Cây thiêng bị cháy rụi mọc lá trở lại sau hỏa hoạn lịch sử Hawaii
Tất bật xếp giỏ quà để trả đơn hàng Tết, chị Lan (35 tuổi, Hà Nội) không giấu được nụ cười trên môi. Nếu như năm ngoái, mặt hàng giỏ quà Tết dù được chị đầu tư bao thời gian công sức chuẩn bị vẫn "ế chỏng chơ" thì năm nay, tình hình đã khác. "Tôi định không làm nữa vì nản, ai ngờ ông bà ngoại lại đề xuất ý tưởng livestream bán hàng cho hợp xu hướng. Nghe ông bà động viên, cả nhà lại cùng nhau xắn tay vào làm, người nhận đơn, người gói quà để gửi cho kịp. Tuy vất vả hơn nhưng ai cũng thấy vui".Với anh Nam (40 tuổi, TP.HCM), những gian khó trong năm qua đã phần nào vơi bớt, và hy vọng vào một mùa Tết an vui đang âm thầm lan tỏa từ gia đình. "Năm nay công ty ổn định hơn chút, tôi không còn quá lo chuyện cắt giảm nhân sự dù cuối năm vẫn không tránh khỏi bận rộn. May mà có ba má ở đó, thay các con giữ Tết đủ đầy. Ba mình đã tuốt lá mai sẵn sàng đón Tết, má ngâm sẵn mấy hũ kiệu và chuẩn bị dần gạo nếp, đậu xanh, thịt heo gói bánh. Nhờ có ông bà, không khí Tết trong nhà vẫn thật trọn vẹn".Tết về, chính là thời điểm những người con trưởng thành nhìn lại và tri ân những lo toan, gánh vác của cha mẹ mình. Một năm nhiều biến động qua càng khiến sự đồng hành thầm lặng, những bài học kinh nghiệm mà cha mẹ trao cho con càng thêm quý giá. Yêu thương của mẹ cha chính là lời cha nhắc con giữ gìn sức khỏe giữa những bộn bề công việc, hay những lần mẹ cẩn thận gói ghém từng món ăn bình dị gửi lên thành phố, chỉ để con có được chút hương vị ấm áp của gia đình.Qua những năm tháng khó khăn, chúng ta càng thêm trân quý những bài học vượt khó mà mẹ cha gửi trao qua những truyền thống của gia đình. Cha mẹ là nguồn động lực của con trong những thời điểm loay hoay giữa biến động, và thắp lên niềm hy vọng về tương lai tươi sáng.Dù cuộc sống có khó khăn, chỉ cần còn cha mẹ bên mình là con có nguồn sức mạnh tinh thần vô giá để vững vàng bước tiếp. Bài học về niềm hy vọng của cha mẹ sẽ luôn ở đó theo thời gian, nhưng sức khỏe của cha mẹ lại chẳng thể "ở đó" cùng ta theo năm tháng.Tết là thời điểm ý nghĩa để những người con hướng về giá trị của gia đình. Cũng vì vậy, rất nhiều người con trưởng thành trao tặng cha mẹ món quà chăm sóc sức khỏe. Đó cũng chính là cách họ vun trồng cội nguồn yêu thương, giữ gìn niềm vui và hy vọng cho cả nhà.Trước sự quan tâm ngày một lớn dành cho sức khỏe, việc chọn quà Tết như thực phẩm dinh dưỡng y học Ensure Gold được nhiều người lựa chọn để giúp người lớn tuổi tăng cường sức khỏe và vững vàng hơn trước những thách thức của tuổi tác."Tết là lúc tôi dành thời gian cho gia đình và quan tâm chăm sóc sức khỏe của ba má. Ông bà chính là nguồn động lực, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho con cháu. Mỗi mùa Tết, được thấy ba má khỏe mạnh là điều quý giá mà tôi muốn gìn giữ mãi", anh Nam chia sẻ.Có cùng mong muốn chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ, chị Lan chọn Ensure Gold làm quà Tết với mong ước gia đình được cùng nhau đón thêm nhiều mùa Xuân bên nhau. Món quà thiết thực này thay lời chúc của chị cho cha mẹ sức khỏe thêm vững vàng, tận hưởng giây phút sum vầy cùng cháu con.Khép lại một năm với nhiều lo toan, đừng quên chăm sóc ân cần cho đấng sinh thành dịp Tết này. Trao tặng cha mẹ món quà sức khỏe, gìn giữ nguồn cội yêu thương chính là cách mỗi gia đình vun đắp niềm tin về một năm mới nhiều niềm vui và ngập tràn hy vọng.Thanh niên Quảng Ngãi triển khai nhiều mô hình vì cộng đồng
