Tài xế ô tô bật ‘nhầm’ đèn cảnh báo nguy hiểm, gây tai nạn cho xe máy
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Phong cách Barbiecore: Gam màu hồng thống trị trong năm nay
Tập 123 Mái ấm gia đình Việt lên sóng với sự góp mặt của dàn khách mời gồm Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa, diễn viên Phát La, cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng. Họ vượt qua các thử thách để giúp đỡ 3 hoàn cảnh khó khăn gồm Trần Thị Trà My, Hoàng Thị Bảo Trâm và Hoàng Văn Khôi. Trong chương trình, hoàn cảnh của em Hoàng Thị Bảo Trâm khiến nhiều người xót xa. Năm 2018, cha cô bé mất do tai nạn, khiến gia đình rơi vào bế tắc. Chị Cúc - mẹ Bảo Trâm vốn làm nông, không có công việc ổn định lại phải chăm sóc 2 con nhỏ và mẹ già. Biết mẹ vất vả, Trâm tự nhủ phải học thật giỏi để có công việc ổn định lo cho gia đình. Em hy vọng có một số tiền để sửa nhà, lót lại phần sân bị vỡ. Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa xúc động khi lắng nghe câu chuyện. Cô nói: “Bé chỉ mới học lớp 6 thôi mà hiểu chuyện đến mức đau lòng. Tôi xúc động khi thấy bé rất nỗ lực, thương mẹ và luôn cố gắng để lo cho người thân”, nàng hậu chia sẻ. Cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng thương Bảo Trâm vì mất cha ở độ tuổi còn quá nhỏ, cũng xót xa cho người mẹ vì vất vả trăm bề. Anh dành nhiều lời khích lệ đến các nhân vật, hứa sẽ cố gắng hết mình trong các thử thách để mang về phần thưởng giá trị cho các gia đình. Diễn viên Phát La đồng cảm nói: “Tôi cũng là một cậu bé lớn lên không có sự dẫn dắt của cha nên rất hiểu cảm giác của các bé ngay lúc này. Nhưng bản thân tôi đã tìm được cách để vượt qua sự thiếu thốn đó. Giờ đây, tôi đã đủ mạnh mẽ để một mình đương đầu với những khó khăn trong cuộc đời mà không có sự dẫn dắt của cha. Tôi hy vọng các bé cũng sẽ dần dần học được điều đó, mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trong tương lai”. Bước vào thử thách chính, Phát La, Bùi Quỳnh Hoa và Nhâm Mạnh Dũng lần lượt kết hợp với các em nhỏ vượt qua thử thách ném phi tiêu. Việc chạy liên tục để hỗ trợ cho cả 3 gia đình khiến dàn khách mời đuối sức, song vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ở thử thách khác, Bùi Quỳnh Hoa thích thú khi được đọ trình đá bóng với Nhâm Mạnh Dũng. Với yêu cầu từ ban tổ chức, nam cầu thủ trở thành điểm sáng, giúp cả đội sớm vượt qua thử thách. Trải qua các vòng thi, em Trần Thị Trà My nhận về 15 triệu đồng. Em Hoàng Thị Bảo Trâm về nhì, nhận 20 triệu đồng. Còn gia đình em Hoàng Văn Khôi tiếp tục bước vào vòng đặc biệt, giành được cơ hội rút bảng logo và mang về số tiền thưởng 65 triệu đồng từ Tập đoàn Hoa Sen. Ngoài ra, dưới sự vận động của dàn khách mời đã thu về hơn 160 triệu đồng, hỗ trợ các em nhỏ vươn lên trong cuộc sống.
Ưu, nhược Hyundai Custin: 'Kẻ hủy diệt' Toyota Innova?
