Đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Hạn chế may rủi, tăng độ phân hóa
Sau buổi họp báo khởi động, Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2024 tổ chức hoạt động tuyển sinh đầu tiên tại Học viện Ngoại giao. Sự kiện có sự tham gia của nhà báo Phùng Công Sưởng (Trưởng Ban tổ chức), Hoa hậu Đỗ Thị Hà, diễn viên Phùng Đức Hiếu, ca sĩ Kuun Đức…Góp mặt tại buổi tuyển sinh, Đỗ Thị Hà gây ấn tượng bởi nhan sắc ngày càng thăng hạng. Sau gần 5 năm đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2020, cô gái quê Thanh Hóa khiến nhiều người ngưỡng mộ khi có sự nghiệp vững vàng, vừa theo đuổi nghệ thuật, vừa phát triển kinh doanh. Dịp này, người đẹp 10X cũng có những tiết lộ thú vị về kỷ niệm giấu gia đình thi nhan sắc trước đó. Hoa hậu Đỗ Thị Hà cho biết thời điểm cô tham dự Hoa hậu Việt Nam 2020 không có những buổi tuyển sinh hoành tráng tại các trường đại học. “Trước sơ khảo miền Bắc 3 ngày, tôi mới nộp hồ sơ cho ban tổ chức. Đến lúc đó, tôi vẫn băn khoăn việc nộp hồ sơ có phải điều đúng đắn không. Bởi hồ sơ của những thí sinh được đăng tải lên mạng rất đẹp, tài giỏi, khiến tôi tự ti. Hồi đó tôi nghĩ là mình ở mức ổn thôi, đến khi đăng quang mới thấy mình đẹp”, hoa hậu quê Thanh Hóa chia sẻ. Nhắc đến kỷ niệm dự thi cách đây 5 năm, Đỗ Thị Hà cho biết phỏng vấn kín là phần thi nhiều áp lực nhất. Cô khẳng định chính sự tự tin là bí quyết để bản thân vượt qua. “Vòng thi này là dịp ban giám khảo hiểu sâu hơn về thí sinh, cũng là cơ hội để thí sinh thể hiện bản thân. Để vượt qua vòng thi này, bạn cần thể hiện được cá tính riêng”, Đỗ Thị Hà nói.Tại ngày hội tuyển sinh, người đẹp 10X tiết lộ lý do giấu bố mẹ thi hoa hậu. Việc này xuất phát từ nỗi sợ nói trước bước không qua và tâm lý xấu hổ của người đẹp nếu không đạt được thành tích gì. Đỗ Thị Hà nhấn mạnh tài sản lớn nhất của hoa hậu không phải tiền bạc mà sự lan tỏa. Lý giải về điều này, người đẹp tâm sự nhiều chương trình từ thiện do cô kêu gọi nhận được sự hưởng ứng lớn từ các nhà hảo tâm.Với Đỗ Thị Hà, tham dự Hoa hậu Việt Nam 2020 là trải nghiệm đầu đời quý giá. Cô khẳng định hành trình này có sự yêu thương nhưng có cả khó khăn, vất vả và nước mắt. “Hoa hậu Việt Nam không phải hành trình khiến Hà đổi đời nhưng sau khi có danh hiệu, tôi có thêm cơ hội để đi nhiều nơi hơn, gặp gỡ nhiều người ưu tú. Tôi nhận ra, khi hiểu về bản thân, bạn sẽ có cách để làm mình đẹp hơn”, Đỗ Thị Hà nói. Góp mặt tại sự kiện ngoài Đỗ Thị Hà còn có sự tham dự của diễn viên Phố trong làng - Phùng Đức Hiếu. Trong vai trò khách mời, anh chia sẻ bản thân yêu mến cuộc thi Hoa hậu Việt Nam khi tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ nước nhà. Trong quá trình theo dõi các kỳ, Phùng Đức Hiếu ấn tượng với phần thi trang phục áo dài và phần thi ứng xử. Anh khẳng định thí sinh Hoa hậu Việt Nam luôn có những câu trả lời ứng xử thông minh giúp phần thi mang tính nhân văn sâu sắc.Nam diễn viên bày tỏ thêm: “Tôi đã theo dõi các kỳ tổ chức Hoa hậu Việt Nam từ rất lâu. Cuộc thi luôn tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Việt, cả về nhan sắc lẫn trí tuệ. Không chỉ là sân chơi nhan sắc, Hoa hậu Việt Nam luôn quan tâm đến những chương trình thiện nguyện. Điều đó càng khiến cuộc thi trở nên ý nghĩa”.Mỹ nam 'Vườn sao băng' Kim Hyun Joong khoe ảnh làm nông dân
