Ông bà gần 80 tuổi nhặt ve chai nuôi 3 cháu nội mồ côi
Anh Nguyễn Hồ Mạnh Khang, Trưởng bộ phận Tăng trưởng và Marketing, Công ty cổ phần PITO, cho biết nơi anh làm việc có khoảng 50 nhân viên, trong đó hơn một nửa là các bạn nữ. So với những văn phòng khác, dịp 8.3 ở công ty thường là ngày nhân viên nữ làm việc vất vả hơn, đi khắp nơi để quản lý, giám sát các bữa tiệc, sự kiện của khách hàng, đối tác. Do vậy, anh Khang và đồng nghiệp nam đã bí mật tổ chức, tặng quà 8.3 cho chị em nữ sớm hơn, trước khi mọi người bắt đầu vào ngày làm việc cao điểm.Lâm Thanh Nhã - Trương Thanh Long vướng tin đồn 'phim giả tình thật'
Các chuyên gia được Công ty Nghiên cứu nghệ thuật LMI Group International ủy quyền cho biết sau khi phân tích kiểu dệt của vải, sắc tố sơn và các đặc điểm khác, bức tranh này được Vincent Van Gogh vẽ trong thời gian ông điều trị tại bệnh viện tâm thần ở miền Nam nước Pháp vào năm 1889.Bức tranh được một nhà sưu tập đồ cổ mua lại vào năm 2016, có dòng chữ "Elimar" ở góc dưới bên phải.Với kích thước 45,7 cm x 41,9 cm, các chuyên gia đã xác định bức tranh này là của Vincent Van Gogh sau quá trình thẩm định kéo dài 4 năm.Bức tranh sơn dầu trên vải là bức chân dung của một người đánh cá với bộ râu trắng, đang hút tẩu thuốc trong khi sửa lưới.Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một sợi tóc được nhúng trong bức tranh và gửi đi để phân tích. Mặc dù được phát hiện là của một người đàn ông, nhưng những nỗ lực để ghép DNA của nó với con cháu của Van Gogh đã bị cản trở bởi thời gian quá lâu, LMI cho biết.Lawrence M. Shindell, Chủ tịch, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc điều hành của LMI Group, cho biết trong một thông cáo báo chí tuần này: "Bằng cách tích hợp khoa học và công nghệ với các công cụ truyền thống của người sành sỏi, bối cảnh lịch sử, phân tích chính thức và nghiên cứu nguồn gốc, chúng tôi hướng đến mục tiêu mở rộng và điều chỉnh các nguồn lực có sẵn để xác thực nghệ thuật dựa trên đặc tính độc đáo của các tác phẩm mà chúng tôi quản lý".Dù có những phân tích thấu đáo, bức tranh này vẫn cần được Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam, Hà Lan xác nhận là tác phẩm của Van Gogh.Trước đó, bảo tàng đã từ chối xác nhận bức tranh này của Van Gogh khi được chủ sở hữu trước liên hệ vào tháng 12.2018.Tuy nhiên, LMI, đơn vị đã mua bức tranh vào năm 2019, tin chắc rằng đây là tranh thật."Việc phát hiện ra một bức tranh Van Gogh chưa từng được biết đến trước đây không phải là điều bất ngờ. Mọi người đều biết rằng Van Gogh từng thất lạc nhiều tác phẩm, tặng tác phẩm cho bạn bè và không đặc biệt cẩn thận với bất kỳ tác phẩm nào mà ông coi là chưa hoàn chỉnh", thông báo từ LMI.LMI cũng cho biết bức tranh "là một tác phẩm giàu cảm xúc, mang tính cá nhân sâu sắc được sáng tác trong chương cuối cùng đầy biến động trong cuộc đời của Van Gogh".Bậc thầy người Hà Lan đã vẽ khoảng 900 bức tranh trong suốt cuộc đời. Ông được cho rằng mắc chứng rối loạn lưỡng cực và rối loạn nhân cách mặc dù những căn bệnh này chưa bao giờ được chẩn đoán.Năm 2020, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Đại học Groningen, Hà Lan, cho biết họ tin rằng Vincent Van Gogh đã trải qua hai cơn loạn thần ngắn, được cho là mê sảng do cai rượu, sau khi nhập viện vì tự cắt tai mình bằng dao cạo vào năm 1888. Ông tự tử vào năm 1890 ở tuổi 37.
Giá USD hôm nay 2.4.2024: Thị trường tự do bật tăng trở lại
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Lựa chọn, tập luyện thể thao theo độ tuổi để an toàn và hiệu quả
Chiều 9.1, tại trụ sở TAND Q.Tân Phú, TAND TP.HCM tổ chức lễ công bố, trao quyết định về việc điều động và bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Duy (44 tuổi, Chánh văn phòng TAND TP.HCM) giữ chức vụ Chánh án TAND Q.Tân Phú. Theo quyết định, nhiệm kỳ giữ chức vụ Chánh án TAND Q.Tân Phú của ông Phạm Ngọc Duy là 5 năm, kể từ ngày 1.1.2025.Phát biểu giao nhiệm vụ, Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong cho biết nhiệm vụ của tân chánh án trong giai đoạn này là hết sức nặng nề, trên tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ, bảo vệ nhà nước pháp quyền, cần bám chắc các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, các quy định, các tiêu chí của nghành, tiếp tục rèn luyện phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.Chánh án Lê Thanh Phong cũng gửi gắm tân chánh án cùng tập thể cán bộ, công chức và người lao động tại TAND Q.Tân Phú đoàn kết, gắn bó để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả mà những năm qua TAND Q.Tân Phú đã đạt được.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Chánh án TAND Q.Tân Phú Phạm Ngọc Duy cảm ơn Ban cán sự Đảng TAND TP.HCM, Quận ủy Q.Tân Phú đã tin tưởng giao nhiệm vụ về địa phương.Ông Duy xin tiếp thu ý kiến chỉ đạo và xin hứa cùng tập thể cán bộ, công chức TAND Q.Tân Phú đoàn kết, thống nhất, đồng lòng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.Đồng thời ông Phạm Ngọc Duy cũng cam kết sẽ hết mình, tận lực, tận tâm cũng như tinh thần của người thẩm phán là liêm khiết, chí công, vô tư để phụng sự nhân dân.Cũng trong chiều nay, TAND TP.HCM làm lễ công bố và trao quyết định điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Đăng Tân (Chánh án Q.3, TP.HCM) giữ chức vụ Chánh văn phòng TAND TP.HCM.