hy vọng là rất mong manh. "Mong rằng đây sẽ là kinh nghiệm xương máu cho ai định xây kênh liên quan đến các kỳ thi quốc tế nhé", cô bình luận.Trong thông báo gửi tới chủ kênh, TikTok cho biết tài khoản của người này bị cấm vĩnh viễn vì "nhiều lần vi phạm Chính sách về quyền sở hữu trí tuệ" của hãng. Người dùng có quyền gửi kháng nghị nếu cho rằng quyết định trên là nhầm lẫn.Một chủ sở hữu hệ thống kênh mạng xã hội chia sẻ kiến thức tiếng Anh cho biết khi xem tên người báo cáo bản quyền thì xuất hiện tên của một tổ chức giáo dục, tư vấn du học quốc tế đang hoạt động và có văn phòng chính thức tại Việt Nam. Chủ kênh này không rõ lý do chính xác nội dung của mình bị quét bản quyền, nhưng đặt nghi vấn vì liên quan tới IELTS, hoặc có thể do công cụ quét bản quyền nhãn hiệu tự động đa nền tảng được nhiều thương hiệu lớn sử dụng.Anh nói: "Có lẽ mạng xã hội TikTok cũng hơi nhạy cảm với điều này khi chấp thuận các cáo buộc. Mình đã liên hệ với phía tổ chức kia, có lẽ đã xảy ra nhầm lẫn".Chia sẻ với Thanh Niên, anh Nguyễn Nhân - nhà sáng lập Nhân Nguyễn Sharing và là một chuyên gia về truyền thông, mạng xã hội cho rằng "đang có nhiều nghi vấn" vì chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt kênh mạng xã hội của các trung tâm tiếng Anh, dạy IELTS bị đánh vi phạm bản quyền. Anh cho rằng có thể xuất hiện bên thứ ba lợi dụng lỗ hổng của công cụ kiểm duyệt và nền tảng mạng xã hội để phá hoại, gây ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng."Không loại trừ khả năng có cạnh tranh không lành mạnh ở đây. Hiện chủ kênh chỉ biết kêu cứu trong vô vọng, gửi yêu cầu tới các kênh hỗ trợ của nền tảng nơi tài khoản của họ bị khóa. Cá biệt, có kênh kêu cứu xong lại bị khóa tiếp lần nữa", anh Nhân bình luận.Tình trạng sập hàng loạt kênh TikTok như hiện tại không chỉ ảnh hưởng tới người sở hữu mà cả các học viên đang theo dõi chương trình IETLS, giảm cơ hội tiếp cận đến nhiều chia sẻ miễn phí và hữu ích từ những người có kinh nghiệm đi trước, hoặc từ các đơn vị uy tín.Bên cạnh đó, việc này cũng khiến một số chuyên gia mạng xã hội và bảo mật quan ngại về khả năng lừa đảo, đặc biệt trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay. "Hoàn toàn có thể xảy ra khả năng lừa đảo khi các trang, kênh chính thức bị báo cáo vi phạm và khóa, thì kẻ gian sẽ có cơ hội lập ra các tài khoản giả mạo trung tâm, người có uy tín để thực hiện các kịch bản lừa đảo trên mạng", một chuyên gia cảnh báo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.
