Thời tiết TP.HCM, Nam bộ mùng 4 - 5 tết: Sáng se lạnh, trưa chiều nắng nóng
Theo đó, tối qua 14.3 nhiều trang mạng xã hội ào ạt chia sẻ hình ảnh mặt trăng có màu đỏ thẫm như máu cùng dòng trạng thái khẳng định: "Bầu trời ngay lúc này được chụp tại Tà Xùa, Sơn La".Chưa rõ độ thực hư của hình ảnh, thông tin trên, tuy nhiên các bài đăng nhanh chóng nhận về lượt tương tác "khủng". Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự ngạc nhiên, khẳng định đây là hiện tượng nguyệt thực ở Việt Nam hay còn gọi là "trăng máu". Mặt khác nhiều ý kiến phản bác, cho rằng tối qua Việt Nam không có hiện tượng nguyệt thực, đây có thể là một hiện tượng khác hoặc hình ảnh đã qua chỉnh sửa. Tài khoản Mai Thế Biển bình luận sau khi quan sát hình ảnh: "Trăng máu!"."Nhìn giống AI vẽ hơn", Dương Yumi Nguyễn nhận xét. Nickname Anh Piano cho biết: "Chỗ mình trăng vẫn sáng vằng vặc". Tài khoản Ngọc Ngà nói: "Mình ở Hà Giang, nãy trăng vừa lên mình thấy trăng đỏ lắm mà giờ hết đỏ rồi!".Cũng trong hôm qua 14.3, nhiều nơi khác trên thế giới như ở Mỹ, Canada và các nước còn lại ở Bắc và Nam Mỹ có vị trí lý tưởng để chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi trăng tròn chuyển sang màu đỏ trong hơn 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, hiện tượng này hoàn toàn không thể quan sát được ở Việt Nam.Trăng tròn tháng 3 được gọi là Trăng Giun. Tên của nó bắt nguồn từ những con giun đất xuất hiện khi đất ấm lên. Người Anglo Saxon gọi trăng tròn tháng 3 là Trăng Mùa Chay, bắt nguồn từ tiếng Đức và có nghĩa là mùa xuân. Trăng Mùa Chay cũng được dùng để chỉ thời kỳ mùa chay của Kitô giáo trước Lễ Phục sinh.Những tên gọi khác cũng liên quan đến sự "thức tỉnh" của thiên nhiên vào mùa xuân: các bộ lạc người Mỹ bản địa gọi nó là Trăng Quạ, Trăng Vỏ Tuyết và Trăng Nhựa Cây hoặc Trăng Đường . Những cái tên của người châu Âu là Trăng Gió, Trăng Cày, Trăng Chết.Quan sát những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, một chuyên gia cho biết những ý kiến khẳng định tối qua Việt Nam có nguyệt thực là hoàn toàn không chính xác. Theo đó, trong lần nguyệt thực ngày 13 - 14.3, Việt Nam không nằm trong vùng quan sát được.Trong năm 2025 này, người yêu thiên văn văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lần nguyệt thực toàn phần nhưng phải chờ đến tháng 9.2025 tới đây. Nguyệt thực này diễn ra vào ngày 7 - 8.9, có thể quan sát được tại châu Âu, châu Á, Úc, châu Phi và một số khu vực phía đông Nam Mỹ, Alaska và Nam Cực. Về hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội tối qua, chưa thể khẳng định được thực hư và độ chính xác, tuy nhiên chuyên gia này cho rằng không loại trừ khả năng ảnh đã qua chỉnh sửa để mặt trăng trở nên đỏ hơn. Trên thực tế, nhiều người cũng đã từng chứng kiến mặt trăng có màu đỏ như máu ở đường chân trời dù không xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?Chia sẻ với Thanh Niên, anh Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cho biết khi ánh sáng từ mặt trăng, mặt trời đến mắt chúng ta sẽ phải đi qua bầu khí quyển của trái đất, và có hiện tượng tán xạ của các hạt phân tử khí, hạt bụt, hạt hơi nước trong bầu khí quyển với ánh sáng này.Các ánh sáng có bước sóng ngắn như màu xanh da trời dễ bị tán xạ hơn các ánh sáng bước sóng dài như màu đỏ. Khi mặt trăng, mặt trời ở thấp dưới chân trời lúc bình minh hay hoàng hôn, ánh sáng từ các thiên thể này sẽ đi qua lớp khí quyển dày hơn và hiện tượng tán xạ xảy ra càng mạnh vì thế sẽ có màu đậm hơn với khi nó ở trên cao.