Với những món bánh thơm ngon, giá cả phải chăng, khu chợ trở thành điểm đến yêu thích của không chỉ người Hồi giáo mà còn của nhiều bạn trẻ không theo đạo, tò mò muốn tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa của cộng đồng này.Năm nay, chợ diễn ra hàng ngày từ 13 giờ chiều đến khi mặt trời lặn, từ ngày 28.2 đến 30.3. Nguyễn Thị Minh Như, sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho biết đây là lần đầu tiên cô đến tham quan chợ Hồi giáo. Như nghe nói về khu chợ qua mạng xã hội, thấy nhiều người rỉ tai nhau rằng chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon của người Hồi giáo, thế là quyết định ghé thử một lần.Khi đến chợ, Như ngạc nhiên khi thấy đông đảo bạn trẻ vừa đi vừa tìm hiểu về các món ăn, quay phim và chụp ảnh. "Mình không ngờ là có nhiều người đến đây như vậy. Đặc biệt, mình được người bán giới thiệu những món bánh như bánh gan, saykaya và plata, không chỉ thơm ngon mà giá lại rất rẻ, chỉ từ 5.000 – 20.000 đồng/cái", Như chia sẻ.Một trong những điều thú vị mà Như phát hiện chính là sự sáng tạo trong các món ăn. Do đạo Hồi không ăn thịt heo, các món ăn được biến tấu rất độc đáo. Chẳng hạn, bún riêu không phải nấu với thịt heo mà thay vào đó là cua, xương gà... Còn các món bánh thì đều có nước dừa bùi bùi, thơm thơm, khiến ai cũng mê mẩn khi thử một lần.Ở một góc chợ, Saly (20 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), đang chuẩn bị bánh để bán. Cô cho biết mình làm hơn 10 loại bánh, tất cả đều là những món truyền thống của người dân ở đây. "Chợ này không chỉ là nơi bán đồ ăn, mà còn là nơi gắn kết cộng đồng. Khu nhà mình có hơn 3.000 người dân sinh sống và luôn duy trì các phong tục truyền thống qua từng thế hệ, từ ẩm thực, trang phục…", Saly chia sẻ.Theo Saly, khu chợ ẩm thực này không chỉ dành cho những người theo đạo Hồi, mà còn thu hút rất nhiều khách không theo đạo. "Có những người không phải là tín đồ Hồi giáo nhưng vẫn đến vì đồ ăn ngon và vì muốn tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của chúng mình", Saly nói thêm.Cô gái nói trong tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo thực hiện nghi thức ăn chay và chỉ ăn uống trong hai bữa chính: Suhoor (bữa ăn trước bình minh) và Iftar (bữa ăn vào lúc hoàng hôn). Còn lại mọi người phải nhịn ăn và uống từ sáng cho đến khi mặt trời lặn, chính vì vậy, khu chợ này trở thành điểm đến quan trọng để mua sắm…"Chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon như trà, sương sáo, khoai mì nướng… Món nào cũng thơm ngon. Mọi người luôn cố gắng mang đến những món ăn mới lạ để các bạn có thể khám phá", Saly cho biết. Cô cũng chia sẻ rằng mỗi người trong khu chợ này đều có phong cách làm bánh riêng, tạo nên sự đa dạng và độc đáo cho từng món ăn.Vào lúc 18 giờ 10 hằng ngày, khi mặt trời lặn, mọi người sẽ cùng nhau "xả chay", tức là ăn uống bình thường. Phụ nữ quây quần cùng nhau dùng bữa, còn đàn ông thì đến thánh đường làm lễ. Sau đó, cả gia đình Saly sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị món ăn cho ngày hôm sau. "Chúng mình coi đây là một nét văn hóa rất đặc biệt, nơi không chỉ có những món ăn ngon mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, giữ gìn truyền thống qua mỗi ngày lễ", Saly chia sẻ.Ha (19 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), cũng tham gia giúp gia đình buôn bán trong tháng Ramadan. Mỗi ngày từ 11 đến 12 giờ, cô sẽ trông quầy nước trái cây cho đến khi hết hàng. Với những món ăn ngon, giá cả phải chăng và không khí vui vẻ, Ha tin rằng đây sẽ là điểm đến lý tưởng để mọi người cùng chia sẻ và khám phá vẻ đẹp của ẩm thực và văn hóa Hồi giáo.
Khu vực miền Trung và Tây nguyên, mức giá 61.000 đồng/kg duy trì tại Lâm Đồng. Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa tiếp tục có giá heo hơi thấp nhất cả nước với 58.000 đồng/kg. Các tỉnh thành khác có giá phổ biến từ 59.000 - 60.000 đồng/kg.
