Đi trên dây
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ sáng 20.3, giá vàng trong nước tăng vùn vụt vượt xa 100 triệu đồng/lượng.Cụ thể, vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC được niêm yết mua vào 98,6 triệu đồng/lượng, bán ra 100,4 triệu đồng, tăng 600.000 đồng ở chiều mua vào và tăng 900.000 đồng ở chiều bán ra.Đây là mức cao nhất trong lịch sử vàng miếng tại Việt Nam.Các công ty kinh doanh vàng bạc khác cũng bán ra vàng miếng bằng Công ty SJC.Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC loại 0,5 - 2 chỉ được mua vào lên 98,6 triệu đồng, bán ra lên 100,43 triệu đồng, tăng 900.000 đồng.Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tăng 800.000 đồng khi mua vàng nhẫn 98,7 triệu đồng, bán ra 100,7 triệu đồng…Giá vàng thế giới tăng vọt lên mức kỷ lục mới là 3.046 USD/ounce, tăng so với hôm qua 12 USD. Kim loại quý duy trì đà tăng sau cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Fed công bố giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25% - 4,5%, trong khi các quan chức đánh dấu triển vọng lạm phát tăng trong năm nay và triển vọng tăng trưởng kinh tế thấp hơn, sau chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump.Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá trung tâm 17 đồng, lên 24.807 đồng/USD.Các ngân hàng đã tăng giá USD thêm 20 đồng, Vietcombank mua vào 25.340 - 25.370 đồng, bán ra 25.730 đồng;ACB mua vào 25.350 - 25.380 đồng, bán ra 25.730 đồng;Vietinbank mua vào 25.376 đồng, bán ra 25.736 đồng…Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh tiếp tục tăng thêm 20 đồng, mua vào lên 25.840 đồng, bán ra 25.940 đồng.Giá USD trên thị trường thế giới tăng nhẹ, chỉ số USD - Index thêm 0,2 điểm, lên 103,46 điểm. Giá USD tăng sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất như dự kiến, nhưng cho biết các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ cắt giảm chi phí đi vay khoảng 0,5% vào cuối năm nay, ngay cả trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát cao hơn. Chủ tịch Fed ông Jerome Powell đã nêu những thách thức mà các quan chức ngân hàng trung ương phải đối mặt khi đưa ra những dự báo mới về triển vọng kinh tế, sau loạt chính sách mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Các quan chức Fed dự báo lạm phát trong năm nay sẽ ở mức 2,7% so với tốc độ 2,5% dự kiến vào tháng 12. Fed đặt mục tiêu lạm phát ở mức 2%.Thế cờ vây từ bóng dáng liên minh Mỹ - Nhật - Philippines
Trang chủ của Quỹ Giải thưởng kỹ thuật Nữ hoàng Elizabeth vừa đưa tin, giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025 được trao cho 7 cá nhân xuất sắc. Đặc biệt, cả 5 nhà khoa học được nhận giải thưởng chính giải thưởng VinFuture của tỉ phú Phạm Nhật Vượng năm 2024 đều được vinh danh tại giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025.7 nhà khoa học được nhận giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025 gồm: GS Yoshua Bengio (Canada), GS Geoffrey Hinton (Anh), GS John Hopfield (Mỹ), GS Yann LeCun (Pháp), ông Jensen Huang (Mỹ), TS Bill Dally (Mỹ), GS Fei-Fei Li (Mỹ). Đây là những người có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của học máy hiện đại, một thành phần cốt lõi tạo nên tiến bộ vượt bậc về trí tuệ nhân tạo (AI).Cùng trao giải thưởng năm 2025 cho 7 nhân vật xuất sắc này, Quỹ Giải thưởng kỹ thuật Nữ hoàng Elizabeth muốn ghi nhận cả 3 trụ cột cốt lõi của học máy hiện đại là thuật toán, phần cứng hiệu suất cao và bộ dữ liệu chất lượng.Trong đó, các giáo sư Yoshua Bengio, Geoffrey Hinton, John Hopfield và Yann LeCun từ lâu đã nghiên cứu thuật toán học sâu cùng mạng nơ-ron (mạng thần kinh nhân tạo) như một mô hình hiệu quả cho máy học và đây hiện là mô hình thống trị. Ông Jensen Huang và TS Bill Dally đã dẫn đầu quá trình phát triển nền tảng phần cứng hỗ trợ hoạt động của các thuật toán học máy hiện đại. GS Fei-Fei Li đã xác định tầm quan trọng của việc cung cấp các tập dữ liệu chất lượng cao, vừa để đánh giá tiến độ vừa hỗ trợ việc đào tạo các thuật toán học máy.Trước đó, ngày 6.12.2024, tại Hà Nội, giải thưởng chính VinFuture 2024 cũng đã được trao cho GS Bengio, GS LeCun, GS Geoffrey Hinton, ông Jensen Huang, GS Fei-Fei Li, cũng bởi những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu. Giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth về kỹ thuật có trị giá 500.000 bảng Anh, được trao lần đầu năm 2013, được trao định kỳ 2 năm một lần để tôn vinh những sáng kiến kỹ thuật đột phá, mang lại lợi ích cho nhân loại toàn cầu. Đây cũng là một giải thưởng rất uy tín của thế giới khi mà hội đồng giải thưởng đều là những nhà khoa học hàng đầu thế giới; những cá nhân được trao giải đều là những nhà khoa học có đóng góp mang tính đột phá trong kỹ thuật cho nhân loại.