Đặc biệt nếu trong khí quyển có nhiều hơi nước, hoặc ô nhiễm khói bụi thì hầu hết ánh sáng bước sóng ngắn đều bị tán xạ chỉ có bước sóng dài, màu đỏ là đến được mắt ta."Vì thế đôi lúc ta thấy mặt trăng đỏ như máu, hay mặt trời đỏ ở phía chân trời, đó là dấu hiệu của bầu trời bị ô nhiễm không khí nặng hoặc do hơi ẩm nhiều. Như vậy, ô nhiễm không khí càng nhiều hoặc hơi ẩm càng cao thì màu sắc mặt trăng càng đỏ", Cựu chủ nhiệm HAAC lý giải.Dàn sao sáng tạo phấn khích sau giải bóng rổ từ thiện All-Stars
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:Ngày 4.3, trao đổi với Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP.Nam Định (tỉnh Nam Định), cho biết đơn vị đã ban hành văn bản yêu cầu các bên liên quan xác minh sự việc người dân tố bị Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên (TP.Nam Định) ép mua hũ tro cốt với giá cao.Văn bản nêu rõ, hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền clip phản ảnh việc Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên không cho gia đình thân nhân người chết mang quách hoặc hũ tro cốt từ bên ngoài vào trong công ty để đựng tro cốt sau khi thiêu, mà công ty bắt ép phải mua quách hoặc hũ tro cốt của đơn vị bày bán với giá cao.Cùng với chi phí phát sinh thêm 3,5 triệu đồng nếu muốn lấy cốt đẹp. Hợp đồng dịch vụ thiêu ban đầu 4,5 triệu đồng, thế nhưng khi đến nơi vào làm hợp đồng thì bên tư vấn viên chỉ tư vấn mức giá 8 triệu đồng và 10 triệu đồng (tức là bỏ qua gói 4,5 triệu đồng và chỉ chắc chắn nói có 2 mức gói 8 và 10 triệu đồng).Trước đó, ngày 3.3, tài khoản T.C đã đăng tải hình ảnh, clip về nhân viên Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên "ép" người dân mua quách giá cao khiến dư luận phẫn nộ.Trong đoạn clip được đăng tải, những người đang đeo khăn tang tỏ ra bức xúc với nhân viên Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên khi phải trả giá cao để mua hũ tro cốt cho người thân. "Tôi không có tiền, có mỗi cái quách mà bắt tôi mua với giá 9 - 10 triệu, tôi không thể bình tĩnh được", người dân phản ứng. Vương Tịnh Văn, 35 tuổi, là một trong những drag queen đời đầu tại Sài Gòn. Khi drag queen chưa phổ biến tại Việt Nam, người ta chỉ biết đến "lipsync show", nơi những nghệ sĩ biểu diễn lại những ca khúc nổi tiếng. Tuy nhiên, với làn sóng internet, drag queen dần trở thành một bộ môn nghệ thuật đầy hấp dẫn, nơi sự sáng tạo lên ngôi."Lúc trước, mình trang điểm đậm quá người ta cũng chê. Có người bảo nhìn ghê quá, xấu quá... nhưng mình phải chấp nhận, đó là sự đa dạng trong nghệ thuật" - chị Văn trải lòng.15 năm trước, chị Văn bước lên sân khấu với lối trang điểm đậm và phong cách hút mắt. Khi đó, drag queen vẫn chưa được đón nhận rộng rãi tại Việt Nam, các nghệ sĩ phải tự mày mò học hỏi qua những đoạn clip biểu diễn ngắn trên mạng.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Tưng bừng khai mạc lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn tại TP.HCM
