Giảm gần 6.000 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?
Theo thông báo tuyển sinh 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội, chỉ tiêu tuyển sinh năm nay của đại học này là 9.680, tăng 420 so với năm ngoái. Đại học Bách khoa Hà Nội bổ sung 1 tổ hợp xét tuyển mới với phương thức đánh giá tư duy, giữ nguyên 10 tổ hợp với xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn duy trì 3 phương thức tuyển sinh. Đáng chú ý, đơn vị này sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh với phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy, giảm chỉ tiêu phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Cụ thể: phương thức xét tuyển tài năng vẫn được phân bổ tỷ lệ chỉ tiêu tương tự năm ngoái, khoảng 20%; phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy khoảng 40% (tăng 10% so với năm ngoái); phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 khoảng 40% (giảm 10% so với năm ngoái). Với phương thức xét tuyển tài năng, các đối tượng xét tuyển cũng như năm ngoái: xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế; xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn. Với xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy, thí sinh muốn tham gia xét tuyển phải tham dự kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức, đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm TSA do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định. Với xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm sàn do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định. Đại học Bách khoa Hà Nội cũng giữ nguyên 10 tổ hợp xét tuyển và môn chính theo các năm trước bao gồm: A00, A01, A02, B00, D01, D04, D07, D26, D28 và D29. Đại học Bách khoa Hà Nội bổ sung 1 tổ hợp xét tuyển mới, là K01, bao gồm các môn: toán, ngữ văn, lý/hóa/sinh/tin. Trong đó toán, ngữ văn là 2 môn bắt buộc, kết hợp với 1 trong 4 môn lý hoặc hóa hoặc sinh hoặc tin có nhân hệ số. Thông tin đầy đủ xem ở đây.FIFA Online 4: Pro Gamer bảo vệ thành công chức vô địch
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.
Bao giờ thí sinh còn nhu cầu là còn Tiếp sức mùa thi
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đã chia sẻ bức tranh kinh tế toàn cầu và những tác động tới Việt Nam. Ông Lực nhận định doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô toàn cầu, chiến tranh thương mại - công nghệ, chi phí đầu vào và logistics tăng ở mức cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững.Trong khi đó, cả hai phương án tăng thuế TTĐB trong dự thảo luật Thuế TTĐB đối với các ngành hàng như thuốc lá, bia rượu, nước giải khát, xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép đều dẫn đến mức tăng thuế rất cao trong thời gian ngắn, gây lo ngại về sự ổn định của ngành sản xuất trong nước.Liên quan đến mặt hàng thuốc lá, các đề xuất trong dự thảo luật Thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối tăng 10.000 đồng/bao vào năm 2030 đã nhận được nhiều ý kiến phản biện từ cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội. Phương án 2 của dự thảo Luật được đánh giá là mức tăng "sốc", khi ngay trong năm đầu tiên đã tăng ngay 5.000 đồng/bao, gây áp lực nặng nề lên doanh nghiệp và thị trường hợp pháp, cũng như sẽ tạo ra "sốc giá" đối với người tiêu dùng Phương án 1 dù có mức tăng nhẹ hơn là 2.000 đồng/bao trong năm đầu tiên, nhưng vẫn giữ lộ trình tăng liên tục hàng năm nên vẫn gây áp lực lên toàn ngành thuốc lá hợp pháp.Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (NIF), nếu áp dụng phương án 2 của dự thảo Luật, đến năm 2030, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể giảm từ 30% đến 43%, dẫn tới nguy cơ nhiều người tiêu dùng sẽ chuyển qua thuốc lá lậu, và nguy cơ thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.Theo cảnh báo của bà Vũ Lan Hương, Phó giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long, nếu thuế TTĐB tăng sốc, chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu sẽ trở nên quá lớn, tạo động lực mạnh cho thị trường phi chính thức.Xét về khía cạnh kinh tế, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), khẳng định trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực, địa phương đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên và các năm sau tăng trưởng hai con số, nếu luật thuế TTDDB được thông qua như dự thảo thì các doanh nghiệp trong Hiệp hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây ảnh hưởng tới công ăn việc làm của người lao động.Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến cần phải xem xét lại thuế suất của thuốc lá tránh tác động tiêu cực đến xã hội, thuốc lá lậu tăng, thất thu ngân sách do thuế suất quá cao. Ngành thuốc lá cũng đã có nhiều văn bản gửi Bộ Tài chính, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội về vấn đề thuế suất thuế TTĐB cần được xem xét, điều chỉnh một cách hợp lý.Để tạo điều kiện cho ngành thuốc tiếp tục hoạt động ổn định, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Quốc hội quy định mức thuế tuyệt đối như sau: Mức thuế tuyệt đối tăng 2.000 đồng/bao mỗi 2 năm kể từ năm 2026, và đạt tối đa 6.000 đồng/bao vào năm 2030.Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, đây là mức thuế đủ cao để giảm thiểu tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng, điều chỉnh sản xuất, cải tiến công nghệ, và hạn chế sự phát triển của thị trường thuốc lá lậu.Các bên liên quan cũng mong muốn Quốc hội, trong đó đặc biệt là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế - Tài chính, lắng nghe ý kiến đề xuất của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, xem xét kỹ lưỡng lộ trình tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, kết hợp cùng nhiều biện pháp phòng chống thuốc lá lậu và truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng.
Ngày 12.2, thông tin từ UBND tỉnh Tây Ninh cho biết hai thị xã của tỉnh này đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III.Hai thị xã vừa được công nhận đô thị loại III là TX.Hòa Thành và TX.Trảng Bàng. Cụ thể, TX.Hòa Thành đạt đô thị loại III với phạm vi gồm toàn bộ ranh giới TX.Hòa Thành có diện tích tự nhiên khoảng 82,92 km2. Trong đó, khu vực nội thị bao gồm 4 phường (Long Hoa, Long Thành Trung, Long Thành Bắc, Hiệp Tân) và khu vực ngoại thị gồm 4 xã (Trường Tây, Long Thành Nam, Trường Đông, Trường Hòa).TX.Trảng Bàng đạt đô thị loại III với phạm vi gồm toàn bộ ranh giới thị xã Trảng Bàng có diện tích tự nhiên khoảng 340,14 km2. Trong đó, khu vực nội thị gồm 6 phường (Trảng Bàng, Lộc Hưng, Gia Lộc, Gia Bình, An Tịnh, An Hòa) và khu vực ngoại thị gồm 4 xã (Đôn Thuận, Hưng Thuận, Phước Bình, Phước Chỉ).Việc được công nhận đô thị loại III sẽ giúp hai địa phương định hướng phát triển và đầu tư nâng cấp về mọi mặt theo các tiêu chí cao hơn. Qua đó, mang lại bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng sống người dân.Ông Nguyễn Nam Hưng, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh cho biết, đây là kết quả của quá trình đầu tư, phát triển hạ tầng và nâng cao chất lượng đô thị của hai địa phương, đặc biệt tiến độ hoàn thành sớm hơn kế hoạch đề ra là điểm sáng của hai đô thị này."Theo kế hoạch được tỉnh đề ra thì TX.Hòa Thành và TX.Trảng Bàng sẽ hoàn thành chỉ tiêu đô thị loại III vào cuối năm 2025. Tuy nhiên, vào đầu năm 2025, hai đô thị này đã được công nhận đô thị loại III cho thấy sự nỗ lực rất lớn từ hai địa phương này. Tới đây, hai địa phương sẽ phải tiếp tục nỗ lực xây dựng để phát triển đô thị mạnh và nhanh hơn, đảm bảo trở thành thành phố trực thuộc tỉnh theo đúng lộ trình của tỉnh đã đề ra", ông Hưng thông tin thêm.
Xe điện chưa hấp dẫn với khách hàng nữ
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.