Sở Tư pháp TP.HCM chỉ ra hàng loạt bất cập trong luật Giám định tư pháp
Ngày 10.3, Bệnh viện ĐH Y Dược Shingmark (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết vừa cấp cứu cho một nam bệnh nhân bị mắc lưỡi câu ở hậu môn.Trước đó nam bệnh nhân (40 tuổi, ngụ Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng đau hậu môn, khi sờ vào thấy có vật lạ, nhưng không thể lấy ra được.Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện dị vật, đó là một lưỡi câu (lưỡi câu cá) cắm sâu vào hậu môn, cách bờ hậu môn 2-3 cm, không thể nội soi gắp ra. Theo trình bày của bệnh nhân, trước đó có ăn bao tử cá. Các bác sĩ cho biết, có khả năng trong bao tử cá có chứa lưỡi câu trên và đã đi vào người bệnh theo đường ăn.Các bác sĩ quyết định phẫu thuật cấp cứu, lấy dị vật thành công ra ngoài, không gây tổn thương cơ thắt hậu môn cũng như không thủng trực tràng.Sau 2 ngày nằm theo dõi, bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện.
Ghi nhận của PV Thanh Niên trưa 29 tết tại chợ hoa trên đường Trần Hưng Đạo (Q.Thuận Hóa, TP.Huế), rất nhiều nhà vườn vẫn còn số lượng lớn chưa bán hết. Trời mưa, nên cảnh buôn bán tại đây thêm phần ảm đạm.Khác với cảnh nhộn nhịp ngoài đường, một số thương lái người miền Bắc đang đối mặt với số lượng lớn hoa ế ẩm.Anh Lê Văn Trác (45 tuổi, người dân ở làng đào Nam Mỹ, xã Nam Điền, H.Nam Trực, Nam Định) vượt hơn 600 km vào Huế để bán hoa đào dịp Tết Nguyên đán này. Đây là năm thứ 13 anh chọn Huế làm điểm kinh doanh hoa tết, cũng là năm anh bán hàng ế ẩm nhất."Năm ngoái đã tệ, năm nay bão lũ mất mùa nhưng thị trường càng tệ hơn, người dân trả giá rẻ lắm. Tôi bỏ vốn 300 triệu đồng nhưng đến giờ chỉ thu được 200 triệu đồng, còn khoảng 150 chậu nữa chưa bán. Chiều nay 5 giờ là tôi lên tàu để về quê nhưng vẫn quyết tâm giữ giá, nếu có lỗ chỉ lỗ 50.000 đồng/chậu chứ rẻ hơn thì không thể bán. Nếu còn thừa sẽ chặt vứt hết, không thể phá giá để tạo thông lệ xấu năm sau người dân chờ 30 tết mới đi mua hoa ép giá thương lái", anh Trác nói.Cạnh hàng anh Trác, hàng quất của anh Lê Tân (27 tuổi, trú tại Kim Long, TP.Huế) cũng rơi vào cảnh ế ẩm khi còn hơn 50% số lượng quất trong vườn. Ban đầu, anh dự kiến bán ra thị trường với giá 800.000 đồng – 1,1 triệu đồng/chậu, tuy nhiên khi hạ giá hơn một nửa để chống "lỗ" vẫn bị người mua ép giá, mặc cả."Giá thấp quá không đủ tiền vận chuyển, thuê chỗ, rồi công bốc vác. Ba năm dịch gần đây năm nào đi buôn cũng không có lãi, bây giờ chấp nhận bán lỗ vì còn 50% cây tại vườn", anh Tân nói.Theo một số người dân đi mua hoa tết, không phải ai cũng thực sự ép giá.Thói quen mua hoa và cây cảnh ngày cuối cùng của năm không phải là muốn mua được giá rẻ mà họ đợi sát ngày mới chọn được cây có dáng ưng ý, hoa nở đúng thời điểm.Chị Hà Thị Ánh Nguyệt (34 tuổi, người dân H.Phú Vang, TP.Huế) vui vẻ sau khi lựa được một chậu hoa đào nở ưng ý. "Cả gia đình tôi đều chỉ được nghỉ từ ngày 28 tết, mất 1 ngày để dọn dẹp nhà cửa và chợ búa. Đến hôm nay mới có thời gian thư thả cùng nhau đi dạo phố, chọn hoa. Tôi không trả giá vì biết hôm nay thương lái đã bán giá rẻ lắm rồi", chị Nguyệt nói.
