Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 14.11.2022
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc - Hyundai Motor vừa hé kế hoạch mở bán mẫu ô tô điện giá rẻ nhất của hãng - Hyundai Inster. Theo đó, Hyundai cho thấy bước đi khá táo táo khi chọn Nhật Bản là thị trường đầu tiên, ngoài Hàn Quốc để phân phối Hyundai Inster.Những năm gần đây, Nhật Bản không phải là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh về ô tô điện. Các nhà sản xuất ô tô nội địa như Honda, Toyota… đang đầu tư phát triển các dòng xe hybrid và xe năng lượng mới. Theo Reuters, việc mở bán Inster tại Nhật Bản là nỗ lực của Hyundai nhằm nối bước Tesla cũng như một số thương hiệu nước ngoài khác tiến vào một quốc gia có tốc độ phát triển xe điện còn chậm. Thông qua Inster, Hyundai muốn vận dụng chiến lược giá bán cạnh tranh, hấp dẫn tương tự BYD của Trung Quốc để từng bước chinh phục khách hàng.Hyundai Inster được cho sẽ có giá khởi điểm khoảng 2,85 triệu yen, tương đương khoảng 432,5 triệu đồng. Mức giá này sẽ giúp Hyundai Inster trở thành một trong những chiếc ô tô điện giá rẻ nhất ở Nhật Bản, thấp hơn BYD Dolphin hiện có giá 3,63 triệu yen.Hyundai Inster xuất hiện lần đầu tiên tại châu Âu vào tháng 7 năm ngoái, sau khi được phân phối tại quê nhà dưới cái tên Casper Electric. Ông Toshiyuki Shimegi, Giám đốc điều hành Hyundai Nhật Bản cho biết trong cuộc họp báo tại Tokyo Auto Salon, theo kế hoạch của hãng, Hyundai Inster sẽ được chuyển đến các đại lý phân phối tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 5.2025.Năm 2024 vừa qua, Hyundai chỉ bán được 607 xe tại Nhật Bản. Trong khi đó, BYD với chiến lược giá bán khá cạnh tranh ghi nhận doanh số lên tới 2.223 xe. Dù vậy, với mẫu Hyundai Inster sắp được mở bán, đại diện Hyundai Nhật Bản vẫn khá tự tin vào triển vọng tăng trưởng doanh số."Inster là sản phẩm chính của chúng tôi được người tiêu dùng Nhật Bản. Chúng tôi tự tin mẫu xe này sẽ gặt hái được thành công". Ông Shimegi chia sẻ thêm.Không chỉ thị trường Nhật Bản, Hyundai cũng đang nhắm đến thị trường Đông Nam Á trong kế hoạch phân phối Inster. Mới đây, dữ liệu sở hữu trí tuệ tại Indonesia đã xuất hiện thông tin của Hyundai về việc đăng ký bản quyền kiểu dáng cũng như tên gọi Inster tại thị trường này.Trung Quốc dỡ bỏ biện pháp cách ly Covid-19, du học sinh Việt cần chuẩn bị gì?
Chiều 22.4, ông Đặng Duy Quân, Phó chủ tịch UBND P.10, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết vừa ra quyết định xử phạt 3 người, là chủ nhân đã đưa chó Alaska "chặn" khách chụp ảnh bên cây mai anh đào.
Việt Nam có thêm 'viên ngọc ẩn' hấp dẫn nhất châu lục
Theo báo Ukrainskaya Pravda đưa tin hôm 4.2, các tướng lĩnh Ukraine được cho là đang tìm cách chuyển khoảng 50.000 quân nhân sang bổ sung cho lục quân nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng ở tiền tuyến.Con số này thể hiện mức tăng đáng kể so với ước tính trước đó được công bố vào tháng trước.Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyi đã thừa nhận khó khăn trong việc huy động tân binh, sau khi một phi công Ukraine phàn nàn rằng hàng chục chuyên gia lành nghề từ không quân đang được tái điều động sang bộ binh. Kyiv ước tính có khoảng 500.000 người đang trốn quân dịch và hơn 100.000 lính nghĩa vụ đã đào ngũ.Các kênh truyền thông Ukraine trước đây đưa tin tướng Syrskyi đã ra lệnh điều động khoảng 5.000 quân nhân từ không quân sang bổ sung cho lục binh.Tuy nhiên, bài báo mới trên tờ Ukrainskaya Pravda tuyên bố ông Syrskyi đã ban hành kế hoạch rộng hơn liên quan tất cả các binh chủng. Mục tiêu là điều chuyển 50.000 quân nhân sang lực lượng lục quân. Theo bài báo, con số này tương đương khoảng 20% số quân Ukraine đang bố trí ở tiền tuyến.Sau khi xung đột với Nga bùng nổ vào năm 2022, các chỉ huy quân đội Ukraine đã triển khai ngày càng nhiều tài xế, đầu bếp và nhân viên y tế ra tuyến đầu để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự.Tuy nhiên, hoạt động này cũng dẫn đến việc dùng người sai mục đích, vì một số sĩ quan có thể lợi dụng điều này như một hình thức kỷ luật không chính thức hoặc một cách để loại bỏ các mối đe dọa đối với quyền lực hoặc hoạt động tham nhũng của chính họ.Việc điều động này còn gây ra phản kháng từ chính binh lính. Bài báo dẫn lời một chỉ huy lữ đoàn kể rằng khi ông muốn cử 30 thành viên từ một đại đội tình báo đến tăng cường cho một vị trí yếu kém, thì 3 người từ chối và 27 người còn lại đào ngũ.Các tướng lĩnh tìm cách điều sang lực lượng bộ binh các thợ lặn, nhân viên hành chính và những binh sĩ không thiết yếu trong việc vận hành các tổ hợp phòng không do phương Tây cung cấp như Patriot.Ukrainskaya Pravda bình luận rằng những biện pháp như vậy có khả năng làm suy yếu năng lực của các binh chủng.Vào tháng 7.2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt nhân lực cuối cùng sẽ gây ra gây thiệt hại nặng cho quân đội Ukraine trong một cuộc xung đột kéo dài. Ông cho biết không có lượng vũ khí nào do phương Tây viện trợ có thể bù đắp được cho những tổn thất mà lực lượng Ukraine phải gánh chịu.
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 16.1.2024
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, về phía doanh nghiệp, khi lương tăng sẽ tác động đến tổng quỹ lương dành cho người lao động. Nếu mức lương ảnh hưởng đến quỹ lương thì doanh nghiệp có khuynh hướng sẽ áp dụng tự động hóa vào trong công việc, cắt giảm lao động để giải quyết sức ép về tiền lương. Trong bối cảnh tình hình kinh tế hiện nay, tăng lương là bài toán khó cho doanh nghiệp khi việc sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Việc tăng lương phải cân nhắc các mối tương quan giữa doanh nghiệp và người lao động.