Cẩn trọng trong lĩnh vực sáng tạo: Ranh giới 'tham khảo' và 'sao chép' rất mong manh
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.Netizen tìm ra nét cuốn hút đằng sau mẫu váy tua rua của Thiều Bảo Trâm
Đối với Kiều Minh Tuấn, 2024 là một năm thành công khi anh vẫn được khán giả yêu mến trong chương trình 2 ngày 1 đêm. Song song đó, Kiều Minh Tuấn còn góp mặt trong những dự án điện ảnh như Gặp lại chị bầu và Cô dâu hào môn.Ngoài ra, Kiều Minh Tuấn còn tiết lộ trong thời gian vừa qua anh được nhiều bạn bè, đồng nghiệp đề nghị ra mắt với vai trò ca sĩ. Nam diễn viên 8X cũng thừa nhận rằng mình là một người thích hát nên sẽ cân nhắc lời đề nghị này.Kiều Minh Tuấn sinh năm 1988 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau thời gian hoạt động ở lĩnh vực kịch nói, Kiều Minh Tuấn bắt đầu được chú ý ở mảng điện ảnh. Anh ghi dấu trong lòng khán giả qua những tác phẩm như Nắng, Nắng 2, Em chưa 18, Hạnh phúc của mẹ, Lật mặt 3 - Ba chàng khuyết, Chị 13 - Ba ngày sinh tử, Tiệc trăng máu, Chìa khóa trăm tỉ…
Làn da trắng khỏe chẳng lo bắt nắng trong mùa hè nhờ 6 bí quyết dưới đây
Đó là câu chuyện của cô gái Pháp gốc Việt Eva Hoàng Rouch (29 tuổi) khiến nhiều người xúc động về hành trình tìm lại nguồn cội Việt Nam.Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chúng tôi có dịp được trò chuyện với Eva trong thời gian cô gái Pháp cùng bạn trai ở lại khám phá TP.HCM, trước khi về lại miền Tây tìm mẹ ruột.Cho tôi xem những giấy tờ còn được gìn giữ cẩn thận suốt gần 3 thập kỷ từ cha mẹ nuôi, cô gái Pháp nói rằng đó là manh mối, là hành trang duy nhất để có thể tìm lại nguồn cội của mình.Trong những hồ sơ nhận nuôi đó, tôi đặc biệt chú ý tới một văn bản viết tay với những dòng chữ có phần nguệch ngoạc. Đó là biên bản kể lại câu chuyện cô gái Pháp năm xưa bị bỏ lại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.Nội dung biên bản ghi rõ vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 12.1.1996, đội bảo vệ bệnh viện trong lúc trực cổng thì được bà con nuôi bệnh thông báo có một đứa trẻ bị bỏ rơi ở bệnh viện. "Trong mình đứa bé gồm có một bộ đồ đang mặc trên mình, một cái khăn quấn và một bình sữa", đội bảo vệ bệnh viện thời điểm đó mô tả.Sau đó, đứa trẻ bất hạnh đã được chuyển vào Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi An Giang để được chăm sóc. Trong giấy khai sinh được đăng ký vào ngày 16.2.1996, đứa bé có tên Dưỡng Thị Ngọc Hoàng, sinh ngày 12.11.1995 với nơi sinh ở Long Xuyên. Tuy nhiên, trong mục thông tin cha mẹ được để trống.Sau đó không lâu, bé gái Ngọc Hoàng được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi và sống một cuộc đời mới ở Metz, miền đông nước Pháp. Với cái tên mới Eva Hoàng Rouch, cha mẹ nuôi vẫn muốn giữ một điều gì đó "rất Việt Nam" trong tên gọi của cô con gái nuôi. Cha mẹ nuôi người Pháp cho biết Eva bị bỏ rơi lúc 2 tháng tuổi và được nhận nuôi khoảng 4 tháng tuổi. Cũng từ đây, Eva có một tuổi thơ tươi đẹp, lớn lên trong tình yêu thương bao la của cha mẹ nuôi. Vợ chồng Pháp nhân hậu chưa bao giờ giấu con gái nuôi Việt Nam về gốc gác của mình.Vốn là một trưởng phòng quan hệ khách hàng ở một công ty tại Pháp, Eva quyết định nghỉ phép 1 năm và bắt đầu trong chuyến du lịch khắp thế giới của mình. Trong hành trình đó, cô gái ghé Việt Nam để tìm mẹ ruột.Bình luận trong một bài đăng trên mạng xã hội với một cô gái từng ở cùng trại