Chiến sự Ukraine ngày 775: Ai tấn công nhà máy điện hạt nhân?
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.Người học bằng lái ô tô kêu cứu: Cần ý kiến của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Ngày 18.1, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm và chúc Tết Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Khanh (91 tuổi, ngụ tại P.1, TP.Cà Mau), các lực lượng vũ trang, cũng như trao quà cho hộ nghèo, công nhân lao động và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Cà Mau nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống và ghi nhận công lao của Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Khanh đối với đất nước. Đồng thời, mong Mẹ luôn sống vui, sống trường thọ, mãi là tấm gương sáng về lòng kiên trung, đức hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc để thế hệ hôm nay học tập, noi theo.Cùng ngày, trong chuyến thăm các lực lượng vũ trang tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, Phó chủ tịch nước đã biểu dương những thành tích nổi bật mà các đơn vị đạt được trong thời gian qua. Phó chủ tịch nước nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đồng thời, đề nghị các lực lượng tăng cường xây dựng sức mạnh toàn diện, khai thác tốt lợi thế đặc thù của Cà Mau, một địa bàn chiến lược trong thế trận phòng thủ quốc gia và vùng ĐBSCL.Phó chủ tịch nước cũng khuyến khích các lực lượng tích cực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tham gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, phòng chống thiên tai, cứu hộ và cứu nạn. Các đơn vị được yêu cầu đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội, chăm lo tết cho cán bộ, chiến sĩ và các gia đình chính sách, người có công. Trước thềm năm mới 2025, Phó chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo tỉnh Cà Mau tập trung khai thác hiệu quả các tiềm năng, nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thủy sản, hướng tới phát triển bền vững. Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống người dân, và không để ai bị bỏ lại phía sau trong dịp Tết Nguyên đán. Dịp này, Phó chủ tịch nước đã trao tặng 500 suất quà tết cho người nghèo và 200 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Cà Mau, góp phần mang đến một mùa xuân ấm áp cho các đối tượng khó khăn.
Những tấm lòng vàng 6.12.2023
Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, giải đáp: Bản chất hóa học của đường phèn là saccharose (sucrose), hoàn toàn tương đồng với đường cát trắng. Đường phèn được làm từ dung dịch đường và nước, nên loãng hơn đường cát, tạo cảm giác "mát hơn". Tuy nhiên nếu ăn nhiều đường phèn thì tổng lượng đường đưa vào cơ thể vẫn có thể cao.Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy đường phèn có lợi cho sức khỏe hơn đường cát trắng.Đường phèn chỉ cung cấp đường saccharose mà không có thêm vitamin hay chất khoáng nào đáng kể. Lượng đường ăn vào trong ngày của đường phèn cũng tương tự đối với đường cát trắng.Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo phụ nữ không ăn quá 100 kcal từ đường thêm vào thức ăn, thức uống mỗi ngày (tương đương 25 g đường mỗi ngày), đối với nam giới thì không quá 150 kcal (38 g đường).Bánh kẹo thường được làm ngọt bằng sirô bắp giàu fructose. Nhiều người nghĩ rằng fructose không làm tăng đường huyết như sử dụng đường cát trắng. Tuy nhiên, fructose vẫn được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể, do đó vẫn tác động lên đường huyết và tổng năng lượng nhập vào của cơ thể trong ngày.Việc ăn nhiều đường, bánh kẹo sẽ gây ra những nguy cơ cho sức khỏe như: Ngoài ra, fructose được chuyển hóa ở gan và các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều fructose dẫn đến tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục Bác sĩ 24/7 bằng hình thức nhập bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: suckhoethanhnien247@gmail.com.Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia... để trả lời cho bạn đọc.
Đỉnh điểm nắng nóng, nên ngoài nhu cầu sử dụng điện cho quạt, máy lạnh, thì người ở trọ cho biết cũng sử dụng nước nhiều hơn. Nước để uống và tắm.
3 loại giày mẹ cô dâu, chú rể nên tránh mang trong ngày trọng đại
Về khối lượng khai thác và xuất khẩu dầu mỗi ngày, Brazil đứng thứ 7 trên thế giới. Những thành viên không trong OPEC của nhóm OPEC+ không bị ràng buộc bởi các quyết sách của OPEC nhưng lại có thể cùng các thành viên OPEC thảo luận và tham vấn về những quyết sách của OPEC, của chung OPEC+ cũng như của từng quốc gia thành viên liên quan đến lượng khai thác và xuất khẩu dầu. Qua đó, họ tham gia điều tiết, tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới chiều hướng và mức độ biến động của giá dầu trên thị trường thế giới.Đối với OPEC+, sự tham gia của Brazil là bước phát triển có ý nghĩa lớn bởi nhóm này vừa tăng được lượng vừa tăng được chất. Nhờ đó, OPEC+ có thể nâng cao được vai trò và gia tăng được ảnh hưởng tới kinh tế và thương mại thế giới cũng như việc điều tiết giá dầu trên thị trường thế giới dễ có được hiệu quả cao hơn.Đối với Brazil, việc tham gia OPEC+ không chỉ là chuyện kinh tế đơn thuần mà còn là chuyện đối ngoại nhạy cảm. Hạn chế để rồi tiến tới ngừng hẳn sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt dầu và than đá, là một trong những biện pháp chính sách được ưu tiên hàng đầu nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phục vụ công cuộc bảo vệ khí hậu. Tham gia OPEC+ cho thấy Brazil rất coi trọng việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ. Brazil là quốc gia đăng cai tổ chức hội nghị sắp tới của LHQ về khí hậu. Có thể thấy việc vẹn toàn cả lợi ích khai thác dầu mỏ để phát triển đất nước lẫn lợi ích từ bảo vệ khí hậu thật chẳng dễ dàng đối với Brazil và không chỉ với Brazil.