Chủ trọ ở TP.HCM 'chơi lớn' mời ca sĩ hát tất niên cho công nhân vui
ManpowerGroup (đơn vị cung ứng giải pháp nhân sự) mới đây đã công bố Báo cáo Thiếu hụt nhân tài 2025 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo báo cáo, có tới 77% nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài có kỹ năng phù hợp, tăng mạnh so với mức 45% vào năm 2014 và vượt mức trung bình toàn cầu là 74%. Tình trạng thiếu hụt nhân lực ngày càng khiến các doanh nghiệp lo ngại.Báo cáo được thực hiện dựa trên khảo sát 10.095 nhà tuyển dụng trong khu vực. Kết quả cho thấy các kỹ năng chuyên môn khó tìm nhất ở người lao động hiện nay là công nghệ thông tin và dữ liệu, kỹ thuật, marketing và bán hàng.Trước đó, ManpowerGroup cũng khảo sát xu hướng tuyển dụng tại khu vực và dự báo rằng trong quý 1.2025, các doanh nghiệp sẽ duy trì mức tuyển dụng ổn định.Những ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất bao gồm tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe và khoa học đời sống.Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc thương hiệu Manpower, ManpowerGroup Việt Nam, nhận định tại Việt Nam, tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt trong ngắn hạn, thể hiện rõ nhất ở các ngành sản xuất, chế biến và chế tạo.Tại TP.HCM - thị trường lao động lớn nhất nước với quy mô hơn 4,9 triệu người trong độ tuổi lao động, thống kê cho thấy nhu cầu lao động phổ thông trong tháng 1.2025 vẫn đang ở mức cao. Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong tháng 1, có 8.652 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người) được đăng tải trên cổng thông tin của đơn vị. Trong số đó, lao động phổ thông chiếm tới 56,97%, tiếp theo là các ngành thực phẩm - đồ uống (16,44%) và da giày - may mặc (10,81%).Về trình độ chuyên môn, nhu cầu tuyển công nhân kỹ thuật không bằng cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 37,31%. Tiếp theo là lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 3 tháng (14,48%), sơ cấp nghề từ 3 - 12 tháng (7,88%), trung cấp (19,59%), cao đẳng (8,48%) và đại học (12,25%).Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, sau Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu nhân lực ước tính dao động từ 50.400 đến 55.500 vị trí việc làm, trong đó tập trung chủ yếu vào các khu vực như thương mại - dịch vụ (67,57%), công nghiệp - xây dựng (31,92%), nông lâm thủy sản (0,51%).Đối với các ngành công nghiệp trọng điểm, nhu cầu tuyển dụng chiếm 17,18%, trong đó cơ khí chiếm 6,12%, hóa dược chiếm 5,96%, chế biến lương thực thực phẩm chiếm 2,84% và sản xuất hàng điện tử chiếm 2,26%.Các ngành, nghề có nhu cầu tuyển dụng cao sau tết có thể kể đến là may mặc, da giày, kinh doanh thương mại, hành chính - văn phòng - biên tập và phiên dịch, cơ khí - tự động hóa, vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng, kế toán - kiểm toán, marketing... Trong đó, nhu cầu tuyển chủ yếu tập trung ở nhóm lao động từ 27 - 35 tuổi (48,77%), dưới 26 tuổi (28,77%).Theo đánh giá của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, sau tết là thời điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh tuyển dụng nhằm bù đắp lực lượng lao động đã nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội tốt hơn hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. So với năm 2024, nhu cầu lao động sau Tết năm 2025 tăng nhẹ, khoảng 7%.Trong tháng 1, Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM tiếp nhận 5.463 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 4.351 hồ sơ (tương ứng giảm 44%) so với cùng kỳ năm 2024 (9.814 hồ sơ).Nữ sinh Trưng Vương thướt tha áo dài sáng đầu tuần
