Quán cơm 5.000 đồng 'điểm 10' ở TP.HCM
Chiều 25.2, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức lễ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ) cho các tổ chức tôn giáo và Tổng công ty Điện lực TP.HCM.Cụ thể, 8 tổ chức nhận sổ đỏ gồm: Giáo xứ Hà Đông, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) – Chi hội Gò Vấp, Chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp), Giáo xứ Nam Hưng, Chùa Ngọc Lâm (H.Hóc Môn), Chùa Di Lạc (Q.Bình Tân), Nhà hưu dưỡng linh mục Bắc Ninh, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức).Riêng Tổng công ty Điện lực TP.HCM được cấp giấy chứng nhận đối với 30 khu đất làm trạm điện.Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ khẳng định vai trò của tôn giáo trong việc đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, an sinh xã hội và phát triển văn hóa, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý đối với các đơn vị có tính chất đặc thù trong công tác quản lý đất đai.Từ khi luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ tháng 8.2024, TP.HCM đã có 26 hồ sơ của các cơ sở tôn giáo được trình và cấp sổ đỏ, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.Tính chung từ năm 2008 đến nay, địa phương cấp hơn 1.000 sổ đỏ với tổng diện tích hơn 2,5 triệu m² đất cho các cơ sở tôn giáo. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, ngành tài nguyên và môi trường với các tổ chức tôn giáo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận."Việc cấp sổ đỏ là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với quyền sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo, đồng thời là cam kết của chính quyền trong việc đồng hành, hỗ trợ để các cơ sở tôn giáo hoạt động thuận lợi, ổn định", ông Thắng nói thêm.Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tin tưởng với cơ sở pháp lý rõ ràng, các tổ chức tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy tinh thần "tốt đời, đẹp đạo", thực hiện tốt phương châm "đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội", đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển thành phố.Sắp tới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát và tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đất đai của các cơ sở tôn giáo, đồng thời mong muốn nhận được sự phối hợp tích cực từ các tổ chức tôn giáo trong việc kê khai, đăng ký và hoàn thiện hồ sơ.Theo số liệu của cơ quan quản lý đất đai đến hết tháng 2.2025, toàn TP.HCM đã cấp 1.586.838 giấy chứng nhận cho cá nhân (tỷ lệ 99,7% so với diện tích đất cần cấp) và cấp 1.516.615 giấy chứng nhận cho tổ chức (tỷ lệ 92,5%).Nhiều doanh nghiệp bị dừng thủ tục hải quan vì nợ thuế
Đó chính là nhà máy dược phẩm của Công ty CP Asta Healthcare USA - một thương hiệu mới nhưng đầy tiềm năng trong ngành dược phẩm Việt Nam, với khát vọng chinh phục thị trường trong nước và quốc tế.Ông Trương Tấn Lực, Tổng giám đốc Công ty CP Asta Healthcare USA: "Cuộc hành trình của Asta là hành trình hiện thực hóa sứ mệnh chăm sóc sức khỏe với phương châm "Sức khỏe của bạn - sứ mệnh của Asta". Chúng tôi cam kết trong tương lai sẽ mang đến thị trường các sản phẩm với công nghệ sản xuất ưu việt, chất lượng cao và được sự tin cậy vững chắc từ đối tác cũng như người tiêu dùng".Một du khách đã tò mò hỏi tôi về Asta Healthcare USA sản xuất gì mà xanh đẹp thế? Tôi đã bật mí, đó là nhà máy chuyên sản xuất dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và mỹ phẩm của Công ty Asta, thuộc hàng "khủng" ở Phú Yên.Nhà máy dược này tọa lạc tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp, được đầu tư hàng ngàn tỉ đồng với mục tiêu sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, từ dược phẩm đến thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của người dân. Đặc biệt, Asta còn hướng đến việc cung cấp các loại thuốc đặc trị ung thư với giá thành hợp lý, giúp nhiều bệnh nhân có cơ hội tiếp cận các giải pháp điều trị tiên tiến.Việc xây dựng nhà máy tại Phú Yên là kết quả của những ấp ủ và tâm huyết của những con người gắn bó với ngành dược tại địa phương. Với mong muốn nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân và góp phần đưa ngành dược Việt Nam vươn tầm quốc tế, Asta đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và cơ sở hạ tầng, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất trong ngành hiện nay.Một trong những lý do quan trọng khiến Asta Healthcare USA quyết định đầu tư quy mô lớn là nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường hiện nay vẫn tồn tại nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc thiếu thương hiệu uy tín, khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Để giải quyết vấn đề này, Asta đã tập trung vào việc xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy, với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu, khẳng định vị thế của công ty trên thị trường toàn cầu.Hiện tại, Asta đã đưa ra thị trường các sản phẩm thuộc nhóm bổ não, bổ gan, tăng cường sức khỏe sinh lý, bảo vệ sức khỏe tim mạch... một số sản phẩm đặc trưng như Astromen, Asliton 140, Asta Mega 3.6.9, Asbreton, và AstaSolar. Các sản phẩm này được nghiên cứu kỹ lưỡng, sản xuất trên dây chuyền hiện đại và đã nhận được đánh giá cao từ người tiêu dùng. Với sự đầu tư bài bản và chiến lược phát triển rõ ràng, Asta đang từng bước đánh dấu thương hiệu trong ngành dược phẩm và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.Phú Yên là một trong những trung tâm tiềm năng của ngành sản xuất dược phẩm tại Việt Nam, nhờ vào nguồn nhân lực có trình độ cao và bề dày kinh nghiệm. Theo đánh giá của các chuyên gia, đội ngũ dược sĩ và kỹ sư tại Phú Yên không chỉ lành nghề mà còn đủ tố chất đáp ứng tốt các tiêu chuẩn khắt khe nhất trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm. Chính nền tảng nhân lực vững chắc này đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Dược triển khai các dự án quy mô lớn và mang tính chiến lược tại địa phương.Ông Trương Tấn Lực, Tổng giám đốc Công ty CP Asta Healthcare USA, cho biết việc lựa chọn đặt nhà máy tại Phú Yên không chỉ tận dụng lợi thế về nhân lực, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư lý tưởng mà còn thể hiện tầm nhìn dài hạn của công ty trong việc phát triển bền vững. Công ty đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái sản xuất hiện đại, kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, từ đó tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.Thành lập năm 2019, Công ty CP Asta Healthcare USA chuyên sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và mỹ phẩm. Nhà máy của công ty được xây dựng trên diện tích 5,5 ha ở Khu công nghiệp Hòa Hiệp (TX.Đông Hòa, Phú Yên) với công suất cung cấp lên tới 5 tỉ sản phẩm/năm.Ông Trương Tấn Lực chia sẻ rằng giá trị cốt lõi của công ty được xây dựng dựa trên ba mục tiêu chính: lấy việc theo đuổi khoa học làm nền tảng, lấy chất lượng làm cam kết và lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho hành động. Đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Asta, từ nghiên cứu, sản xuất đến việc đưa sản phẩm ra thị trường.Đặc biệt, Asta chú trọng vào môi trường làm việc xanh, thân thiện, khuyến khích tinh thần đổi mới và sáng tạo, xem đây là yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của công ty trong thời đại mới. Đồng thời, Asta cũng đề cao trách nhiệm và danh dự, coi đó là niềm tự hào của người lao động tại Công ty Asta.
Kẻ gian lợi dụng tính năng của Apple Store để trục lợi
Ông Trần Anh Tú hiện giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF. Còn ở VFF, ông giữ chức vụ Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn. Tại AFF Cup 2024, ông Tú với vai trò trưởng đoàn, đã cùng đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup 2024.Được biết đến là một người có đóng góp lớn cho bóng đá Việt Nam, việc ông Trần Anh Tú xin rút lui khỏi hai chức danh quan trọng của bóng đá Việt Nam gây sốc cho giới bóng đá cũng như giới truyền thông.Ông Trần Anh Tú đã viết đơn xin từ nhiệm lên Ban chấp hành và thường trực VFF cũng như Hội đồng quản trị VPF. Lý do muốn tập trung vào kinh doanh và vẫn hỗ trợ cho các hoạt động của bóng đá. Dưới thời ông Trần Anh Tú, futsal Việt Nam có bước phát triển vượt bậc khi 2 lần đoạt vé đến sân chơi World Cup (2016 và 2021), đoạt ngôi á quân Đông Nam Á 2024. Futsal nữ Việt Nam đánh bại Thái Lan để vô địch Đông Nam Á và đang cạnh tranh tấm vé dự World Cup lần đầu tiên trong lịch sử.Nhờ đóng góp của Phó chủ tịch VFF Trần Anh Tú, guồng quay giải vô địch quốc gia nữ vận hành đều đặn trong những năm qua. Cộng với sân chơi Cúp quốc gia nữ, đây là đấu trường đã giúp các cầu thủ nữ Việt Nam được mài giũa, qua đó giành 4 HCV SEA Games liên tục (2017, 2019, 2022, 2023), chức vô địch AFF Cup 2019 cùng tấm vé dự World Cup 2023 lần đầu trong lịch sử.Trong nhiệm kỳ làm Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn, ông Trần Anh Tú cũng cùng ban chuyên môn VFF xây dựng kế hoạch cho các cấp độ đội tuyển quốc gia. Đơn cử có chuyến tập huấn tại Hàn Quốc của đội tuyển Việt Nam, sau đó đã giúp cầu thủ cải thiện thể lực và vô địch AFF Cup 2024.Dấu ấn chuyên môn với cả bóng đá nam, nữ và futsal là minh chứng cho nỗ lực của ông Trần Anh Tú trên nhiều cương vị. Trong bối cảnh futsal nam Việt Nam đã vươn lên tầm cao mới (tốp 10 châu Á) còn futsal nữ đã tiến gần tốp 10 thế giới, đây là thành quả của quá trình đầu tư chuyên nghiệp lẫn phong trào mà ông Trần Anh Tú góp công xây dựng.
Công Phượng vẫn đều đặn ghi bàn cho CLB bóng đá Bình Phước. Tuy nhiên, đừng quên đây chỉ là đội hạng dưới trong hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Sức cạnh tranh của giải hạng nhất, nơi Công Phượng vẫn ra sân hàng tuần, chắc chắn không cao bằng V-League. Ngoài ra, tính cạnh tranh trong đội hình của đội Bình Phước, chắc chắn cũng không cao như tính cạnh tranh ở các đội hàng đầu V-League như CLB bóng đá Công an Hà Nội (CAHN), Hà Nội FC, Nam Định, Thể Công Viettel, Bình Dương… Việc Công Phượng chiếm suất đá chính ở đội bóng miền Đông Nam bộ chắc chắn dễ hơn chiếm suất đá chính ở các đội trong nhóm cạnh tranh ngôi vô địch V-League.Chính vì thế, rất khó để đem phong độ của Công Phượng trong màu áo CLB Bình Phước để bình luận tiền đạo này nên hay không nên được HLV Kim Sang-sik gọi vào đội tuyển Việt Nam. Bản thân HLV Kim Sang-sik cũng đã lên tiếng về vấn đề Công Phượng: "Cậu ấy là cầu thủ giỏi, đang đạt phong độ tốt trong màu áo CLB Bình Phước. Tuy nhiên, đáng tiếc là thời gian tôi theo dõi Công Phượng chưa nhiều, chưa đủ để tôi quyết định gọi cậu ấy vào đội tuyển quốc gia".Vả lại, việc triệu tập bất kỳ cầu thủ vào đội tuyển quốc gia còn phụ thuộc vào triết lý của từng HLV, phụ thuộc vào lối chơi mà HLV đó chủ trương xây dựng. Lối chơi do HLV xây dựng sẽ quyết định cầu thủ có liên quan có phù hợp với cách vận hành chung của đội tuyển quốc gia hay không.Về vấn đề này, Công Phượng không phải là trường hợp gây tranh cãi duy nhất trước khi AFF Cup khai diễn. Quế Ngọc Hải, Võ Hoàng Minh Khoa (Bình Dương), Đỗ Hùng Dũng (Hà Nội FC), Tô Văn Vũ (Nam Định), thủ môn Đặng Văn Lâm (Ninh Bình)… cũng bị loại đầy đáng tiếc. Nhưng với ngôi vô địch AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik vừa chứng minh ông lựa chọn đúng.Rồi cũng liên quan đến sự phù hợp, phong cách thi đấu thiên về giữ bóng nhiều ở tuyến trên của Công Phượng, liệu có hợp với chân sút số 1 của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup là Nguyễn Xuân Son. Tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, ông Kim chủ trương cho đội tuyển Việt Nam đá chớp nhoáng, dồn bóng cho Xuân Son ở tuyến đầu, để tiền đạo này xử lý bóng nhanh nhất có thể. Hiệu quả trong việc sử dụng Xuân Son ở AFF Cup 2024 đã có lời giải, còn hiệu quả trong việc kết hợp giữa Công Phượng với Xuân Son vẫn còn là dấu hỏi? Thành ra, rất khó để trách HLV Kim Sang-sik trong vấn đề này, một khi kết quả vẫn hết sức thuận lợi cho đội tuyển Việt Nam.Dĩ nhiên, cơ hội quay trở lại đội tuyển Việt Nam vẫn còn rất nhiều với Công Phượng, nhất là trong bối cảnh Xuân Son đang chấn thương. Xuân Son chấn thương dài hạn, đội bóng của HLV Kim Sang-sik đang cần nhân tố mới cho hàng tiền đạo hơn bao giờ hết. Có thể Công Phượng sẽ là nhân tố như thế, giúp vị HLV người Hàn Quốc tìm thấy sự đột biến khác nữa. Vấn đề là Công Phượng phải kiên trì, cơ hội khoác áo đội tuyển, thậm chí chiếm chỗ thi đấu chính thức không bao giờ khép lại với bất kỳ ai. Thủ môn Nguyễn Đình Triệu là ví dụ điển hình cho điều này. Những tưởng Đình Triệu mãi là cái bóng của thủ thành Nguyễn Filip, nhưng Đình Triệu đột ngột tỏa sáng tại giải vô địch Đông Nam Á, giúp đội tuyển Việt Nam giành cúp vàng, bản thân Đình Triệu được giới chuyên môn lựa chọn là thủ môn xuất sắc nhất giải!
Thêm một rằm xuân - Truyện ngắn dự thi của Trần Thu Hằng (Đồng Nai)
Ngày 27.2, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường quản lý đầu tư các dự án nhà máy thủy điện, vận hành nhà máy thủy điện đảm bảo theo quy định. Đặc biệt là việc vận hành xả lũ, xả nước để đảm bảo nước tưới, nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô.Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Công thương kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương thực hiện dự án thủy điện đối với các dự án chuẩn bị đầu tư.Sở TN-MT (nay là sở Nông nghiệp và Môi trường) giám sát việc thực hiện các yêu cầu về môi trường của các nhà máy thủy điện, đảm bảo giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các đập, hồ chứa theo quy định về quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Đồng thời, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình nạo vét và tận thu vật liệu xây dựng sau nạo vét của các chủ đầu tư dự án thủy điện.Yêu cầu chính quyền cấp huyện chỉ đạo UBND các xã có nhà máy thủy điện đóng trên địa bàn thực hiện việc giám sát về vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, đặc biệt là việc duy trì dòng chảy tối thiểu để đảm bảo cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng hạ du trong mùa khô.Như Thanh Niên đã phản ánh, trong nhiều ngày đầu tháng 1 vừa qua, nhiều thủy điện trên sông Mã đã xả nước với lưu lượng thấp hơn mức quy định. Cụ thể, các thủy điện Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1, lưu lượng xả trong ngày không ổn định so với lưu lượng nước về hồ. Thậm chí, nhiều thời điểm các nhà máy còn không vận hành xả nước, hoặc xả nước nhỏ hơn lưu lượng nước về đến hồ.Tình trạng các nhà máy thủy điện xả nước không theo quy định liên hồ chứa, khiến cho nguồn nước tưới cho cây trồng và nước sinh hoạt cho người dân ở khu vực hạ lưu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống.Sau khi Thanh Niên phản ánh, Sở Công thương Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu các nhà máy thủy điện nêu trên thực hiện vận hành xả nước theo đúng quy định, đồng thời báo cáo chi tiết lưu lượng xả nước từ ngày 1.12.2024 đến ngày 10.1 để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc vận hành các thủy điện.