Theo trang Earth ngày 25.1, sỏi mật trâu bò, được dùng để bào chế vị thuốc ngưu hoàng trong Đông y, đang trở thành mặt hàng thịnh hành trong thị trường chợ đen và các đường dây buôn lậu toàn cầu. Các băng nhóm tội phạm trên nhiều châu lục đã bắt đầu săn lùng sỏi mật, đặc biệt ở những nước có thế mạnh về sản lượng xuất khẩu gia súc như Brazil. Những thông tin truyền nhau về mức độ quý hiếm của sỏi mật bò khiến khi đêm xuống, các lò mổ tại Brazil trở thành mục tiêu của kẻ trộm. Sỏi mật gia súc đã trở nên có giá trị đến mức các thương nhân chợ đen sẵn sàng trả tới 5.800 USD/ounce (hơn 145 triệu đồng), gấp đôi giá vàng.Sỏi trong mật trâu bò đã được dùng làm thuốc đông y từ lâu đời và chỉ xuất hiện ở những con trâu bò bị bệnh. Sỏi thường được sấy khô, nghiền thành bột và sau đó kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những viên thuốc mà một số người tin rằng có thể giúp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ. Một số lời đồn phóng đại sỏi mật bò như một loại "thần dược" trị bách bệnh càng khiến giá mặt hàng này tăng và đẩy mạnh làn sóng săn lùng sỏi mật ở các lò mổ bò.Nhu cầu tăng đã tạo ra làn sóng săn lùng sỏi mật bỏ ở Mỹ, Úc và đặc biệt là Brazil - quốc gia xuất khẩu bò lớn nhất thế giới năm 2023. Buôn bán sỏi mật trâu bò không bị cấm tại Brazil, song hoạt động trao đổi vật phẩm này đang được nở rộ ở thị trường chợ đen. "Người ta nghe về giá cao và họ dần mất kiểm soát" nhà nghiên cứu Daniela Gomes da Silva từ Đại học bang Sao Paulo (Brazil) nói với The Wall Street Journal.Điều tra viên tại Brazil Rafael Faria nói rằng ban đầu "còn tưởng đây là trò đùa", tuy nhiên ngày các xuất hiện các vụ trộm và buôn lậu sỏi mật bò để mang đến tay người mua. Mới đây, một nhóm cướp có vũ trang đã đột nhập trang trại ở gần thành phố Barretos, Brazil, trói chủ nhà cùng người cháu trai 6 tuổi trước khi bỏ trốn với số sỏi mật bò trị giá 50.000 USD.
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Nhà ở xã hội TP.HCM chậm tiến độ vì sai đối tượng
Sau khi đắc cử nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2016, ông Trump đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản khi ấy là ông Shinzo Abe tại dinh thự riêng.Ông Ishiba hiện chưa có được mối quan hệ cá nhân thân thiết với ông Trump như ông Abe, nên không có những ưu thế và thuận lợi như vậy.Mối quan hệ Mỹ - Nhật quan trọng đối với ông Ishiba hơn đối với ông Trump, bởi Mỹ chỉ cạnh tranh chiến lược với Nga và Trung Quốc. Còn Nhật Bản thì không chỉ vướng mắc trực tiếp với cả Trung Quốc lẫn Nga và lại còn bị thách thức và đe dọa an ninh bởi CHDCND Triều Tiên. Washington cần Tokyo làm đồng minh quân sự chiến lược, trong khi Tokyo cần Washington làm chỗ dựa và sự đảm bảo an ninh.Chính vì thế, ông Ishiba có nhu cầu lớn và cấp thiết trong việc tranh thủ cá nhân ông Trump và tránh để xảy ra xung khắc thương mại giữa hai nước trong bối cảnh tân chủ nhân Nhà Trắng chủ ý sử dụng thuế quan làm công cụ để đạt được mục đích và lợi ích trong quan hệ với các đối tác bên ngoài. Ông Trump muốn Nhật Bản khắc phục xuất siêu đối với Mỹ, thì ông Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ nhập khẩu nhiều hơn dầu lửa và khí đốt của Mỹ. Ông Trump muốn bảo hộ sản xuất ở Mỹ thì ông Ishiba cam kết tăng cường đầu tư vào Mỹ. Và ông Ishiba làm ông Trump hài lòng khi chủ động tăng ngân sách quốc phòng.Sự lụy này trong thực chất không ghê gớm gì đối với Tokyo, vì đằng nào Nhật Bản cũng phải nhập khẩu khí đốt và dầu mỏ nhiều hơn, đằng nào cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài và đằng nào cũng chủ trương tăng ngân sách quốc phòng bất kể ông Trump trở lại hay không trở lại cầm quyền ở Mỹ. Vì thế, Tokyo lụy nhỏ nhưng lại thu về lợi lớn đấy!