Sống và viết ngay trên quê hương xứ Nẫu, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Xuân Toàn đã chọn Bình Định làm không gian nghiên cứu để từ đó anh có hàng trăm bài báo, bài tham luận về văn hóa, văn nghệ dân gian Bình Định được công bố trong hàng chục năm qua. Trên cơ sở đó, anh đã tập hợp, biên soạn, chỉnh lý để cho ra cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu dày 530 trang (NXB Dân trí ấn hành tháng 12.2024). Đây là một thành quả đáng kể của Trần Xuân Toàn trên con đường nghiên cứu và sưu tầm văn hóa, văn chương xứ Nẫu - Bình Định, vùng đất được xem là văn võ song toàn.Cuốn sách gồm hai phần. Phần I: Hương sắc dân gian Bình Định gồm những bài viết liên quan đến chủ đề văn hóa, văn nghệ dân gian trên dải đất Bình Định. Phần II: Chân dung và tác phẩm, là những bài viết chân dung văn học về các tác giả, tác phẩm, các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian gắn kết với Bình Định từ xưa đến nay. Với bố cục đó, tác giả Trần Xuân Toàn khiêm tốn xem mình như một lữ khách dạo bước qua vườn văn xứ Nẫu, Bình Định. Nhưng trên thực tế, đây đều là những tiểu luận nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về tác giả, tác phẩm tạo nên một diện mạo đầy đủ và nghiêm túc về một vùng văn hóa và văn học. Thực sự đó là một vườn hoa nhiều hương sắc về vùng đất võ, xứ văn chương Bình Định.Bình Định như một Việt Nam thu nhỏ về sự đa dạng của văn hóa và văn học từ dân gian đến hiện đại. Lịch sử hình thành và phát triển của xứ Nẫu, Bình Định gắn với lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của văn hóa, văn học địa phương này trong sự thống nhất và đa dạng. Đó là tiền đề để tác giả Trần Xuân Toàn dày công nghiên cứu và cho ra tác phẩm Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Với công trình này, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp: "Cũng như con người, văn hóa và văn chương luôn mang đậm tính vùng miền như một thuộc tính tất yếu". Chính thuộc tính ấy tạo nên sự đa dạng, đa sắc và cá tính với tất cả sự hấp dẫn của nó. Với con mắt của nhà nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được sự khác biệt, sự đặc sắc và đa dạng của văn hóa, văn học Bình Định.Chẳng hạn khi nói về văn học dân gian miền biển Bình Định, anh đã khẳng định: "Ở đâu có con người ở đó sẽ ra đời một nền văn học dân gian". Cư dân miền biển Bình Định cũng vậy, suốt một dải bờ biển dài hàng trăm km từ Hoài Nhơn vào đến Quy Nhơn, nơi đâu cũng dày đặc những làng chài với những con người ngày ngày bám biển để sống, để làm giàu từ biển. Cũng từ đó, các làng chài Bình Định hình thành nên một nền văn hóa, văn nghệ dân gian độc đáo và đa dạng như con người vùng biển nơi đây - mộc mạc mà thắm thiết, chân tình mà mãnh liệt. Chỉ có người con gái biển Bình Định mới bộc lộ tình yêu với chàng trai biển bằng nỗi lo đau đáu mỗi khi người yêu dong buồm ra khơi đánh cá: "Nồm nam, bấc chướng sóng lượn ba đàoAnh đi câu. Biết chừng nào anh vô"Đó là câu ca dao ở vùng biển Bình Định mà Trần Xuân Toàn đã sưu tầm được trong những chuyến anh đi điền dã.Các kết quả nghiên cứu văn học hiện đại của Trần Xuân Toàn trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu đã chỉ ra rằng, phong trào Thơ mới có nhiều thi nhân nổi tiếng bắt đầu từ phố biển Quy Nhơn. Lưu Trọng Lư, tác giả của bài thơ Tiếng thu nổi tiếng, từng diễn thuyết cổ xúy cho phong trào Thơ mới tại nhà Học hội Quy Nhơn từ tháng 6.1934. Trong số 45 tác giả có tên trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân thì Bình Định đóng góp đến 5 gương mặt trong đó nổi bật là Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn... Ngoài Thơ mới, cuốn sách Trần Xuân Toàn cũng cho độc giả biết Quy Nhơn - Bình Định còn là vùng đất quê hương của hàng trăm văn nhân, thi sĩ, nghệ sĩ đang sinh sống và hoạt động nghệ thuật trên khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, đó cũng là vùng đất mà rất nhiều văn nhân, thi sĩ trên khắp cả