CLB Đà Nẵng đánh rơi chiến thắng trước Thể Công Viettel (vòng 13 V-League 2024 - 2025) đúng ở những giây cuối cùng, khi hàng thủ chủ nhà để Nhâm Mạnh Dũng dứt điểm cận thành ghi bàn gỡ hòa tỷ số 1-1 ở phút 90+7.Không chỉ bỏ lỡ cơ hội thắng trận thứ hai liên tiếp để thu hẹp cách biệt với nhóm trên, CLB Đà Nẵng còn thiệt hại quân số. HLV Lê Đức Tuấn bị trọng tài chính Nguyễn Viết Duẩn rút thẻ đỏ truất quyền chỉ đạo, do nhà cầm quân của đội Đà Nẵng có phản ứng thái quá với trọng tài thứ tư Lê Đức Thuận. Án phạt này đồng nghĩa HLV Lê Đức Tuấn sẽ bị treo quyền chỉ đạo trong 2 trận đấu, tính từ vòng 14. Ngày 15.2, CLB Đà Nẵng đã gửi văn bản lên Ban kỷ luật và Ban trọng tài VFF, đề nghị xem xét lại án phạt cho HLV Lê Đức Tuấn. Đội bóng sông Hàn muốn Ban kỷ luật VFF chuyển từ thẻ đỏ sang thẻ vàng, để nhà cầm quân trẻ của CLB Đà Nẵng vẫn có thể chỉ đạo trực tiếp ở trận đấu tiếp theo.Văn bản có ghi: "Phút thứ 80 của trận đấu, trong một tình huống tranh chấp bóng, tiền vệ Emerson (CLB Đà Nẵng) bị cầu thủ bên đội Thể Công Viettel tác động ngã xuống sân nhưng trọng tài chính không thổi phạt. Dẫn đến việc Emerson phản ứng và bị phạt thẻ vàng. HLV Lê Đức Tuấn đã phản ứng với trọng tài thứ tư Lê Đức Thuận để bảo vệ cầu thủ của đội nhà. Tuy nhiên việc phản ứng đó chỉ là cảm xúc nhất thời trong một trận đấu quá căng thẳng, chứ không có lời lẽ nào xúc phạm đến trọng tài. Mặc dù vậy, trọng tài thứ tư đã trao đổi với trọng tài chính Nguyễn Viết Duẩn rút thẻ đỏ trực tiếp và truất quyền chỉ đạo của HLV Lê Đức Tuấn, dù trước đó tổ trọng tài chưa hề nhắc nhở, cảnh cáo hoặc thẻ vàng đối với HLV Lê Đức Tuấn. Sau khi kết thúc trận đấu, HLV Lê Đức Tuấn cũng đã có thái độ chuyên nghiệp và đến bắt tay, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ trọng tài cũng như ban tổ chức giải".CLB Đà Nẵng nêu quan điểm: "Kính đề nghị Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Ban trọng tài và Ban kỷ luật VFF xem xét lại tình huống nói trên và kính mong quý cơ quan giảm nhẹ hình thức kỷ luật từ thẻ đỏ thành thẻ vàng đối với HLV Lê Đức Tuấn, để đảm bảo tính nghiêm minh của giải đấu và quyền lợi của CLB, đặc biệt là đối với CLB Đà Nẵng đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn về mọi mặt như hiện nay". CLB Đà Nẵng đang xếp cuối V-League với 8 điểm sau 13 trận. Dù vậy từ khi ông Lê Đức Tuấn ngồi ghế HLV trưởng, phong độ đội bóng sông Hàn đã được cải thiện. CLB Đà Nẵng đã thắng Bình Định (2-1) và hòa Thể Công Viettel (1-1) để thu hẹp cách biệt với vị trí đá play-off của Hải Phòng xuống còn 3 điểm. Vòng 14 diễn ra lúc 18 giờ ngày 23.2, CLB Đà Nẵng tiếp tục chơi trên sân nhà Tam Kỳ để tiếp đón CLB TP.HCM. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Các cặp đôi có dự định gì cho ngày Valentine?
Tuần trước, giá dầu có 4 phiên giảm, 1 phiên trái chiều, nên tính chung cả tuần, cả 2 loại dầu chuẩn đều giảm mạnh do tác động bởi nhiều yếu tố: lệnh ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza, lạm phát Mỹ có khả năng tăng cao, thời hạn cắt giảm lãi suất tại Mỹ bị lùi...
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.
Bất an vì doanh nghiệp nổ mìn khai thác đá
Trong nước, cập nhật giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường tham chiếu Singapore đến sáng nay (8.5) cho thấy, giá xăng dầu tại kỳ điều chỉnh giá chiều mai có thể giảm mạnh. Mức giảm đối với các mặt hàng xăng dao động từ 1.200 - 1.350 đồng/lít, trong khi các mặt hàng dầu giảm từ 700 - 800 đồng/lít. Mức dự báo này chưa bao gồm Quỹ bình ổn và các loại phí khác, nếu có thay đổi.