Theo nội dung đơn kháng cáo, Hồng Loan không chấp nhận về việc Tòa án nhân dân TP.HCM (TAND TP.HCM) tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Trong đơn kháng cáo, TAND TP.HCM đã tuyên xử, xác định Hồng Loan là con hợp pháp, người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Võ Văn Ngoan (NSƯT Vũ Linh). Tuy nhiên, TAND TP.HCM lại phân chia di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh thành 2 phần theo tỉ lệ 85% cho Hồng Loan và 15% cho bà Hồng Nhung với lý do xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung. Theo Hồng Loan, việc tuyên xử phân chia như trên của tòa án sơ thẩm không có căn cứ pháp luật. Hồng Loan trình bày trong đơn, bà Hồng Nhung hoàn toàn không có công sức đóng góp vào di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh. Những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy, phường 9, quận Gò Vấp, TP.HCM với ông Võ Thành Nhiêu, bà Hồng Nhung. Do đó, bà Hồng Nhung không có công sức đóng góp, không quản lý, không giữ gìn, không tôn tạo làm nên giá trị di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh."Do đó, việc TAND TP.HCM cho rằng bà Hồng Nhung có đóng góp công sức vào khối di sản của cha tôi để lại và tuyên cho bà Nhung được hưởng 15% trên tổng giá trị di sản của cha tôi là hoàn toàn không có căn cứ", Hồng Loan viết trong đơn kháng cáo. Bên cạnh đó, phía Hồng Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL và viện dẫn lẽ công bằng trong giải quyết vụ việc dân sự vào trường hợp cụ thể của cô là chưa chính xác. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…". Trong khi đó, bà Hồng Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác bỏ tư cách hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ hai. Do đó, khi tòa án xác định Hồng Loan là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố nghệ sĩ Vũ Linh thì cô phải là người được toàn quyền thừa hưởng toàn bộ di sản của cố nghệ sĩ. Tòa án chia cho Hồng Loan 85% và chia cho bà Hồng Nhung 15% nghĩa là đã xác định bà Hồng Nhung là đương sự được hưởng một phần di sản thừa kế."Việc bà Nhung chăm sóc bà nội tôi (nếu có) thì đó là nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, bà Nhung cũng là con, không phải nghĩa vụ duy nhất cha tôi, thực tế cha tôi lúc đó đã làm việc vất vả nuôi cả gia đình anh em (trong đó có cả bà Nhung)... Tòa án sơ thẩm đã xét công sức cho bà Nhung trên những cơ sở, lập luận như trên là hoàn toàn không đúng và cũng vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện của bà Nhung là đang tranh chấp về hàng thừa kế", Hồng Loan trình bày. Ngoài ra, Hồng Loan cho rằng TAND TP.HCM áp dụng không đúng tinh thần của Án lệ 05/2026/AL và "lẽ công bằng" khi tuyên xử chia cho bà Hồng Nhung 15% di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh. Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để Hồng Loan đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu cô muốn giúp đỡ bà Hồng Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Hồng Loan làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bà Hồng Nhung hưởng 15% di sản của nghệ sĩ Vũ Linh. Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Kết quả, HĐXX quyết định bà Hồng Nhung được chia 15% di sản của cố NSƯT Vũ Linh, còn 85% còn lại thuộc quyền sở hữu của Hồng Loan. Khối di sản bao gồm: nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) và một xe ôtô.Sau khi cơ quan thi hành án có kết quả thẩm định giá tài sản và thời hạn tự nguyện thi hành án, Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn tiền cho bà Hồng Nhung 15% giá trị di sản. Khi đã hoàn tất nghĩa vụ hoàn tiền, bà Loan được quyền đăng ký sang tên và sử dụng số tài sản nêu trên, cũng như yêu cầu mẹ con bà Hồng Nhung di dời toàn bộ tài sản cá nhân ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm. Sau thời hạn quy định, nếu bà Loan không hoàn thành nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi số tài sản nói trên.
Ở Bến Bình Đông có gì mà nhiều người tìm đến chơi tết?