trẻ mồ côi năm xưa đã dẫn lối cho Eva gặp được ông Huỳnh Tấn Sinh, một người Việt sống ở Pháp nổi tiếng trong việc hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm thân nhân.Cô gái đã chia sẻ câu chuyện của mình với ông Sinh và được người đàn ông tốt bụng giúp đỡ nhiệt tình. Trong chuyến về Việt Nam lần này, Eva khởi hành từ Paris, với sự đồng hành đặc biệt cùng bạn trai, anh Nicolas Melchorri.Anh Nicolas cho biết đã quen Eva gần 7 năm nay. "Cô ấy luôn nói với tôi rằng cô ấy không nhất thiết phải tìm về với gia đình ruột thịt, vì cô ấy luôn lớn lên khi biết rằng mình đã bị bỏ rơi và không có thông tin gì về cha mẹ ruột của mình. Nhưng càng trưởng thành, cô ấy càng cảm thấy cần phải tìm lại cội nguồn, cố gắng hiểu mình đến từ đâu", anh kể lại.Chàng trai Pháp nói rằng anh và bạn gái đã cùng nhau đi du lịch vòng quanh thế giới trong 7 tháng và chuyến đi đến Việt Nam là chuyến trở về cội nguồn đầu tiên mà cô ấy không có sự đồng hành cùng cha mẹ nuôi để khám phá đất nước của mình. Anh dự định sẽ dành nhiều ngày cùng bạn gái ở An Giang để cảm nhận nơi Eva cất tiếng khóc chào đời. "Cô ấy biết rằng việc tìm lại cha mẹ ruột của mình mong manh nhưng tôi sẽ ở bên cô ấy để hỗ trợ và đồng hành cùng cô ấy trên hành trình của mình", anh chia sẻ.Chàng trai Pháp nhận xét Eva là một người phụ nữ mạnh mẽ, luôn đặt ra cho mình những mục tiêu trong cuộc sống để tiếp tục tiến về phía trước. Cô ấy ngăn nắp, nghiêm túc với công việc, hài hước và rất hòa đồng. Anh hy vọng Eva sẽ tìm được phép màu trên hành trình lần này."Mẹ ơi! Con không trách mẹ! Con chỉ muốn biết câu chuyện của mình, vì sao con bị bỏ rơi và gia đình con thế nào! Có lẽ, mẹ đã rất khó khăn khi bỏ lại con! Nếu mẹ có đọc bài báo này, xin hãy liên lạc với con!", chị Eva nhắn nhủ. Đây là lần thứ 3 cô gái Pháp trở lại Việt Nam. Chị từng đến đây vào năm 2007 cùng với cha mẹ nuôi, cũng đã thử các thông tin để tìm gia đình ruột thịt, nhưng không có manh mối. "Tôi bị bỏ rơi tại bệnh viện, ngoài ra không có thông tin gì thêm như lời cha mẹ nuôi tôi thuật lại khi về trại trẻ mồ côi để thăm", chị chia sẻ. Dù không quá nhiều lần về thăm Việt Nam nhưng với cô gái Pháp gốc Việt, đây là một đất nước tuyệt vời. Cô yêu con người, ẩm thực và tất cả mọi thứ. Chị luôn nghĩ rằng mình có 2 cuộc đời, một ở Pháp và một ở Việt Nam."Tận đáy lòng, bạn có giận mẹ ruột không?", nghe tôi hỏi, Eva cười hiền, đáp lại. Rằng, chị chưa bao giờ có ý định giận hay trách mẹ. Chị tin rằng, mẹ ruột đã không còn lựa chọn nào khác nên mới đứt ruột bỏ con mình.Lớn lên trong một gia đình Pháp tuyệt vời với cha mẹ nuôi đáng yêu và anh trai Việt Nam, chị cảm thấy hạnh phúc khi được mẹ ruột cho mình một cơ hội mới trong cuộc đời.Ông Huỳnh Tấn Sinh, người giúp đỡ cô gái Pháp trên hành trình tìm lại mẹ ruột cho biết dù cơ hội có mong manh, nhưng ông hy vọng với sự chung tay của cộng đồng mạng, của quý độc giả Thanh Niên, Eva sẽ tìm được phép màu của cuộc đời vào dịp Tết Nguyên đán đặc biệt năm nay. Chắc chắn, đây là một cái tết đầy yêu thương.Ai có tin tức về gia đình ruột của chị Eva vui lòng liên hệ với ông qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com. Vô cùng biết ơn!
UBND các tỉnh, thành chịu trách nhiệm về số liệu công bố hiện trạng rừng của địa phương; giao UBND các cấp (huyện, xã) thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo quy định của luật Lâm nghiệp.