10 đại biểu thanh niên Việt Nam tham gia SSEAYP 2023 gồm những ai?
Ngày 9.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã triển khai quyết định khởi tố bị can, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Cao Thanh Sang, cựu Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở GTVT Sóc Trăng để điều tra về hành vi nhận hối lộ. Sau khi nhận quyết định khởi tố bị can, chứng kiến cơ quan chức năng khám xét nơi làm việc, ông Sang được đưa về nhà riêng trên đường Trương Công Định, P.2, TP.Sóc Trăng để chứng kiến khám xét nơi ở.Trước đó, ngày 19.3.2024, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã quyết định khởi tố vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Sở GTVT Sóc Trăng. Việc khởi tố để điều tra, làm rõ đơn tố giác tội phạm của một doanh nghiệp liên quan đến một cán bộ của đơn vị này nhận hối lộ khoảng 4 tỉ đồng.Người tố cáo là T.T.S, Chủ tịch HĐTV, kiêm Giám đốc Công ty S.P (có trụ sở tại Sóc Trăng). Ông S. tố giác ông Sang có hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn, gây khó khăn cho doanh nghiệp của ông để nhận tiền cấp phù hiệu.Theo nội dung tố giác, từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016, ông S. nộp thủ tục xin cấp phù hiệu tại Sở GTVT Sóc Trăng thì luôn bị cấp chậm và gây khó khăn về thủ tục. Sau nhiều lần bị gây khó khăn, ông S. chủ động tìm gặp một cán bộ có thẩm quyền ký, cấp phù hiệu cho các xe hoạt động kinh doanh thuộc sở này để xin được cấp phù hiệu nhanh chóng, đúng thời gian, không gây khó dễ.Ông Sang được cho là đồng ý với đề nghị để cấp phù hiệu nhanh gọn, mỗi xe được cấp phù hiệu phải nộp số tiền 500.000 đồng. Do lo sợ gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên ông S. đồng ý đưa tiền theo yêu cầu. Tổng số xe do công ty của ông S. quản lý từ 280 đến 1.800 đầu xe (tùy thuộc từng thời điểm và nhu cầu vận tải).Ông S. đưa tiền cho cán bộ này từ đầu năm 2015 đến đầu năm 2023, số tiền đưa được tính hằng tháng, mỗi tháng từ 3,5 - 90 triệu đồng (tùy vào số lượng xe được cấp). Tổng số tiền ông S. đã đưa ước tính khoảng 4 tỉ đồng. Cho rằng cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn doanh nghiệp để nhận tiền cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải là trái quy định pháp luật, doanh nghiệp đã làm đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng tố giác hành vi nhận hối lộ.

Đà Nẵng: Xử phạt người đăng thông tin 'hộp cơm chỉ có thịt chuột' ở Quảng Nam
Muốn một Phú Quốc 'phi thường', phải có cơ chế 'phi thường'
Microsoft đang đẩy mạnh việc tích hợp các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến vào các sản phẩm của mình nhằm mở rộng khả năng tiếp cận cho người dùng. Kể từ khi ra mắt Copilot vào năm 2022, công ty đã không ngừng cải tiến công cụ này giúp người dùng dễ dàng truy cập thông tin và nhận câu trả lời cho các yêu cầu của họ, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo.Giờ đây, Microsoft tiến xa hơn nữa khi công bố một bước tiến quan trọng: cung cấp quyền truy cập miễn phí không giới hạn vào các tính năng Voice và Think Deeper. Đặc biệt, các tính năng này được hỗ trợ bởi mô hình o1 tiên tiến nhất hiện nay của OpenAI, điều này không chỉ giúp người dùng Copilot có thêm nhiều khả năng mạnh mẽ mà còn thể hiện cam kết của Microsoft trong việc làm cho công nghệ AI trở nên dễ tiếp cận hơn.Bất chấp phải cạnh tranh với các công cụ AI khác như ChatGPT của OpenAI và Gemini của Google, Microsoft vẫn kiên định phát triển các sản phẩm AI của riêng mình. Việc DeepSeek gia tăng sự phổ biến đã thúc đẩy nhiều công ty khác cũng tham gia vào cuộc đua này thông qua nhiều bản cập nhật và sáng kiến mới.Chia sẻ trên X, một lãnh đạo của Microsoft nhấn mạnh công ty đang nỗ lực mở rộng khả năng sử dụng của Copilot. Bằng cách cung cấp quyền truy cập miễn phí không giới hạn, Microsoft đang góp phần vào xu hướng chung trong ngành công nghiệp, đó là "dân chủ hóa AI".Ngoài việc tích hợp mô hình o1 của OpenAI, Copilot còn được trang bị khả năng mở rộng cuộc trò chuyện và giải quyết các vấn đề phức tạp hơn. Người dùng sẽ có một đối tác AI cộng tác để thực hiện nhiều lần lặp lại, tinh chỉnh ý tưởng và cải thiện phản hồi. Với những bước đi này, Microsoft đang khẳng định vị thế của mình trong kỷ nguyên mới của AI khi tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao tính có sẵn cho mọi người.