nước đã tìm đến với rất nhiều cảm hứng sáng tạo để từ đó kết thành duyên nợ văn chương với Quy Nhơn. Và đó là niềm tự hào của người xứ Nẫu, Bình Định được tác giả đề cập khá nhiều trong cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Anh xem đó là một thành tựu lớn của văn hóa, văn học Bình Định.Với Trần Xuân Toàn, nghiên cứu về văn hóa, văn học Bình Định xưa và nay là một trong những hướng tiếp cận mà anh dành nhiều tâm huyết. Từ những trang viết của anh trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu, những gương mặt văn chương Bình Định thời hiện đại và đương đại thêm một lần được tỏa sáng. Đó là các văn nhân, nghệ sĩ nổi danh sống và viết trên đất Bình Định như Yến Lan, Vương Linh, Lệ Thu, Cao Duy Thảo, Thanh Thảo, Thu Hoài, Ngô Thế Oanh, Nguyễn Thanh Hiện, Đinh Xăng Hiền, Từ Quốc Hoài, Hà Giao, Lê Văn Ngăn… Đó còn là những cây bút trẻ sung sức với sức sáng tạo mãnh liệt và rất thành công như Nguyễn Thị Tư, Cao Chư, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Đăng Vũ, Phạm Đương, Mai Thìn… Đó là một nền văn học đương đại mà như Trần Xuân Toàn nói là "tràn căng sức trẻ". Phản ánh một cách sinh động về những tác giả và tác phẩm văn chương Bình Định thời đương đại như trên cũng là một thành công lớn của Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.Là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian đồng thời cũng là một giảng viên văn học dân gian của Trường đại học Quy Nhơn, Trần Xuân Toàn đã viết các tiểu luận và cảm nhận văn học trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu một cách nghiêm túc, điềm đạm. Các luận chứng, luận điểm anh đưa ra đều dựa trên thực tiễn điền dã với đầy đủ các chứng cứ và ngữ liệu. Viết về văn chương nhưng văn chương của Trần Xuân Toàn rất thật thà và giản dị bởi anh là một nhà giáo dạy văn làm nghiên cứu văn học. Điều đó đã mang đến sự thành công của anh qua Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.
Những người giữ đình xứ Đoài: Chuyện lạ đình Vũ Thạch
Không cần phải quá gắng sức ở phòng tập hay trên đường chạy, nhật báo Mirror gợi mở nhiều hoạt động hằng ngày giúp bạn vừa thư giãn vừa có thể giảm cân.Chạy nhảy, ném, bắt, đẩy trên xích đu là các hoạt động vui chơi cùng con, giúp bạn đốt cháy calo tuyệt vời. Duy trì càng lâu với các đợt bùng nổ ngắn và cường độ cao thì bạn càng đốt cháy nhiều calo. Ước tính bạn có thể đốt cháy tới 356 calo một giờ.Lái xe ô tô đi làm và về nhà trong nhiều giờ thực sự có thể đem lại lợi ích nhiều hơn bạn nghĩ. Đặc biệt, lái xe số sàn giúp cải thiện sự phối hợp tay-mắt. Tương tự như võ thuật, người điều khiển xe trên đường cũng thực hiện những chuyển động nhỏ và chính xác mang tính phối hợp, hỗ trợ sự cân bằng và tập trung. Lái xe có thể giúp bạn đốt cháy tới 250 calo mỗi giờ.Ngâm mình vào bồn tắm nước nóng, thư giãn trong một giờ có thể tốt như đi bộ một giờ. Nhật báo Mirror dẫn lời các chuyên gia cho rằng nếu nằm trong bồn tắm 40 độ C suốt 60 phút có thể giúp tăng nhiệt độ cơ thể và tỷ lệ trao đổi chất. Nó sẽ đốt cháy tới 130 calo một giờ và cũng được chứng minh là giúp hạ lượng đường trong máu.Rửa xe là một chuỗi các công việc như di chuyển hệ thống phun nước qua lại, thoa xà phòng lên xe và làm sạch bụi bẩn từ ngoài vào trong. Nó có thể đốt cháy tới 400 calo một giờ và hiệu quả như chèo thuyền trong một giờ.Việc dọn dẹp giường ngủ được chứng minh là có thể đốt cháy tới 75 calo chỉ trong 15 phút, tương đương khoảng 300 calo đối với những người sống trong ngôi nhà bốn giường. Nó hiệu quả tương đương đi bộ nhanh hoặc tập yoga trong khi bạn vật lộn với chăn và ga trải giường, theo nhật báo Mirror.