Xử lý nghiêm những người đổ rác ven đường
Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO (TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO) diễn ra tại sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng (quận 7, TP.HCM) từ ngày 22.3 đến 30.3, quy tụ 6 đội bóng mạnh, bao gồm chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, Trường ĐH Lào, Trường ĐH Malaysia, Trường ĐH Life (Campuchia) và Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore). Trong 6 đội dự giải, chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng có ưu thế lớn nhất. Bên cạnh sự ủng hộ của hàng nghìn CĐV nhiệt thành, thầy trò HLV Nguyễn Đình Long còn được hậu thuẫn bởi ưu thế sân nhà, với mặt cỏ và không gian khán đài quen thuộc.Tuy nhiên, thử thách cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở giải năm nay, là trong tay HLV Đình Long không còn lực lượng kinh nghiệm gắn kết như mùa trước. Dàn cầu thủ mới (chủ yếu học năm nhất và năm hai) dù có thể hình đẹp và quyết tâm cao độ, nhưng lại thiếu sự dạn dày để bứt phá. Ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, thầy trò ông Nguyễn Đình Long đứng nhì bảng A, sau đó dừng bước ở tứ kết trước Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. "Chúng tôi đã bước qua nhiều cung bậc cảm xúc ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, từ hạng tư ở mùa đầu, đến hạng ba mùa hai và giờ là dừng bước ở tứ kết. Các cầu thủ đã rất cố gắng và toàn đội tiếp tục phải duy trì niềm tin ở sân chơi quốc tế", HLV Đình Long bày tỏ. Để dự giải TNSV quốc tế 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bổ sung thêm 1 cầu thủ. "Nòng cốt lực lượng sẽ không thay đổi, vì chúng tôi tham gia với tinh thần có gì chơi nấy, cố gắng hết mình", HLV Đình Long nhận định.Chức vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO không chỉ mang lại cho Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa tấm vé dự giải TNSV quốc tế 2025, mà còn giúp thầy trò HLV Nguyễn Công Thành chứng minh đẳng cấp.Cả hành trình bất bại kéo dài 9 trận (từ vòng loại đến vòng chung kết), trong đó có tới 5 trận sạch lưới, cho thấy sức mạnh toàn diện và vững vàng của đại diện xứ Thanh.Với dàn cầu thủ đồng đều 3 tuyến, đan xen hợp lý giữa phẩm chất cá nhân (của những ngôi sao như Lê Văn Thức, Ngân Như Dũng) và sức mạnh tập thể (đấu pháp hợp lý, tinh thần đoàn kết), Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vững chãi như bức tường thành mà bất cứ đối thủ nào muốn vô địch giải bóng đá TNSV quốc tế 2025 cũng phải vượt qua.Để chuẩn bị cho giải bóng đá TNSV quốc tế 2025, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ bổ sung thêm 2 cầu thủ U.19 (có mặt tại TP.HCM giữa tuần này) để làm dày lực lượng. HLV Nguyễn Công Thành muốn lực lượng đội mạnh mẽ hơn nữa, song vẫn phải đảm bảo sự cân bằng giữa công và thủ."Chúng tôi sẽ nhập cuộc với sự tôn trọng đối thủ, tính toán chặt chẽ và hợp lý, rồi lựa chọn thời điểm tăng tốc", HLV Nguyễn Công Thành cho biết. "Giải đấu này quy tụ toàn đội mạnh, nên chẳng thể nói trước điều gì. Cả đội sẽ cùng ngồi phân tích lại điểm yếu đã để lộ ở giải trước, rồi từng bước tìm cách khắc phục". Tại giải bóng đá TNSV quốc tế 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng nằm ở bảng A (mã số A1), sẽ đá trận khai mạc giải. Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nằm ở bảng B (mã số B3). Giải đấu khởi tranh từ ngày 22.3 đến 30.3 tại sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM).Trường ĐH Tôn Đức Thắng tham gia sân chơi TNSV quốc tế 2025 - cúp THACO với vai trò chủ nhà. Thầy trò HLV Nguyễn Đình Long đã thể hiện năng lực và sự ổn định ở sân chơi bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, với 2 năm lọt vào bán kết và 1 năm lọt vào tứ kết. Dù làm mới lực lượng với nhiều cầu thủ mới mẻ từ năm nhất và năm hai, nhưng Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn là đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi đội bóng này giàu khát vọng và có ưu thế sân nhà. Ở tứ kết TNSV THACO cup 2025, đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã chơi rất hay trước Trường ĐH TDTT Đà Nẵng khi hòa 3-3 trong thời gian thi đấu chính thức, sau đó chỉ thua sát nút trên chấm luân lưu.Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa trở thành nhà vô địch TNSV THACO cup 2025 với hành trình thuyết phục. Thầy trò Nguyễn Công Thành đã đứng nhì bảng B với 5 điểm sau 3 trận, trước khi lần lượt đánh bại hai đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM để lọt vào chung kết. Trước thách thức cuối cùng mang tên Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã thắng chung cuộc 2-1 đầy thuyết phục để đoạt chức vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, qua đó giành tấm vé dự giải Thanh Niên sinh viên quốc tế - 2025 cúp THACO.