'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 54: Đức Anh lại cho Hân 'mọc sừng'?
"Chỉ vài phút trước, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để thành lập Quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược", David Sacks, chuyên gia về AI (trí tuệ nhân tạo) và tiền mã hóa của Nhà Trắng, thông báo trên X vào sáng 7.3.Sacks cho biết, quỹ dự trữ sẽ dùng nguồn Bitcoin (BTC) thuộc sở hữu chính phủ liên bang, có được từ quá trình tịch thu tài sản hình sự hoặc dân sự. Điều này đồng nghĩa chính phủ Mỹ không dùng tiền để mua thêm Bitcoin như kỳ vọng của cộng đồng. Theo Coinmarketcap, giá Bitcoin đã giảm 6% từ 90.400 USD xuống còn 84.979 USD, sau thông báo. Những token trong danh sách được "Trump chọn" trước đó cũng đồng loạt giảm giá mạnh. Ethereum (ETH) giảm 4%, Ripple (XRP) giảm 7%, Solana (SOL) giảm 5,14% trong khi Cardano (ADA) giảm 9,19%.Dữ liệu của Arkham Intelligence cho thấy chính phủ Mỹ không nắm giữ bất kỳ XRP, SOL hay ADA nào. Trong khi đó lượng tiền mã hóa lớn nhất hiện tại là 198.109 Bitcoin, trị giá khoảng 17,87 tỉ USD theo tỷ giá hiện nay. Lượng Ethereum Nhà Trắng đang sở hữu trị giá khoảng 119 triệu USD. USDT - stablecoin (tiền mã hóa được neo giá trị 1:1 theo USDT) - chính phủ liên bang đang nắm giữ là 122 triệu USD. David Sacks cho biết đến nay vẫn chưa có cuộc kiểm toán đầy đủ nào về số lượng tiền mã hóa chính phủ Mỹ đang nắm giữ. Lệnh hành pháp mới nhất của ông Trump cũng "chỉ đạo một cuộc kiểm toán về loại tài sản này".Nhà Trắng cho biết các cơ quan phải báo cáo đầy đủ về số tiền điện tử mà họ nắm giữ cho Bộ trưởng Tài chính và nhóm công tác về tiền điện tử của tổng thống được thành lập vào tháng 1. Sắc lệnh hành pháp này nhằm nghiên cứu kỹ lưỡng về việc tạo thêm một kho dự trữ tiền mã hóa cho Mỹ. Theo đó, toàn bộ Bitcoin bị Bộ Tài chính tịch thu sẽ được đưa vào quỹ dự trữ. Các cơ quan liên bang khác "sẽ đánh giá thẩm quyền pháp lý" để chuyển bất kỳ Bitcoin nào họ sở hữu vào quỹ dự trữ. Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Thương mại Mỹ sẽ đưa ra "chiến lược trung lập về ngân sách" để mua thêm Bitcoin làm dự trữ. Điều kiện là những chiến lược này không gây thêm gánh nặng cho người nộp thuế ở Mỹ. Trước đó ông Trump bất ngờ thông báo sẽ đưa 5 token đầu tiên vào Quỹ dự trữ Tiền điện tử, trong đó có Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Ripple (XRP), Solana (SOL) và Cardano (ADA). Các token này đều tăng giá sau thông báo nhưng nhanh chóng lao dốc chỉ ít ngày sau đó.Quỹ tiền số của ông Trump cũng vấp phải nhiều tranh cãi lớn trong cộng đồng khi đưa những token như Ripple, Cardano vào danh sách. Điều này khiến nhiều người hoài nghi rằng tổng thống Mỹ có thật sự nghiêm túc với chính sách "phục hưng ngành công nghiệp tiền số" cho nước Mỹ. "Tôi hiểu lý do cho một quỹ dự trữ Bitcoin Chúng ta có quỹ dự trữ vàng, Bitcoin là vàng kỹ thuật số và còn tốt hơn vàng vật lý nên cần dự trữ nhiều Bitcoin hơn nữa. Nhưng lý do cho việc dự trữ XRP là gì? Tại sao chúng ta lại cần nó", chuyên gia phân tích tài chính Peter Schiff bình luận trên X về quỹ dự trữ tiền số của ông Trump.Tin tức lạc quan hiếm hoi về quỹ dự trữ tiền mã hóa của ông Trump là cam kết "không bán bất kỳ Bitcoin nào được đưa vào dự trữ". Sacks cho biết việc này nhằm xây cho Mỹ một "pháo đài kỹ thuật số trong thị trường tiền mã hóa".