Người mẹ đón 2 con gái bị bắt cóc ở phố đi bộ Nguyễn Huệ về nhà: 'Quá mừng!'
Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái của một chủ tiệm áo cưới: "Cô dâu, chú rể lưu ý trước khi trả áo vest cho studio kiểm tra kỹ nha. Chú rể để quên trong áo vest em giặt mới biết ướt sũng. Em đã liên hệ gửi lại dâu rể nha". Kèm với đó là hình ảnh những chiếc phong bì mừng cưới bị ướt sũng vì chú rể bỏ quên trong túi, chủ tiệm mang đi giặt sau khi nhận lại. Nhiều người cho rằng việc trả lại cho chú rể là điều đáng hoan nghênh và quan trọng hơn là chú rể biết được tiền mừng cưới của khách mời, tránh những hiểu lầm đáng tiếc.Tài khoản Quỳnh Phương bình luận: "Làm ăn có tâm thì phúc đức sẽ đến với gia đình bạn". Bạn Lưu Ly viết: "Cái này trả lại là đúng, nhiều người mà tham là tự hủy tiệm. Cô dâu, chú rể kiểm tiền thấy những người đi mà không có phong bì dần nhớ ra ngay để trong áo". Chủ tiệm trong câu chuyện trên là chị Triệu My (26 tuổi, ở Q.Hà Đông, Hà Nội). Chị My cho biết, chú rể trả áo vest vào ngày 4.3 nhưng vì bận nên hai ngày sau chị mới mang đi giặt. Khi giặt, chị phát hiện trong túi áo có nhiều phong bì, ngay lập tức báo trả lại cho khách hàng. "Nếu chú rể không thấy phong bì, những khách mời đó sẽ mang tiếng đi dự đám cưới không có quà. Hơn nữa, nếu mình không trả lương tâm sẽ bị cắn rứt, không cho phép giữ lại. Chú rể không biết quên phong bì đến khi mình báo mới nhớ ra. Mình liên lạc lại và chú rể đã đến tiệm nhận lại", chị My chia sẻ. Chị My cho hay, đây là lần đầu tiên gặp trường hợp khách bỏ quên phong bì trong quần áo. Những lần trước họ chỉ quên những vật dụng không có giá trị cao. Bạn chị cũng gặp tình trạng này, có người còn bỏ quên cả vàng trong áo vest. Khi giặt áo, chị chụp lại số lượng phong bì có trong áo để gửi ngay cho cô dâu, chú rể. Chị nghĩ việc trả lại là điều nên làm và xem đây cũng là cách khiến khách hàng tin tưởng khi sử dụng dịch vụ. "Mình cũng không quan tâm số tiền bên trong là bao nhiêu. Hiện mình có hai cửa hàng, một nơi dùng để đào tạo nghề make-up, một nơi làm studio cho thuê trang phục cưới hỏi. Mình luôn cố gắng mang lại sự hài lòng cho khách hàng", chị My bày tỏ. Chú rể Văn Đạt (ở Hà Nội) cho biết, đám cưới được tổ chức vào ngày 2.3 và anh mang trả trang phục khi xong việc. Vợ chồng anh không biết số phong bì bỏ quên trong áo vest, khi chủ tiệm áo cưới gọi báo thì cả hai đều bất ngờ. "Mình đã nhận lại số phong bì đó. 5 chiếc phong bì bên trong có khoảng 2 triệu đồng. Bản thân mình rất hài lòng khi sử dụng dịch vụ ở tiệm cưới", chú rể nói.