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 2, tại miền Bắc và khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh đã xảy ra 3 đợt mưa diện rộng vào các ngày 6 - 7.2, 16 - 20.2 và 22 - 26.2; các tỉnh Quảng Bình - Phú Yên xảy ra 3 đợt mưa diện rộng xảy ra vào các ngày 3 - 5.2, 7 - 14.2 và 18 - 26.2. Trong đó đợt mưa từ ngày 18 - 26.2 xuất hiện nhiều ngày mưa vừa, mưa to tại các trạm: Trà My (Quảng Nam) 92 mm, Tuy Hòa (Phú Yên) 93 mm... Khu vực Tây nguyên và Nam bộ xảy ra mưa trái mùa vào ngày 12 - 14.2 và 18 - 24.2. Đáng lưu ý, đợt mưa ngày 12 - 14.2, tại Nam bộ có một số trạm có lượng mưa vượt giá trị lịch sử như: Thủ Dầu Một (Bình Dương) 132 mm, Nhà Bè 120 mm.Trong thời kỳ này, tại trạm khí tượng An Nhơn (Bình Định) đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất ngày 33,5 độ C, vượt giá trị lịch sử là 33 độ C cùng thời kỳ.Tổng lượng mưa trên khu vực Tây Bắc bộ, đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Nam Tây nguyên và miền Đông Nam bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 15 - 30 mm. Trong đó, tại khu vực Trung và Nam Trung bộ, miền Đông Nam bộ cao hơn từ 30 - 70 mm, có nơi cao hơn 200 mm; các nơi khác phổ biến thấp hơn từ 10 - 30 mm so với TBNN cùng thời kỳ.Cơ quan khí tượng dự báo, trong tháng 3, nắng nóng sẽ gia tăng ở khu vực Nam bộ (tập trung ở các tỉnh miền Đông) và xuất hiện cục bộ ở khu Tây Bắc Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Khu vực Trung bộ có khả năng xuất hiện một số ngày mưa rào rải rác và có nơi có giông. Nam bộ có thể xuất hiện mưa giông trái mùa.Tại miền Bắc và Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ; các khu vực khác cao hơn từ 10 - 20 mm, riêng Trung Trung bộ và Nam Tây nguyên cao hơn từ 20 - 40 mm, có nơi cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.Theo bản tin dự báo dài ngày của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong khoảng 10 ngày đầu tháng 3, TP.HCM dao động ở mức nhiệt 25 - 33 độ C. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là 33 độ C rơi vào các ngày 4 - 6.3 và 6 - 8.3.Tại TP.Cần Thơ, nhiệt độ dao động từ 24 - 34 độ C, trong đó, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C vào ngày 5.3.
Trước đó, ngày 24.2, Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 24.2.2025 về việc tăng cường các giải pháp giảm lãi suất để thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.Tại cuộc họp, NHNN chỉ đạo các TCTD quán triệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi; tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơ cấu, tổ chức lại bộ máy hoạt động hiệu quả hơn nữa, tăng cường trách nhiệm xã hội, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả; thường xuyên báo cáo NHNN việc công bố và thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay. Thời gian tới, NHNN cho biết bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay, NHNN điều hành các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ TCTD đưa nguồn vốn huy động thành vốn tín dụng tập trung cho đầu tư phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.Theo đó, NHNN điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ và đảm bảo thanh khoản cho các TCTD cung ứng vốn ra nền kinh tế. Điều tiết tiền tệ chủ động, linh hoạt để hỗ trợ ổn định tỷ giá trong trường hợp cần thiết. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, chủ động sẵn sàng can thiệp thị trường nhằm ổn định thị trường ngoại tệ trước biến động của kinh tế thế giới và chính sách, chiến tranh thương mại, củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào đồng nội tệ. NHNN tập trung theo dõi sát động thái của hệ thống TCTD để điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiếp tục tăng cường đẩy mạnh tiết giảm chi phí hoạt động hơn nữa, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để phấn đấu hạ lãi suất cho vay; đồng thời tiếp tục yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc, công bố công khai lãi suất cho vay bình quân. Đồng thời kiểm tra đối với các NH đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi thời gian vừa qua; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các TCTD, nhất là việc công bố lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, hoạt động cấp tín dụng của các TCTD. Cũng như xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, nhất là các trường hợp TCTD không công bố công khai thông tin lãi suất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN, các TCTD cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định của pháp luật. NHNN cho biết tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Chủ động, kịp thời điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế mà không cần TCTD phải đề nghị để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
iPhone 16 mang đến nâng cấp lớn về AI nhờ thiết lập micro mới
Sau hơn 1 tháng nối dài dải phân cách trên đường Hai Bà Trưng (Q.3, TP.HCM), nhiều người chạy xe máy vào giờ cao điểm vẫn thản nhiên đi ngược chiều, bất chấp lỗi này sắp bị phạt tới 6 triệu đồng. Như Thanh Niên đã thông tin, từ đầu năm 2024, tình trạng người đi xe máy thản nhiên nối đuôi nhau, tự ý lấn làn rồi đi ngược chiều trên đường Hai Bà Trưng (đoạn giao Võ Thị Sáu) không còn xa lạ với người tham gia giao thông vào mỗi sáng. CSGT - TT Công an Q.3, Đội Tuần tra dẫn đoàn (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) cho biết không xử phạt xuể các trường hợp vi phạm lỗi này. Đây cũng là hành vi vi phạm khiến những người đi ở chiều ngược lại bức xúc, thường xuyên đăng tải lên mạng xã hội.