Suvip 9 Club
Đây là chia sẻ của GS-TS Phan Trung Lý, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tại Hội thảo chuyên đề “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo” do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng nay 4.1.Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ hội thảo quốc tế SIU Prize và lễ trao giải SIU Prize Computer Science 2024 từ ngày 4-11.1, thu hút gần 20 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học.GS-TS Phan Trung Lý cho biết theo kết quả đánh giá và công bố trong báo cáo chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Chính phủ do Oxford Insight thực hiện năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 5/10 trong khối ASEAN về khai thác ứng dụng AI để vận hành và cung cấp dịch vụ, tăng 1 bậc so với năm 2022."Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI cũng đã và đang làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về các rủi ro tiềm ẩn từ các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý. Điều đáng quan ngại nhất là ngày càng xuất hiện và phổ biến việc AI đã và đang bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm", GS-TS Phan Trung Lý nêu.Bên cạnh đó, việc phát triển AI cũng đã có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân, như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc làm...Vì thế, theo ông Lý, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về AI ở Việt Nam đang đặt ra cấp thiết, nhằm quản trị AI để phát huy được những yếu tố tích cực, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc ứng dụng công nghệ này.GS-TS Phan Trung Lý viện dẫn trên thế giới, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 21.3.2024, nghị quyết toàn cầu đầu tiên về AI nhằm kêu gọi các nước chung tay bảo vệ quyền con người, bảo vệ dữ liệu cá nhân và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ này.Ngày 30.10.2023, cơ quan hành pháp của Tổng thống Mỹ cũng có sắc lệnh về phát triển và sử dụng AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy. Sắc lệnh này nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển AI có trách nhiệm, tập trung vào các lĩnh vực, như dữ liệu cá nhân, hạt nhân, sinh học."Luật của Liên minh châu Âu tháng 2-2024 về AI đã được Nghị viện châu Âu thông qua. Đây là đạo luật đầu tiên trên thế giới điều chỉnh toàn diện các vấn đề về AI. Mục tiêu chính của đạo luật này là khuyến khích phát triển các hệ thống AI có đạo đức và trách nhiệm. Theo đó, trong việc nghiên cứu và phát triển AI cần thiết lập các nguyên tắc về tiêu chuẩn rõ ràng để bảo đảm các công nghệ AI tôn trọng các quyền cơ bản và nguyên tắc đạo đức", ông Lý chia sẻ.Được biết, tại dự thảo luật Công nghiệp số (tháng 7.2024), AI đã được đề cập ở mục 5, trong đó có nội dung về thúc đẩy phát triển và ứng dụng AI; xây dựng nguyên tắc đạo đức trong phát triển, triển khai và ứng dụng AI; các hoạt động AI bị nghiêm cấm; quản lý rủi ro đối với hệ thống AI và quy định đối với sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi AI.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, pháp lý về AI cần đầy đủ hơn và Việt Nam cần nghiên cứu cách tiếp cận của các quốc gia điển hình trên thế giới để xây dựng chính sách pháp luật cho mình. Có mặt tại hội thảo, PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội, nguyên Phó tổng thư ký Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, nhận định: "Việc xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ để xử lý trách nhiệm pháp lý trong bối cảnh AI là hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. Việt Nam cần tham khảo những kinh nghiệm từ các quốc gia khác để có thể xây dựng một hệ thống luật pháp phù hợp và thống nhất. Vấn đề đạo đức và hội nhập trong phát triển AI cũng cần được quan tâm. Cần có một bộ tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng và minh bạch để đảm bảo rằng công nghệ này được phát triển và ứng dụng một cách công bằng