Úc đầu tư mạnh vào UAV quân sự thế hệ mới
Chiều 25.1, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 47 người (giảm 30 vụ, giảm 18 người chết, giảm 20 người bị thương so với năm 2024).Lực lượng cảnh sát giao thông các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7.855 trường hợp vi phạm ở lĩnh vực giao thông đường bộ, tạm giữ 74 xe ô tô, 2.618 xe mô tô, 88 phương tiện khác, tước 344 giấy phép lái xe các loại. Trong đó, vi phạm nồng độ cồn xử lý 2.106 trường hợp; vi phạm về tốc độ 1.808 trường hợp; chở hàng quá tải trọng 16 trường hợp; quá khổ giới hạn 4 trường hợp; chở quá số người quy định 58 trường hợp; vi phạm ma túy 9 trường hợp...Trên đường thủy, lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7 trường hợp vi phạm, phạt tiền 45 triệu đồng; đường sắt đã kiểm tra phát hiện, xử lý lập biên bản 2 trường vi phạm, phạt tiền 1 triệu đồng.Cục Cảnh sát giao thông cho biết, trong ngày 27 tết Nguyên đán, tại TP.Hà Nội, TP.HCM và các địa phương giáp ranh không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài và tai nạn giao thông nghiêm trọng.Trước đó, trong ngày đầu kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm 27 người chết, 31 người bị thương (so với cùng kỳ năm 2024 giảm 33 vụ, giảm 16 người chết, giảm 26 người bị thương).Như vậy, tính đến nay, đã có 52 người chết trong kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ
Rau bina (còn gọi là cải bó xôi, rau chân vịt) chứa vitamin A và các sắc tố carotenoid lutein và zeaxanthin, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời và những thay đổi về mắt do lão hóa. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 10.7.
Mất trắng tài sản sau vụ cháy nhà ở kênh Đôi: 'Không biết tương lai ra sao'
Ngày 20.1, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cảnh báo thời gian gần đây, hiện tượng mua bán tiền giả trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok đang ngày càng phổ biến và gây lo ngại. Các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua bán, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.Chỉ cần tìm kiếm cụm từ "tiền giả", hàng loạt các tài khoản cá nhân và hội nhóm liên quan đến hoạt động liên quan đến “tiền giả” sẽ xuất hiện. Các thông tin bình luận phía dưới phần lớn là người bán nhắn nhủ sẽ báo giá riêng tư vào tài khoản cá nhân của khách hàng. Được biết, người bán thường để lại thông tin mập mờ trên bài đăng và khuyến khích khách hàng nhắn tin trực tiếp để được báo giá. Ngoài ra, ngay khi người mua truy cập vào trang cá nhân của người bán, họ sẽ lập tức nhận được tin nhắn riêng giới thiệu về dịch vụ bán tiền giả.Các bài viết và clip quảng cáo rao bán tiền giả với nhiều mệnh giá khác nhau, ví dụ như 1 triệu đồng mua được 10 triệu đồng, có tài khoản rao bán 1 triệu đồng được 14 triệu đồng không phải đặt cọc trước và được kiểm tra hàng. Đặc biệt, người mua càng đặt số lượng lớn, tỷ lệ quy đổi sẽ càng ưu đãi. Việc thanh toán không yêu cầu đặt cọc trước; khách hàng nhận hàng qua bưu điện, kiểm tra toán trực tiếp cho nhân viên bưu điện hoặc người giao tới và được kiểm tra trước khi nhận hàng. Đáng chú ý, các tin nhắn từ các tài khoản là học sinh, sinh viên và người trẻ tuổi chiếm phần đa.Để có thể phòng tránh được thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin & Truyền thông) khuyến cáo người dân nên lựa chọn các cơ sở uy tín để thực hiện giao dịch đổi tiền phục vụ cho dịp lễ Tết Nguyên Đán sắp tới. Không tham gia vào giao dịch tiền tệ không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội hoặc qua các nền tảng không chính thức. Trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, hãy xác minh kỹ càng danh tính đối tác, nguồn gốc giao dịch, cũng như các thông tin liên quan. Không tin vào những lời hứa hẹn quá tốt để trở thành sự thật. Sử dụng các kênh giao dịch chính thức và có giấy tờ hợp pháp. Cảnh giác với các yêu cầu chuyển tiền trước. Trong trường hợp trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo, người dân cần báo cáo ngay với cơ quan Công an để có thể hỗ trợ và giải quyết kịp thời.