Phát biểu tại lễ khởi động, chị Nguyễn Thị Phương Thúy, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Nghệ An, cho biết tỉnh Nghệ An sẽ thành lập và ra mắt các đội hình "bình dân học vụ số" với lực lượng nòng cốt là thanh niên. Các đội hình sẽ tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, các cấp bộ Đoàn, Hội, đoàn viên, thanh niên và hội viên về "bình dân học vụ số"; tổ chức các lớp "bình dân học vụ số"."Mỗi Đoàn cơ sở cần thành lập ít nhất 1 đội hình thanh niên "bình dân học vụ số", lựa chọn những cán bộ, đoàn viên, thanh niên có kiến thức tốt về công nghệ làm nòng cốt. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, đoàn viên, thanh thiếu nhi truy cập internet và các kỹ năng số thiết yếu một cách văn minh, an toàn, tránh lừa đảo số; nhận diện và phòng ngừa thông tin xấu, độc trên không gian số, nâng cao kỹ năng thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và các ứng dụng số khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện của địa phương", chị Nguyễn Thị Phương Thúy cho hay. Tại lễ khởi động, ban tổ chức đã ra mắt các đội hình "bình dân học vụ số" và công bố bộ nhận diện "Đoàn viên số"; trao biển hỗ trợ xây dựng 6 căn nhà cho người dân, hỗ trợ 2 mô hình thanh niên phát triển kinh tế; trao tặng gần 3.800 thùng sữa, 130 suất quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, 1 sân chơi cho thanh thiếu nhi, trao tặng 1 tivi, 1 bộ máy tính và 100 bản đồ Việt Nam… với tổng trị giá 1,1 tỉ đồng. Sau lễ phát động, các đại biểu và đông đảo thanh niên đã tham gia thực hiện các công trình: khởi công xây dựng nhà nhân ái; khánh thành sân chơi cho thanh thiếu nhi; tư vấn sức khỏe, phát thuốc và tặng quà cho 1.000 người dân huyện Quế Phong…
Huy động gần 9.500 tỉ đồng trồng cây xanh trong 3 năm
Biwase Tour of Vietnam là giải đấu thuộc cấp độ 2.2 trong hệ thống thi đấu của UCI. Giải đấu này diễn ra từ ngày 7 - 11.3 với 5 chặng đua và tổng lộ trình thi đấu gần 600 km, xuất phát từ Bình Dương và kết thúc tại TP.Đà Lạt. Ông Ngô Văn Lui, Phó chủ tịch Liên đoàn xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam, Trưởng ban tổ chức Biwase Tour of Vietnam cho biết việc giải đấu được UCI công nhận, đưa vào hệ thống thi đấu giúp nâng cao vị thế của xe đạp nữ Việt Nam với bạn bè quốc tế. Nhờ đó giải thu hút số lượng các đội quốc tế tham gia đông "kỷ lục" là 14 đội. Đây là cơ hội lớn cho các tay đua Việt Nam thể hiện mình cũng như cọ xát, trui rèn bản lĩnh. Trong số 14 đội quốc tế có những đội đua mạnh đến từ Pháp, Iran, Uzbekistan, Thái Lan, Mông Cổ, Malaysia, Indonesia, Singapore, Đài Loan. Chủ nhà Việt Nam cũng góp mặt 10 đội, trong đó nữ cua rơ số 1 Nguyễn Thị Thật tranh tài trong màu áo CLB Tập đoàn Lộc Trời An Giang. Tại Biwase Tour of Vietnam lần này, Nguyễn Thị Thật sẽ tái đấu kình địch Jutatip (Thái Lan), người vừa đánh bại cô ở giải vô địch châu Á. Ngoài ra các CLB trong nước như CLB Biwase, CLB Đồng Tháp cũng thuê ngoại binh để tranh tài nhằm tạo nên sự cạnh tranh "sòng phẳng" với các đội quốc tế. Ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam, Phó ban tổ chức cho biết các trọng tài quốc tế từ Hồng Kông, Hàn Quốc sẽ tham gia điều hành giải Biwase Tour of Vietnam. Đây cũng là cơ hội để các trọng tài Việt Nam học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Ngay sau Biwase Tour of Vietnam, các cua rơ sẽ tiếp tục tranh tài giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương. Đây là giải đấu lần thứ 15 tổ chức, đã thành truyền thống vì thế Ban tổ chức muốn duy trì sân chơi này để tạo cơ hội thi đấu, cạnh tranh cho các tay đua Việt Nam. Được biết tất cả các đội tham dự Biwase Tour of Vietnam sẽ tiếp tục tranh tài giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương. Giải diễn ra từ ngày 12 đến 18.3.