Giá xăng dầu hôm nay 1.4.2024: Giảm nhẹ
Các anh hiểu như thế nào về hoàn cảnh trẻ em Việt Nam khiến mình thực hiện chuyến đi này để gây quỹ?Phần mới của bom tấn 'Ma trận' đang được sản xuất, 'thay máu' người cầm trịch
Sáng nay, 22.1 (23 tháng chạp âm lịch) học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM tưng bừng trải nghiệm các hoạt động ở lễ hội Xuân yêu thương 2025. Các em học sinh được trải nghiệm đa dạng các trò chơi dân gian như bịt mắt đập heo, thảy vòng cổ chai, bắn ná... trong không gian được trang trí đậm chất ngày tết quê hương.Các gian hàng như nặn tò he, viết thư pháp... giúp các em học sinh hiểu thêm về ngày tết truyền thống của quê hương. Các em cũng được nếm nhiều món bánh, kẹo vốn được nhiều trẻ em yêu thích trong ngày tết.Nhà trường mong muốn thông qua lễ hội Xuân yêu thương, học sinh biết về tết, hiểu về Tết Nguyên đán, từ đó trân trọng hơn những giá trị truyền thống của dân tộc. Ngày mai, 23.1 (24 tháng chạp âm lịch), học sinh các bậc học của TP.HCM chính thức nghỉ đón Tết Nguyên đán bên gia đình. Kỳ nghỉ này kéo dài 11 ngày. Học sinh trở lại trường vào mùng 6 tháng giêng âm lịch. Các thầy cô mong muốn các em học sinh sẽ có kỳ nghỉ đáng nhớ, đoàn tụ cùng người thân, thăm hỏi ông bà, biết giúp đỡ cha mẹ những việc nhỏ trong gia đình để chuẩn bị đón tết, đồng thời giữ sức khỏe để bắt đầu một năm mới 2025 ý nghĩa...
Có nguy cơ bị lừa khi thanh toán bằng mã QR nếu không chú ý điều này...
Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2025 có chủ đề Vẻ đẹp của sự thông minh, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chỉ đạo; cổng tri thức Thánh Gióng, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức.Cuộc thi nhằm tìm kiếm một nữ sinh viên không chỉ xuất sắc về ngoại hình mà còn toàn diện về trí tuệ, là hình mẫu tiêu biểu cho sự thành công của nền giáo dục đại học. Cô gái chiến thắng sẽ đại diện cho sự kết hợp hài hòa giữa tài năng, trí tuệ và ngoại hình, mang lại cảm hứng tích cực cho cộng đồng.Khi được hỏi có chấp nhận thí sinh đã qua phẫu thuật tham gia Hoa khôi Sinh viên Việt Nam, Dược sĩ Tiến - đại diện đơn vị tổ chức chia sẻ: “Chúng tôi muốn chú ý đến tri thức nhiều hơn là vẻ đẹp ngoại hình. Vẻ đẹp thật sự là vẻ đẹp đa dạng không bị rập khuôn, các bạn biết cách ăn mặc, chăm sóc cho mình xinh đẹp hơn chứ không phải nhờ dao kéo”.Mùa giải năm nay, Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 có tổng giá trị giải thưởng lên đến 1 tỉ đồng. Cụ thể, tân hoa khôi sẽ nhận được vương miện, giải thưởng tiền mặt 250 triệu đồng, kỷ niệm chương, chứng nhận của ban tổ chức và suất học bổng toàn phần ở Hàn Quốc. Trong khi đó, 2 á khôi lần lượt nhận giải thưởng tiền mặt là 200 triệu đồng và 150 triệu đồng. Ngoài ra, ban tổ chức còn trao các giải thưởng phụ như Nữ sinh viên được yêu thích nhất, Nữ sinh tài năng, Nữ sinh mặc áo dài đẹp nhất và Nữ sinh hùng biện tiếng Anh tốt nhất, mỗi giải trị giá 50 triệu đồng tiền mặt. Trường đại học của sinh viên đăng quang sẽ nhận được quyền lợi với 200 suất gói vay không lãi dành cho sinh viên, 50 suất học bổng dành cho sinh viên vượt khó với tổng giá trị hiện kim 250 triệu đồng. Theo công bố từ ban tổ chức, siêu mẫu Thanh Hằng và Dược sĩ Tiến sẽ đảm nhận vai trò host của cuộc thi. Chia sẻ về lý do đồng hành cùng chương trình, chân dài 8X bày tỏ: "Nghe tên cuộc thi có vẻ nhẹ nhàng, dễ thương nhưng với tôi, đây là những nhân tố đầy tri thức và cực kỳ tiềm năng. Chúng tôi mong có thể xây dựng cho các bạn một nền tảng phong phú và nhiều trải nghiệm thông qua cuộc thi”.Hạn chót nộp hồ sơ cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam là ngày 25.2, sau đó ban tổ chức tiến hành vòng sơ khảo ở Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM từ 21.3 đến 27.3. Sau đó, các thí sinh tham gia ghi hình truyền hình thực tế, trau dồi các kỹ năng mềm trước khi bước vào bán kết và chung kết, dự kiến diễn ra vào tháng 6.2025.