và có trách nhiệm". Theo PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, một trong những vấn đề pháp lý đầu tiên liên quan đến AI là quyền sở hữu trí tuệ. Trong quá trình phát triển AI, việc tạo ra các thuật toán, mô hình, và dữ liệu huấn luyện là rất quan trọng. Tuy nhiên, các quy định hiện tại về sở hữu trí tuệ chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ."Cụ thể, việc xác định ai là người sở hữu bản quyền các sản phẩm do AI tạo ra khá phức tạp. Nếu một AI tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hay một chương trình phần mềm, thì câu hỏi đặt ra là liệu AI hay người lập trình ra AI đó có quyền sở hữu đối với sản phẩm này? Những quy định hiện hành có thể không hoàn toàn phù hợp, dẫn đến những tranh chấp tiềm ẩn trong tương lai", PGS-TS Lĩnh cho hay.GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng một trong những thách thức pháp lý lớn nhất mà AI mang lại là việc xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hoặc sáng chế do AI tạo ra. "Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành chủ yếu bảo vệ các sản phẩm, sáng tạo do con người thực hiện. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của AI, đã xuất hiện những sản phẩm và sáng chế được tạo ra hoàn toàn tự động bởi các hệ thống AI mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người. Điều này đặt ra một loạt câu hỏi về mặt pháp lý: Liệu các sản phẩm do AI tạo ra có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ như các sáng chế do con người thực hiện không? Nếu có, ai sẽ là chủ sở hữu của quyền này, người phát triển AI, công ty sở hữu AI, hay chính bản thân hệ thống AI?", GS-TS Hoàng Văn Kiếm đặt vấn đề.Theo ông Kiếm, trên thế giới, vấn đề này cũng đang thu hút sự quan tâm lớn từ các tổ chức và quốc gia. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hiện đang tiến hành nghiên cứu và thảo luận về các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm sáng tạo từ AI được bảo vệ mà không làm mất đi quyền lợi của các nhà phát triển công nghệ. Một số quốc gia như Anh và Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra các đề xuất về việc điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ để thích ứng với sự phát triển của AI, mặc dù vẫn chưa có giải pháp hoàn chỉnh và nhất quán trên toàn cầu.Theo báo cáo từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, từ năm 2018 đến 2023, đã có hơn 120 bằng sáng chế về AI được cấp tại Việt Nam trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, và tự động hóa. Các sáng chế này xuất phát từ cả các viện nghiên cứu, trường ĐH và các doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam, như Tập đoàn FPT, VinAI Research, hay ĐH Quốc gia TP.HCM...Theo GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, đáng chú ý, nhiều sáng chế AI tại Việt Nam tập trung vào việc ứng dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù như nông nghiệp công nghệ cao, y tế, và dịch vụ tài chính. "Các trường ĐH tại Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu và phát triển AI, thông qua việc triển khai hàng loạt các dự án liên quan đến công nghệ này. Trong 5 năm qua, số lượng các dự án nghiên cứu về AI tại các trường ĐH hàng đầu như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM đã tăng lên đáng kể", ông Kiếm cho biết.Cụ thể, các trường ĐH này đã thiết lập nhiều trung tâm nghiên cứu AI chuyên biệt và hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất. Các dự án như phát triển hệ thống hỗ trợ chẩn đoán bằng AI, robot tự động trong các quy trình sản xuất, hay các hệ thống học máy phân tích dữ liệu lớn đã tạo ra những bước đột phá quan trọng."Việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu AI tại các trường ĐH không chỉ giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước mà còn giúp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam", ông Kiếm nhận định.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư