Ngôi chợ gần trăm tuổi ở phố người Hoa hút khách đến vui chơi ban đêm
Trong những ngày gần đây, giá bán vàng nhẫn 4 số 9 và vàng miếng SJC ngang bằng nhau, ở mức 84,5 triệu đồng/lượng. Thế nhưng, chiều mua vào có sự chênh lệch đáng kể. Giá vàng miếng SJC ở mức 82,5 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá mua vàng nhẫn tại Công ty Bảo Tín Minh Châu 82,9 triệu đồng, Công ty Phú Quý 83,1 triệu đồng, Tập đoàn Doji 83,5 triệu đồng… Như vậy, giá mua vàng nhẫn cao hơn vàng miếng SJC từ 400.000 đến 1,1 triệu đồng/lượng.Vậy, giữa vàng nhẫn và vàng miếng SJC, nên mua loại nào? Trong năm 2024, giá vàng nhẫn đã có mức tăng một cách ngoạn mục, tăng 21 triệu đồng/lượng, tương đương 33,5%, còn vàng miếng SJC tăng 13,5 triệu đồng, tương đương 19%. Chuyên gia vàng Dương Anh Vũ nhận xét, giá vàng miếng SJC và nhẫn những ngày qua không có sự tách biệt nào rõ nét. Nếu lựa chọn vàng nào để mua thì vàng nhẫn vẫn đang chiếm ưu thế hơn bởi giá mua vào cao hơn vàng miếng. Hơn nữa, vàng nhẫn cũng dễ giao dịch hơn, người mua có thể mua được khối lượng nhỏ 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ.Riêng ông Nguyễn Ngọc Trọng - Giám đốc Công ty vàng Đối tác mới cho rằng, đầu tư lúc này thì mua được vàng nhẫn hay vàng miếng SJC cũng được miễn sao mua đúng nguồn vàng hợp pháp. Chênh lệch giá mua vàng nhẫn hay vàng miếng đắt rẻ vài trăm ngàn không quan trọng bằng việc có mua được không. Vàng nhẫn hiện nay khá hiếm, còn vàng miếng SJC mua tại các điểm bán chính thức không đơn giản. Đồng thời, việc mua vàng để lâu dài chứ không phải lướt sóng bán ngay nên thường chờ giá cao hơn mới bán.Ông Dương Anh Vũ dự báo, thời điểm này, giá vàng thế giới ít biến động nên có thể cân nhắc khi mua. Kim loại quý trên thị trường quốc tế dự báo sẽ tăng lên vào năm mới khi điều luật chi tiêu ngân sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thiên hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, thể hiện qua điều chỉnh bỏ giới hạn trần nợ công.Top 10 kem dưỡng da căng bóng ngậm nước ngăn ngừa lão hóa
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng băn khoăn rằng nếu họ là giáo viên trường công lập, buổi tối họ có đi dạy thêm ở một công ty giáo dục, tình cờ họ lại dạy đúng học sinh trên trường chính khóa của mình, thì họ có vi phạm không? Trả lời các băn khoăn thắc mắc về dạy thêm học thêm này, một chuyên viên Phòng GD-ĐT tại TP.HCM trao đổi với Thanh Niên Online như sau:Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm học thêm (gọi tắt là Thông tư 29) có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Điểm a. Điều 6 của Thông tư 29 cho biết tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi tắt là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện yêu cầu đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do đó, nhiều người hiểu lầm rằng từ bây giờ các giáo viên muốn tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền, ví dụ như tổ chức nhóm nhỏ dạy 5-7 em, 10-20 em học sinh, là chỉ cần đăng ký kinh doanh và dạy. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ.Điều 4 của Thông tư 29 nêu rõ đâu là những trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm:Như vậy, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc giáo viên đó tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì họ cần phải thực hiện các thủ tục khác (phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 phụ lục kèm Thông tư 29, được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29) chứ không phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm.Cơ bản rằng, nếu bạn đang là giáo viên các trường công lập thì không bao giờ được phép tự tổ chức dạy thêm, do đó không thể đăng ký kinh doanh để dạy thêm. Giáo viên ở khối ngoài công lập có thể tổ chức dạy thêm học thêm, có thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường.Các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường cần làm gì? Điều 6 của Thông tư 29 nêu rõ: Ngoài việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh cần phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải đảm bảo có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.Nếu một giáo viên thuộc trường công lập, vào các buổi tối, họ có thể làm thêm các công việc ở công ty giáo dục như ở vị trí văn phòng, ghi danh..., miễn là không ảnh hưởng tới thời gian, chất lượng công việc của giáo viên đó tại trường công lập mà người này đang công tác. Tuy nhiên, nếu giáo viên này đi dạy thêm ở công ty giáo dục này, việc dạy thêm lúc này sẽ bị điều chỉnh bởi các quy định đã có trong Thông tư 29 về dạy thêm học thêm.Cụ thể:
Tìm kiếm đồng minh xa
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.
Vụ Hợp tác quốc tế cho biết trong thời gian từ 18.12.2023 - 31.1.2024 trên các trang thông tin điện tử (cả báo hình và báo điện tử) có đưa tin về việc 2 giống gạo thơm ST24 và ST25 đã được được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU theo trích dẫn thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, thông tin này là không chính xác.
768 VĐV tranh tài đua thuyền rồng trên sông Đà Rằng
Ngày 3.3.2025, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với 9 nghi phạm để điều tra về hành vi “gây rối trật tự công cộng”.9 nghi phạm bị bắt khẩn cấp gồm: Hồ Ngọc Tuấn (25 tuổi, ở huyện Bình Chánh), Nguyễn Văn Quyết (30 tuổi), Vũ Thị Thanh Xuân (30 tuổi, là vợ của nghi phạm Quyết, cùng ở quận 12), Nguyễn Đăng Khoa (25 tuổi, quê Long An), Nguyễn Văn Thẩm, Nguyễn Quốc Cường, Phạm Hùng Cường, Nguyễn Hoàng Sơn và Lê Văn Nghĩa.Đồng thời, công an tạm cho gia đình bảo lãnh đối với 2 nghi phạm khác là nghi phạm Ngô Văn Ràng và Huỳnh Ngọc Hưng.Trước đó, đoạn video này lan truyền trên mạng xã hội vào đầu tháng 3.2025.Câu chuyện bắt đầu từ việc bán hàng online ế ẩm của nghi phạm Hồ Ngọc Tuấn. Tại cơ quan công an, nghi phạm này cho biết vì quá ít người xem video trên kênh TikTok của mình nên đã nảy ra ý tưởng quay video khiêng quan tài để gây chú ý. Nhóm của nghi phạm Tuấn đã liên hệ trại hòm Nhạn Bảo Thọ (ở Long An), gặp nghi phạm Nguyễn Văn Thẩm, mua một quan tài với giá 3,5 triệu đồng rồi sơn màu đen. Sau đó thuê thêm 4 người khiêng với giá 500.000 đồng/người.Đến cuối tháng 1.2025, nhóm của nghi phạm Tuấn xuống trại hòm, dán decal vào 2 mặt bên hông quan tài rồi gửi lại, nhờ nghi phạm Thẩm giữ hộ, khi nào chụp quảng cáo sẽ mang lên TP.HCM. Sau đó, nhóm tiếp tục liên hệ với studio, thuê mẫu ảnh, và thống nhất ngày ghi hình là 25.2 trên đường Huyền Trân Công Chúa (quận 1).Cảnh quay được thực hiện tại nhiều địa điểm. Ban đầu nhóm thử nghiệm trên đường Huyền Trân Công Chúa và Nguyễn Thị Minh Khai, nhưng chưa vừa ý, nên nhóm này quyết định ra chợ Bến Thành. 15 giờ chiều 25.2, cả nhóm mặc đồ đen, khiêng quan tài đi bộ dưới lòng đường Lê Lai. Xong cảnh quay, quan tài được mang về Long An cất giữ, chờ đăng clip lên mạng.Công an TP.HCM xác định clip đã thu hút đông đảo người xem. Theo thống kê của công an, tính đến 4 giờ ngày 3.3, bài đăng đã được hơn 8.000 lượt thích, hàng trăm lượt bình luận và hàng ngàn lượt chia sẻ. Cơ quan điều tra đánh giá hành động quay clip, khiêng quan tài diễu hành trên đường phố đông người qua lại gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội. Nghi phạm Hồ Ngọc Tuấn cùng nhóm nghi phạm tổ chức cho quay video, biên tập và đăng lên bằng tài khoản cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội TikTok có số lượng người theo dõi, bình luận và tương tác đặc biệt lớn, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội. Do đó, hành vi của nhóm người có dấu hiệu của tội “gây rối trật tự công cộng”.Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý nhóm người theo quy định.