Giá heo hơi hôm nay 20.4.2024: Tiếp đà tăng chuẩn bị cho kỳ nghỉ dài
Ngày 21.2, ông Nguyễn Ngọc Thới, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thạnh Thới (Kiên Giang) cho biết, đơn vị đã khởi động chuyến phà chạy đêm từ Hà Tiên đi Phú Quốc.Theo đó, chuyến phà đầu tiên trong ngày khởi hành từ TP.Hà Tiên lúc 3 giờ 30 sáng đến cảng Đá Chồng (xã Bãi Thơm, TP.Phú Quốc); chuyến cuối trong ngày khởi hành lúc 18 giờ từ TP.Hà Tiên đến cảng Bãi Vòng (xã Hàm Ninh, TP.Phú Quốc). Thời gian di chuyển giữa 2 thành phố này khoảng 180 phút.Ngoài ra, tuyến tàu cao tốc từ TP.Rạch Giá đến TP.Phú Quốc và ngược lại cũng được mở rộng. Chuyến cuối trong ngày khởi hành lúc 14 giờ 45 phút hằng ngày.Với tuyến phà từ Hà Tiên đến Phú Quốc khởi hành lúc 3 giờ 30 sáng và cập cảng Đá Chồng (xã Bãi Thơm) lúc 6 giờ 30 sáng, du khách sẽ có thêm lựa chọn cho chuyến đi du lịch của mình.Anh Nguyễn Tấn Minh, du khách đến từ TP.Cần Thơ, nói: "Chúng tôi đi chuyến phà đêm để đến Phú Quốc là trời vừa sáng. Khi đó, sẽ tận hưởng được khung cảnh đón bình minh thật lung linh ở đảo ngọc, đồng thời có thêm thời gian tham quan tại đây".Như Thanh Niên đã thông tin, UBND tỉnh Kiên Giang có chủ trương thí điểm cho phép các hãng tàu, phà chạy tuyến cố định từ bờ ra đảo và chiều ngược lại trên vùng biển Kiên Giang. Theo đó, khung giờ áp dụng cho tàu, phà chạy ban đêm từ 4 giờ đến 6 giờ và từ 18 giờ đến 22 giờ. Thời gian thực hiện thí điểm đến hết ngày 31.12.2025 cho tất cả các tàu, phà ra đảo.Với việc phà chạy thêm vào ban đêm, có thể đến Phú Quốc với nhiều khung giờ linh hoạt hơn, kể cả đường biển, đường hàng không khi mà Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cũng đón các chuyến bay cả ban đêm.Vì sao nhiều tài khoản mạng xã hội bị 'bay màu' khi livestream?
Chiều 14.2 (tức mùng 5 tết Nguyên đán Giáp Thìn), dòng người từ các tỉnh miền Tây đổ về TP.HCM mỗi lúc một đông. Ở khu vực cửa ngõ H.Bình Chánh, lượng xe đông đúc và các phương tiện di chuyển mỗi lúc càng tăng.
Trời phải chịu đất
"[Hành động này là] Vì những người mà Tổng thống Mỹ đã tìm cách không cho họ hưởng quyền hợp pháp để trở thành công dân Mỹ. Và trẻ sơ sinh đang được sinh ra ngày hôm nay, ngày mai, mỗi ngày, trên khắp nước Mỹ. Và vì vậy, chúng ta phải hành động ngay bây giờ để khôi phục nguyên trạng, trở lại với luật pháp đã áp dụng tại nước Mỹ trong nhiều thế hệ, rằng một người là công dân Hoa Kỳ nếu bạn sinh ra trên đất Mỹ, chấm hết. Tổng thống không thể làm gì để thay đổi điều đó", ông Nick Brown - Tổng chưởng lý bang Washington phát biểu.Trong sắc lệnh hành pháp của mình, ông Trump đã chỉ đạo các cơ quan của Mỹ từ chối công nhận quyền công dân của trẻ em sinh ra tại Mỹ nếu cả cha lẫn mẹ đều không phải là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân hợp pháp.Vị thẩm phán cho biết quan điểm này “thật khó hiểu”.Các tiểu bang lập luận rằng sắc lệnh do ông Trump ký ban hành đã vi phạm quyền được ghi trong điều khoản về quyền công dân của Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ, theo đó quy định rằng bất kỳ ai sinh ra tại Mỹ đều là công dân nước này.Theo các tiểu bang do đảng Dân chủ lãnh đạo, hơn 150.000 trẻ sơ sinh sẽ bị từ chối quyền công dân mỗi năm nếu sắc lệnh của ông Trump được phép có hiệu lực.Một số vụ kiện khác cũng đang chờ xử lý trên toàn nước Mỹ, đứng đơn là các nhóm dân quyền và tổng chưởng lý thuộc đảng Dân chủ từ 22 tiểu bang. Các nguyên đơn nói sắc lệnh của ông Trump là hành vi vi phạm trắng trợn Hiến pháp Mỹ.Trong khi đó, 35 nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa của ông Trump tại Hạ viện Mỹ đã đệ trình riêng một dự luật theo đó quyền công dân Mỹ chỉ mặc nhiên được trao cho trẻ em ra đời ở nước Mỹ mà cha mẹ là công dân hoặc thường trú nhân hợp pháp.
Ngày 9.1.2025, trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào đã thay mặt Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trao hợp đồng nhượng quyền (Concession Agreement) dự án điện gió Savan 1 cho Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 (đơn vị thành viên của T&T Group).Theo hợp đồng nhượng quyền, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đồng ý cho Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 thiết kế, xây dựng, sở hữu và vận hành dự án điện gió Savan 1 với thời hạn hợp đồng lên tới 25 năm để xuất khẩu điện về Việt Nam. Dự án được triển khai tại huyện Phin, tỉnh Savannakhet, Lào với tổng công suất lắp đặt lên tới 495 MW và tổng mức đầu tư khoảng 768 triệu USD. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án có công suất lắp đặt 300 MW, tổng vốn đầu tư hơn 490 triệu USD và đưa vào vận hành thương mại trong cuối năm 2025.Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 cho biết, việc ký kết hợp đồng nhượng quyền dự án điện gió Savan 1 với Chính phủ Lào là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước khởi đầu trong chiến lược đầu tư năng lượng "xuyên biên giới" của T&T Group. Không chỉ góp phần phát triển lĩnh vực đầy tiềm năng của quốc gia láng giềng, đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước thông qua việc sản xuất và xuất khẩu điện về Việt Nam, đây cũng là sự kiện quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào. "Nhà máy điện gió Savan 1 sẽ là dự án tiên phong và là nền tảng, cơ sở để Tập đoàn tiếp tục triển khai đầu tư nhiều dự án năng lượng khác tại Lào trong thời gian tới", bà Nguyễn Thị Thanh Bình nhấn mạnh.Việc đầu tư Nhà máy điện gió Savan 1 và liên kết với lưới truyền tải quốc gia có ý nghĩa quan trọng, góp phần tăng nguồn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, từng bước hiện thực hóa cam kết hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào cũng như phù hợp với định hướng nhập khẩu điện tại Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15.5.2023.Đây cũng sẽ là dự án điện gió trên bờ có quy mô lớn nhất mà Tập đoàn T&T Group đầu tư cho đến nay, góp phần mở rộng danh mục đầu tư của Tập đoàn T&T Group để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2035, tổng công suất phát điện của các nhà máy điện năng lượng tái tạo và phát thải carbon thấp dự kiến đạt khoảng 12-15 GW, chiếm khoảng 10% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam.Cũng trong khuôn khổ sự kiện, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Chủ tịch Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 và ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cũng đã trao Thỏa thuận thu xếp vốn cho dự án, mở ra cơ hội hợp tác chiến lược của T&T Group và Ngân hàng MB trong lĩnh vực năng lượng. Theo thỏa thuận, Ngân hàng MB sẽ là ngân hàng đầu mối cam kết thu xếp thành công và phân bổ toàn bộ gói tài trợ để chủ đầu tư thực hiện triển khai giai đoạn 1 của dự án điện gió Savan 1.Hiện nay, ở trong nước, T&T Group đã đưa vào vận hành 10 dự án điện gió, điện mặt trời tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Gia Lai,… với tổng công suất lắp đặt và hòa lưới điện quốc gia đạt gần 1.000 MW. Ngoài ra, T&T Group cũng đang liên doanh cùng KOGAS, KOSPO, HANWHA (Hàn Quốc) triển khai dự án điện khí LNG Hải Lăng Giai đoạn 1 có công suất 1.500 MW, vốn đầu tư khoảng 2,5 tỉ USD. Không dừng lại ở đó, nhằm tiếp tục khẳng định uy tín của nhà đầu tư, phát triển năng lượng hàng đầu tại Việt Nam, Tập đoàn của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp uy tín trên thế giới để khai mở những lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, như: hợp tác cùng Tập đoàn SK (Hàn Quốc) để sản xuất hydrogen xanh, thu hồi khí thải carbon và đầu tư tổ hợp khí tại Quảng Trị; hợp tác cùng Tập đoàn Erex (Nhật Bản) để nghiên cứu đầu tư các dự án nhà máy điện sinh khối; hợp tác với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam; hợp tác với Cospowers và Goldwind (Trung Quốc) để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ, phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng…
Phú Quốc ngưng hoạt động toàn bộ tàu, phà do thời tiết xấu
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn . Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas. "Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu. "Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm. Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.