DIFF 2024 mang những 'vũ điệu trên không' trở lại bầu trời Đà Nẵng
Cũng vậy, T.T.N.T (25 tuổi), ngụ tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, lúc đầu cũng khá lo lắng khi đón tết ở nhà chồng. Tuy nhiên, qua một cái tết, cô cảm thấy mình và gia đình chồng đã gắn kết với nhau hơn rất nhiều.Việt Nam đón trung thu khác các nước như thế nào?
Ngày 21.2, CEO Bybit Ben Zhou thông báo hacker đã chiếm quyền kiểm soát ví lạnh Ethereum (ETH) của sàn và chuyển toàn bộ số token trị giá khoảng 1,46 tỉ USD sang địa chỉ không xác định. Công ty phân tích blockchain Elliptic nhận định đây là vụ hack lớn nhất trong lịch sử.Đến ngày 26.2, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cáo buộc vụ hack liên quan đến hoạt động mạng độc hại từ Triều Tiên có tên gọi "TraderTraitor". Nhóm tin tặc khét tiếng Lazarus Group được cho là chủ mưu cuộc tấn công. FBI cũng nhanh chóng xác định được 51 địa chỉ ví tiền điện tử được cho là có liên quan đến vụ tấn công. Cơ quan này dự đoán tin tặc sẽ tiếp tục tiến hành nhiều bước xử lý để chuyển đổi tiền số đánh cắp được thành tiền pháp định. Theo công ty phân tích blockchain Elliptic, tin tặc đã kiểm soát hơn 11.000 ví tiền điện tử để "rửa" 1,46 tỉ USD sau vụ hack Bybit.Elliptic cho biết: "Các địa chỉ liên quan đến lỗ hổng Bybit đã được xác định và có thể sàng lọc trong vòng 30 phút". Sàn giao dịch sau đó cũng thuê công ty bảo mật Web3 ZeroShadow để thực hiện giám định blockchain nhằm truy tìm và đóng băng các tài khoản có liên quan đến số tiền bị đánh cắp, tìm kiếm cơ hội thu hồi tiền.Tuy nhiên, những nỗ lực của cả FBI lẫn các công ty bảo mật blockchain đều không ngăn được hacker tẩu tán tiền. Theo công ty bảo mật Chainalysis, tin tặc đã chuyển một phần Ethereum bị đánh cắp thành các tài sản khác, trong đó có Bitcoin và DAI. Tiếp đến, chúng dùng các sàn giao dịch phi tập trung (DEX), cầu nối chuỗi chéo và dịch vụ hoán đổi tức thời không cần KYC (xác minh danh tính) để chuyển tiền qua các mạng khác nhau.Ngày 26.2, dữ liệu trên blockchain cho thấy hacker đã tẩu tán được 45.900 Ethereum. Trong vòng 24 giờ, đã có 11 triệu USD được "rửa" thành công, nâng tổng số Ethereum xử lý được lên 135.000, tương đương 335 triệu USD.Đến ngày 1.3, tin tặc đã rửa thêm 62.200 Ethereum, trị giá 138 triệu USD, chỉ còn lại 156.500 ETH. Ước tính đến nay đã có 343.000 ETH trong tổng số 499.000 ETH được tẩu tán thành công, tương đương 68,7% số tiền bị đánh cắp. Nhà phân tích tiền điện tử X EmberCN nói trên X rằng số tiền còn lại có thể được "rửa" trong vòng ba ngày tới. EmberCN lưu ý rằng các hoạt động rửa tiền đã chậm lại trong bối cảnh FBI kêu gọi các sàn giao dịch tiền điện tử, cầu nối và các bên liên quan chặn các giao dịch khả nghi. Tuy nhiên nỗ lực này cũng không ngăn được tin tặc.Theo Cointelegraph, một trong những giao thức phổ biến được tin tặc dùng trong vụ này là giao thức hoán đổi tài sản chuỗi chéo THORChain. Các nhà phát triển giao thức này từng vướng nhiều chỉ trích do chúng thường được tin tặc dùng để rửa tiền.Giới phân tích nhận định Bybit khó có thể thu hồi được số tiền bị đánh cắp, dù có sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng, các đối tác trong ngành. Để lấp đầy lượng thanh khoản bị thiếu hụt, Bybit đã huy động các khoản vay lớn.Theo CNBC, trong vòng chưa đầy 72 giờ sau vụ hack, Binance đã chuyển 50.000 Ethereum, Bitget chuyển 40.000 Ethereum và Du Jun, đồng sáng lập HTC Group chuyển 10.000 Ethereum vào ví của Bybit để tạo thanh khoản cho nhà đầu tư. Các nguồn tài trợ khẩn cấp như Galaxy Digital, FalconX và Wintermute đã đảm bảo gần 447.000 Ethrereum được nạp vào sàn Bybit.Kiểm toán viên độc lập của công ty an ninh mạng Hacken xác nhận Bybit đã khôi phục thành công kho dự trữ, tất cả tài sản lớn như Bitcoin, Ethereum, USDC... đều vượt 100% tỷ lệ thế chấp. Kiểm toán viên cũng thông báo tiền của người dùng vẫn được hỗ trợ đầy đủ. Trong các bài viết cập nhật về vụ hack, CEO Ben Zhou nhiều lần đưa ra các thông tin về bằng chứng dự trữ (proof-of-reserves) 1:1, đảm bảo tài sản của người dùng.
Qualcomm công bố nền tảng Snapdragon 8s Gen 3
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Theo các phân tích, có vài sự kiện đáng chú ý trong phiên giao dịch đầu tuần. Đó là sự kiện nhà nhà máy lọc dầu Tuapse của Nga bị cháy vào cuối tuần qua. Tuy mức độ thiệt hại là không rõ ràng, song lo ngại ảnh hưởng nguồn cung sang các thị trường châu Á là có do sản lượng nhà máy này chủ yếu bán sang các thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Singapore, Malaysia. Trước đó, đầu năm nay, nhà máy này buộc phải dừng hoạt động sản xuất và chế biến dầu 3 tháng, do bị tấn công bởi máy bay không người lái.
Phố phường Huế đón Giáng sinh trong mưa phùn
Mấy ngày qua, mạng xã hội xuất hiện những đoạn clip một số người đi ô tô, xe máy không dám vượt đèn đỏ nhường đường xe cấp cứu gây tranh cãi. Có người sợ vượt đèn nhường đường sẽ CSGT phạt nguội. Có người lại sợ "phiền" vì phải chứng minh lỡ có bị thổi phạt. Trước tranh cãi này, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho hay, xe ưu tiên là các loại xe được hưởng các quyền ưu tiên khi tham gia giao thông. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhường đường, không được cản trở xe được quyền ưu tiên.Như vậy, người dân khi tham gia giao thông phải nhường đường cho xe ưu tiên, gồm các loại xe sau theo Điều 27 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024:Các loại xe ưu tiên được nêu trên (trừ đoàn xe tang) không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được. Riêng đối với đường cao tốc, xe ưu tiên chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp; phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu tạm thời. Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào.Theo CSGT, xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ phải phát tín hiệu gồm: đèn phát tín hiệu ưu tiên, còi phát tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu ưu tiên cụ thể của từng loại xe. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường, trạm thu phí phải ưu tiên cho xe ưu tiên qua trạm trong mọi tình huống, không được gây cản trở.CSGT TP.HCM thông tin, theo Nghị định 168/2024, không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đối với ô tô và từ 4 - 6 triệu đối với xe máy; đồng thời, người vi phạm bị trừ 4 điểm GPLX."Các xe ưu tiên là những xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người cũng như tình hình trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Do đó, chấp hành các quy định về xe ưu tiên, nhất là việc nhường đường cho xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ không chỉ là là nét đẹp văn hóa giao thông mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân", đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.