$618
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bat hinh xoc dia. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bat hinh xoc dia.Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bat hinh xoc dia. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bat hinh xoc dia.Liên quan đến bệnh dịch khiến hàng trăm trẻ sốt cao, phát ban và có 2 ca mắc sởi tử vong tại Quảng Nam, Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế vừa có thêm có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và Viện Pasteur Nha Trang tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại tỉnh này.Công văn đề nghị Sở Y tế Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025, hoàn thành tiêm 20.000 liều vắc xin đã phân bổ cho tỉnh trước ngày 25.3. Trong đó, ưu tiên tiêm cho trẻ ở các huyện đang có nhiều ca mắc hoặc nghi mắc sởi. Áp dụng các hình thức tiêm lưu động, tiêm tại nhà nhằm nhanh chóng bao phủ vắc xin đạt được miễn dịch trong cộng đồng.Đặc biệt, Cục Phòng bệnh lưu ý, sở y tế tỉnh không để tình trạng thiếu kinh phí, thiếu thiết bị, vật tư y tế, không đủ nhân lực y tế làm trì hoãn, chậm tiến độ tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Trường hợp thiếu vắc xin thì báo cáo để xem xét điều chuyển từ các tỉnh khác.Tại Quảng Nam, chiến dịch tiêm vắc xin mới được triển khai trong tháng 3.2025. Qua theo báo cáo giám sát dịch bệnh tại Quảng Nam, trên địa bàn H.Nam Trà My từ ngày 25.1 - 10.3 ghi nhận 255 trường hợp trẻ có triệu chứng sốt kèm phát ban được tiếp nhận và điều trị. Trong đó, 149 trẻ đã khỏi bệnh, trong đó 2 trẻ không được chuyển đến cơ sở y tế đã tử vong do suy kiệt. Cục Phòng bệnh đề nghị y tế địa phương tăng cường chống dịch sởi, đảm bảo tất cả các cháu mắc sởi, nghi mắc sởi không chỉ được chăm sóc y tế, mà còn đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm, không để xảy ra tình trạng các trẻ mắc sởi, nghi mắc sởi diễn biến xấu do thiếu chăm sóc y tế, không đủ dưỡng chất.Cục Phòng bệnh nhận định thời gian tới có thể ghi nhận thêm các ca mắc sởi do Nam Trà My là huyện miền núi cao, chủ yếu là người thiểu số, ở phân tán ở các vùng núi cao, phong tục lạc hậu (cúng bái khi ốm đau), đồng thời việc thiếu vắc xin nhiều tháng trong năm 2023 đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em trên địa bàn, tạo khoảng trống miễn dịch trong cộng đồng. ️
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Sau những phần xét hỏi và tranh luận giữa các bên, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM (VKSND TP.HCM) nêu quan điểm giải quyết vụ án. Theo đó, đại diện VKSND TP.HCM đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc hủy giấy khai sinh và giấy giao nhận việc nuôi con nuôi của bà Hồng Loan; xác định toàn bộ di sản thuộc sở hữu của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai là bà Hồng Nhung và ông Võ Thành Nhiêu. VKSND TP.HCM đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Hồng Loan về việc yêu cầu bà Hồng Nhung và bà Hồng Phượng di dời toàn bộ tài sản của họ ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm. Do bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất và là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà này.