Mới đây, tại xã Ia Krăi (H.Ia Grai, Gia Lai), 4 học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái bị thương do tự chế pháo nổ. Cụ thể, sáng 1.1.2025, nhóm học sinh này tụ tập tại nhà em Vũ Đức P. (15 tuổi, ở làng Doch Ia Krót, xã Ia Krăi - học sinh lớp 9) tự chế pháo thì xảy ra vụ nổ.Nghe tiếng nổ lớn, người dân xung quanh chạy đến, phát hiện P. và Nguyễn Thành D., Nguyễn Minh T., Tô Hoài Tr. bị thương. Các cháu được đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Tại hiện trường phát hiện nhiều vết máu, 1 hủ keo dán và giấy dùng để chế tạo pháo.Theo điều tra ban đầu, số nguyên liệu chế tạo pháo được P. lên mạng tìm mua, sau đó rủ 3 học sinh còn lại (các em đang học lớp 6 của Trường THCS Phạm Hồng Thái - PV) về cùng chế tạo pháo thì xảy ra vụ nổ trên.Ông Nguyễn Văn Tĩnh, Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Hồng Thái, cho biết ngay khi xảy ra vụ nổ, ban giám hiệu nhà trường đã đến thăm hỏi, nắm tình hình và động viên phụ huynh, học sinh."Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã khuyến cáo học sinh toàn trường, nghiêm cấm việc tự mua nguyên liệu, chế tạo pháo và cũng phối hợp với phụ huynh giáo dục con em nhằm tránh xảy ra những vụ nổ pháo thương tâm", ông Tĩnh nói.Tại TT.Đăk Đoa (H.Đăk Đoa, Gia Lai) cũng xảy ra vụ pháo nổ khiến 2 anh em ruột bị thương. Theo đó, ngày 25.9.2024, em N.A.V. (16 tuổi - học lớp 10, Trường THPT Nguyễn Huệ, H.Đak Đoa) cùng em trai N.A.K. (12 tuổi - học lớp 6, Trường THCS Võ Thị Sáu, TT.Đak Đoa) rủ em P.A.K. (12 tuổi, ở TT.Đak Đoa) chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen (thuốc súng) tại nhà bà nội của V.Trong quá trình chế tạo, em N.A.V. nhồi thuốc nổ vào các cuộn giấy và đốt thử thì xảy ra nổ. Vụ nổ khiến N.A.V. bị dập nát bàn tay trái cùng nhiều thương tích khác. Em P.A.K. bị thương nhẹ ở mặt. Còn em N.A.K. không bị thương tích. Hai anh em V. và K. bị thương được đưa đi cấp cứu. Tại hiện trường, Công anH.Đăk Đoa thu giữ được 1 mảnh vỏ lon sữa bằng kim loại có bám dính thuốc nổ đen và một số dụng cụ như: kéo, dây và giấy cuộn dùng để nhồi pháo.Em V. cho biết đã xem video hướng dẫn cách chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen trên YouTube, sau đó lên mạng đặt mua nguyên liệu rồi về tự chế pháo. Ngày 15.12.2024, trong quá trình đi tuần tra, Công an xã Phú Cần (H.Krông Pa, Gia Lai) phát hiện 7 cháu nhỏ từ 9 - 14 tuổi đang đốt pháo nổ tự chế ở thôn Thắng Lợi (xã Phú Cần). Qua xác minh, công an đã thu giữ 2,9 kg hóa chất và một số vật dụng chế tạo pháo nổ. Em T.H.H.Đ. (ở xã Phú Cần) cho biết số nguyên liệu này được đặt mua trên mạng rồi về tự chế pháo nổ. "Cháu lên TikTok thấy có trang rao bán đồ chế tạo pháo nên đặt mua về. Việc chế tạo pháo cũng học trên mạng. Mua hết gần 500.000 đồng, sau đó rủ các bạn cùng làm", Đ. nói.Theo thống kê của Công an tỉnh Gia Lai, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15 trẻ em bị tai nạn thương tích do chế tạo pháo nổ, trong đó có một cháu 14 tuổi ở xã Dun (H.Chư Sê) bị tử vong khi đang chế tạo pháo thì xảy ra nổ. Cơ quan công an khuyến cáo: "Phụ huynh, nhà trường và xã hội cần chú trọng giáo dục cho các em có nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của việc chế tạo pháo. Việc này vừa nguy hiểm đến tính mạng vừa vi phạm pháp luật. Điều 5 Nghị định 137 năm 2020 của Chính phủ nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán pháo nổ. Mức xử phạt từ xử lý hành chính hoặc phạt tù từ 1 - 15 năm tùy tính chất, mức độ vi phạm".
Sầu riêng Việt Nam bất ngờ "soán ngôi" Thái Lan
Ngày 16.3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 618/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Bộ Tư pháp, giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.Thời hạn bổ nhiệm đối với ông Tú là 5 năm. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.Thông tin từ Bộ Tư pháp cho biết, ông Nguyễn Thanh Tú 47 tuổi, quê Quảng Bình; có trình độ tiến sĩ luật, cử nhân kinh tế, cao cấp chính trị.Ông Tú là cán bộ được thu hút từ Trường ĐH Luật TP.HCM về Bộ Tư pháp vào năm 2011. Khi đó, ông được bổ nhiệm chức Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế.Tháng 9.2015, ông Tú được điều động đến công tác tại Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó vụ trưởng, giao giữ chức quyền Vụ trưởng rồi giữ chức Vụ trưởng đến trước khi được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp.Hiện nay, bộ máy lãnh đạo Bộ Tư pháp gồm Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và 5 thứ trưởng là các ông, bà: Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Tịnh, Mai Lương Khôi, Nguyễn Thanh Ngọc, Nguyễn Thanh Tú.