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.
Đi bộ gây quỹ 3 tỉ đồng chăm lo tết cho người lao động ở TP.HCM
Tập 23 chương trình Solo cùng bolero lên sóng với màn tranh tài của 3 thí sinh gồm Trường Huy, Quỳnh Lê và Nguyên Linh. Ở vòng tranh tài này, các thí sinh phải kết hợp với một ca sĩ khách mời, sau đó tiếp tục hát nối cùng 2 ứng viên khác. Đảm nhận vai trò giám khảo là nghệ sĩ Phương Dung, nghệ sĩ Ngọc Sơn, NSƯT Vũ Thành Vinh, ca sĩ Quang Lê và ca sĩ Tố My. Trong đêm thi, Trường Huy kết hợp với anh trai Trường Sang trong tiết mục Chiều xuân xa nhà. Cả hai mang đến câu chuyện xúc động về tình cảm gia đình, dưới sự hỗ trợ của NSƯT Phi Điểu. Được biết, Trường Sang là anh ruột của Trường Huy, đồng thời cũng là quán quân cuộc thi Solo cùng bolero 2021 nên đã truyền lại rất nhiều kinh nghiệm cho em trai trong đêm thi quan trọng. Về lý do chọn bài hát để tranh tài, Trường Huy nói khi hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, vào dịp lễ tết anh thường đi biểu diễn ở nhiều nơi, ít khi ở nhà cùng gia đình. “Cũng hai ba năm rồi tôi không về nhà với mẹ dịp tết. Còn bây giờ hai anh em có muốn về cũng không được”, nam thí sinh nghẹn ngào khi nói về đấng sinh thành. Tiết mục của Trường Huy khiến ban giám khảo xúc động. Nghệ sĩ Phương Dung đánh giá cao giọng hát nội lực của nam thí sinh. Bà cho rằng với thế mạnh này, Trường Huy sẽ có những bước tiến sau cuộc thi. “Ngoài tài năng, trong nghề người ta thường nói phải có số may mắn. Em phải cố gắng chứ đừng nản. Đoạn đường này em phải đi cho đến cuối cùng chứ đừng bỏ ngang”, nữ nghệ sĩ nhắn nhủ hậu bối. Ngọc Sơn nghẹn ngào trước câu chuyện mà hai anh em Trường Huy mang đến. Ông đánh giá nam thí sinh có phong độ ổn định, ghi điểm bởi chất giọng sáng. “Mong rằng con sẽ cố gắng hơn nữa”, nam giám khảo bày tỏ. Trong khi đó, Quang Lê đánh giá đây là một ca khúc không dễ hát nên phần thể hiện tròn trịa của Trường Huy khiến ông bất ngờ. “Chỉ có một điểm vì sức khỏe nên bạn chưa làm được nên tôi cũng thông cảm”, anh cho hay. Riêng giám khảo Tố My góp ý nam thí sinh nên tiết chế cảm xúc một chút thì sẽ giúp phát huy tối đa chất giọng nội lực, vang sáng của mình. “Góp ý của anh trai có thể hơi khắt khe nhưng mong Trường Huy đừng buồn, vì đó là người thầy gần nhất của bạn. Nhạc quê hương thì chúng ta nên hát mềm mại, ở những nốt cao em nên tiết chế xíu. Tôi nghĩ khi đi hát chuyên nghiệp, em nên học hỏi nhiều hơn”, nữ giám khảo bày tỏ.