Đại diện VKSND TP.HCM nêu quan điểm, căn cứ giấy giao nhận việc nuôi con nuôi ngày 21.3.1992, sổ cấp giấy giao nhận con nuôi và hai công văn của UBND quận Phú Nhuận, kết luận giám định… có cơ sở xác định Hồng Loan được NSƯT Vũ Linh nhận nuôi vào ngày 21.3.1992 và trong cùng ngày NSƯT Vũ Linh đã khai và đăng ký khai sinh tư cách cha của Hồng Loan. Các đăng ký này là đăng ký quá hạn và được UBND quận Phú Nhuận cấp giấy khai sinh. Việc giao, nhận con nuôi và cấp giấy khai sinh thực hiện đúng quy định.Tại sổ hộ khẩu do NSƯT Vũ Linh là chủ hộ thể hiện bà Hồng Loan là con của ông và suốt quá trình NSƯT Vũ Linh sống cho đến khi mất không có khiếu nại gì về thủ tục này.Phía nguyên đơn là bà Hồng Nhung thừa nhận bị đơn là Hồng Loan được NSƯT Vũ Linh nhận nuôi từ bé và được nam nghệ sĩ cùng các anh, em trong nhà chăm sóc, đến khi bà Hồng Loan lấy chồng thì về nhà chồng ở và cuối tuần về thăm nhà. Các nhân chứng và nguyên đơn cũng xác nhận bà Hồng Loan là con nuôi của NSƯT Vũ Linh.Việc nguyên đơn cho rằng NSƯT Vũ Linh chưa từng làm thủ tục nhận nuôi con nuôi và các chữ ký trên các văn bản là giả mạo, VKSND TP.HCM cho rằng không có căn cứ.VKSND TP.HCM căn cứ các trích lục giấy khai tử, giấy xác nhận UBND phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM xác nhận NSƯT Vũ Linh chết không để lại di chúc và sống độc thân, không có vợ, chưa kết hôn với ai; cha, mẹ ruột đã chết... Từ đó, có cơ sở xác định hàng thừa kế thứ nhất chỉ có duy nhất bà Võ Thị Hồng Loan.Ngoài ra, tháng 3.2023, bà Loan có đơn yêu cầu xác nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Việc khai nhận di sản thừa kế và việc chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế thực hiện đúng quy định pháp luật. Sau đó, bà Loan đã làm các thủ tục để thay đổi chủ sở hữu tại nhà số 5 Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận, TP.HCM là đúng quy định. ️
Ngày 11.3, thông tin từ Sở Y tế TP.Cần Thơ cho biết, đã có kết luận về các nội dung tố cáo đối với BS.CK2 Lê Văn Đạt, Giám đốc Bệnh viện da liễu Cần Thơ; đồng thời xác định nhiều nội dung tố cáo là đúng từ đó phát hiện hàng loạt vi phạm.Trong 8 nội dung tố cáo đối với ông Đạt thì có 5 nội dung tố cáo đúng, 2 nội dung tố cáo đúng một phần như: ký hợp đồng lao động sai quy định gây ảnh hưởng tập thể; nhận bác sĩ H.T.T.M vào làm việc tại bệnh viện, cho trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh trong khi không có chứng chỉ hành nghề, vi phạm luật Khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che sai phạm chuyên môn của BS.CK1 T.D.H; chỉ đạo nhập mỹ phẩm giấy tờ chưa hợp lệ (nghi ngờ giả mạo) vào bệnh viện để sử dụng, vi phạm về nguyên tắc quản lý tài chính…Có 2 nội dung tố cáo đúng một phần là ban hành nhiều văn bản khống, sai quy định pháp luật, cố tình ngụy tạo, làm giả nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan nhà nước ban hành; thu hồi văn bản sai quy định. 1 nội dung tố cáo không đúng là chỉ đạo Phòng Tổ chức cán bộ - Hành chính quản trị làm sai quy định về quản lý và sử dụng con dấu. Sau khi làm rõ các nội dung tố cáo đối với Giám đốc Bệnh viện da liễu Cần Thơ, Sở Y tế TP.Cần Thơ cũng đưa nhận xét. Theo đó, việc thực hiện đúng các quy định khi tuyển dụng nhân sự và quy chế chi tiêu nội bộ, gây dư luận không tốt cho bệnh viện và gây ảnh hưởng tập thể bệnh viện. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho việc sai phạm trong chuyên môn của BS.CK1 T.D.H là vi phạm luật Khám, chữa bệnh. Cụ thể là việc phê duyệt sử dụng mỹ phẩm không theo hướng dẫn của nhà sản xuất được công bố. Đặc biệt, việc tuyển dụng bác sĩ H.T.T.M vào làm việc, được trực tiếp khám, chữa bệnh cho người dân dù không có chứng chỉ hành nghề không chỉ vi phạm luật Khám, chữa bệnh mà còn là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tạo phe phái để trục lợi cho lợi ích cá nhân, bất chấp các quy định của bệnh viện và pháp luật. Ngoài ra, việc thực hiện đúng các quy định khi tuyển dụng nhân sự nói trên đã ảnh hưởng tập thể với số tiền là 90.790.816 đồng.Một vi phạm nghiêm trọng khác được Sở Y tế TP.Cần Thơ chỉ rõ sau khi xác minh đơn tố cáo đối với BS Lê Văn Đạt, là việc chỉ đạo nhập mỹ phẩm giấy tờ chưa hợp lệ (nghi ngờ giả mạo) vào bệnh viện để sử dụng, vi phạm về nguyên tắc quản lý tài chính.Vi phạm này đã dẫn đến tình trạng bệnh viện kinh doanh và sử dụng 12 sản phẩm mỹ phẩm không được Cục Quản lý dược Bộ Y tế cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Trách nhiệm được xác định thuộc về Tổ chuyên gia xét thầu, dược sĩ phụ trách nhà thuốc, ban điều hành nhà thuốc và cá nhân Giám đốc Bệnh viện da liễu Cần Thơ.Về các biện pháp xử lý, Sở Y tế TP.Cần Thơ sẽ xem xét, kiểm điểm trách nhiệm đối với cá nhân Giám đốc, tập thể và Ban Giám đốc Bệnh viện da liễu Cần Thơ theo thẩm quyền. Đặc biệt, Sở Y tế TP.Cần Thơ cũng đã chuyển toàn bộ tài liệu, hồ sơ liên quan đến Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP.Cần Thơ để làm rõ hành vi giả mạo chữ ký, con dấu của cơ quan quản lý nhà nước trong phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH MTV TM HeCa (đã chuyển hồ sơ trong quá trình xác minh nội dung này).Sở Y tế TP.Cần Thơ cũng đề nghị Bệnh viện da liễu Cần Thơ thu hồi số tiền là 90.790.816 đồng do ký hợp đồng sai với BS H.H.K để nộp vào ngân sách của bệnh viện. Đồng thời, thực hiện tiêu hủy số mỹ phẩm có số phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm giả được niêm phong tại Bệnh viện da liễu Cần Thơ. Đáng chú ý, liên quan đến nội dung tố cáo Giám đốc Bệnh viện da liễu Cần Thơ có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thông đồng, bưng bít, bao che sai phạm chuyên môn của BS.CK1 T.D.H., Sở Y tế TP.Cần Thơ cũng khẳng định rõ đây là tố cáo đúng. Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, vụ việc từng gây xôn xao khi Bệnh viện da liễu Cần Thơ bị phản ánh đưa 4 loại mỹ phẩm thoa da vào toa mẫu để chỉ định tiêm vào da mặt bệnh nhân trong thời gian dài. 4 loại mỹ phẩm gồm: Goodndoc Vitamin C-16.5 Daily Whitening Serum; Goodndoc Hydra B5 Serum; Beauty Skin Vita C; Beauty Skin EGF Moisture. Trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp và hướng dẫn sử dụng thì cả 4 sản phẩm trên đều thuộc dạng "kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (mặt, chân, tay…).Tháng 11.2024, sau khi báo chí phản ánh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế TP.Cần Thơ làm rõ. Giải thích về việc sử dụng 4 loại mỹ phẩm trên máy tiêm Hydro Injector II, BS.CK2 Lê Văn Đạt, Giám đốc Bệnh viện da liễu Cần Thơ từng phân trần: "Kỹ thuật này không phải là tiêm mà là xiên xâm lấn tối thiểu. Máy tiêm tự động đa kim có gắn 9 đầu kim, khi hít chặt da mặt bệnh nhân, các đầu kim xiên qua lớp thượng bì khoảng 0,5 mm, dưỡng chất sẽ chảy theo những lỗ xiên đó vào lớp trung bì… nhằm giữ da ẩm và tăng độ đàn hồi da".Tuy nhiên, theo tố cáo gửi Sở Y tế TP.Cần Thơ thì việc đưa 4 loại mỹ phẩm thoa ngoài da vào toa mẫu, chỉ định dùng máy tiêm Hydro Injector II để tiêm vào da mặt cho bệnh nhân có nhiều khuất tất, sai sót chuyên môn.Cụ thể, ngày 9.12.2022, BS.CK1 T.D.H, Khoa thẩm mỹ đã đề xuất 4 sản phẩm mỹ phẩm kể trên vào toa mẫu của bệnh viện để chỉ định điều trị trẻ hóa da, sạm da cho bệnh nhân. Đề nghị này không thông qua Hội đồng thuốc và điều trị, không thông qua lãnh đạo phụ trách chuyên môn (không có văn bản - PV) mà trình thẳng cho giám đốc bệnh viện ký duyệt đưa vào sử dụng.Do là toa mẫu, sử dụng chung nên suốt hơn 1 năm sử dụng cho đến khi ngưng vào tháng 4.2024, đã có hàng trăm bệnh nhân được các bác sĩ của bệnh viện chỉ định điều trị tiêm 4 loại mỹ phẩm nói trên vào da mặt. Nhiều bệnh nhân phản ánh, trước khi tiêm, bác sĩ cho đắp mặt nạ ủ tê 45 phút nên khi tiêm chỉ đau châm chích. Về nhà thấy hơi rát, đỏ mặt 1 ngày, sau đó da mặt có căng lên khoảng 1 tuần rồi hết. Về chi phí điều trị, có người tiêm tổng cộng khoảng 4 lần, cộng với uống thuốc, thoa da hết tổng cộng hàng chục triệu đồng. ️