Xe máy điện Honda EM-1, đối thủ mới thách thức Yamaha Neo's
Ông Tunku Ismail Idris, cũng là chủ sở hữu đội bóng Johor Darul Ta'zim nổi tiếng nhất Malaysia, từng có thời gian ngắn làm Chủ tịch FAM từ năm 2017 đến 2018, trước khi nhường chỗ cho vị chủ tịch hiện nay ông Hamidin Mohd Amin.Sau khi AFF Cup 2024 kết thúc, chứng kiến đội tuyển Malaysia sớm bị loại ngay vòng bảng, ông Tunku Ismail Idris đăng thông điệp trên tài khoản cá nhân mạng xã hội X tuyên bố: "Chúng tôi đã xác định được 6-7 cầu thủ ngoại chất lượng, sẵn sàng bổ sung cho đội tuyển Malaysia thi đấu ngay tháng 3 tới đây tại vòng loại Asian Cup 2027. Hy vọng rằng chính phủ Malaysia có thể hỗ trợ trong quá trình nhập tịch cho số cầu thủ này. Đội tuyển Malaysia phải bắt đầu chiến dịch vòng loại với các kết quả tích cực".FAM và đội tuyển Malaysia hiện cũng có một loạt động thái mới để nâng cấp hiệu suất quản lý và thi đấu. Cụ thể, FAM bổ nhiệm một nhân vật mới từ Canada, ông Rob Friend, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý bóng đá làm Tổng giám đốc điều hành đội tuyển. Đội tuyển Malaysia hiện cũng có HLV mới là ông Peter Cklamovski từ Úc, làm việc cùng Giám đốc kỹ thuật Scott O'Donnell, đồng hương với nhà cầm quân này.Trong khi đó, sau thông điệp của ông Tunku Ismail Idris, giới chức bóng đá Malaysia đang nghiêng về khả năng ủng hộ đội tuyển nước này cần bổ sung gấp các cầu thủ ngoại nhập tịch để nâng cao khả năng thi đấu và giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027. Do việc đào tạo cầu thủ trẻ đến nay được xem là thất bại, vì có rất ít cầu thủ được bổ sung lên đội tuyển đạt chất lượng như mong muốn."Việc nhập tịch cầu thủ sẽ không xung đột với lợi ích đào tạo cầu thủ trẻ của bóng đá Malaysia. Đào tạo cầu thủ trẻ là trách nhiệm của các CLB, không phải của FAM. Những gì FAM và MFL (Malaysia Super League) cần làm để bóng đá trẻ Malaysia phát triển hơn, đó là tạo ra các giải đấu cạnh tranh. Các CLB cần có nền tảng phù hợp để đào tạo cầu thủ trẻ. Việc chúng ta chưa làm được, chỉ nên tự trách mình, không thể đổ hết lỗi cho FAM", ông Tunku Ismail Idris nhấn mạnh khi trả lời một người dùng mạng xã hội X cho rằng, FAM đã chi hàng triệu USD đào tạo cầu thủ trẻ nhưng thất bại.Trả lời phỏng vấn trên tờ New Straits Times ngày 12.1, cầu thủ Safawi Rasid của đội tuyển Malaysia, đang khoác áo đội Terengganu FC, cho biết: "Nếu đội tuyển tiếp tục bổ sung thêm cầu thủ ngoại nhập tịch hoặc cầu thủ có gốc gác, hoàn toàn không gây xung đột. Tôi tin, các cầu thủ trẻ và trong nước, sẽ xem đây là sự cạnh tranh lành mạnh. Bạn bắt buộc phải luôn tiến bộ, chứng minh mọi khả năng của mình. HLV mới là người quyết định sẽ chọn ai vào đội tuyển".Sự kiện đội tuyển Malaysia quay lại chiến lược nhập tịch cầu thủ ngoại là vì thành tích quá yếu kém tại AFF Cup 2024 vừa qua. Trước đó, chiến lược này bị chỉ trích dữ dội khi "Những chú hổ Mã Lai" dù giành quyền dự Asian Cup 2023 nhưng sớm bị loại ở vòng bảng.Tại vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia nằm cùng bảng F với đội tuyển Việt Nam, còn có 2 đội Nepal và Lào. Chỉ có đội đầu bảng mới giành vé vào vòng chung kết. Do đó, bảng này đội Malaysia gần như sẽ quyết đấu với đội Việt Nam, do đội Nepal và Lào được xem rất yếu khó lòng cạnh tranh. Nếu kịp nhập tịch các cầu thủ ngoại, trong đó có một số cầu thủ thi đấu lâu năm cho CLB Johor Darul Ta'zim do ông Tunku Ismail Idris làm chủ, chắc chắn đội tuyển Malaysia sẽ rất khác trong tháng 3 tới đây khi vòng loại khởi tranh.