Siêu du thuyền chở hơn 2.300 khách khỏa thân chuẩn bị ra khơi
Chiều 31.12, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP.Thủ Đức, TP.HCM chi trả bồi thường cho các hộ dân có nhà đất bị ảnh hưởng bởi dự án Vành đai 2 TP.HCM.Bà Lê Thị Đài Danh, ở P.Phước Long B có mặt từ sớm làm thủ tục. Gia đình bà có 2 thửa đất nông nghiệp bị thu hồi toàn bộ, hôm nay địa phương chi bồi thường cho thửa đất hơn 100 m2 với giá hơn 1 tỉ đồng, thửa rộng hơn 600 m2 làm hồ sơ sau.Bà Danh cho biết mảnh đất ở mặt tiền đường Dương Đình Hội, bị vướng quy hoạch treo cả 20 năm qua nên không thể chuyển mục đích sử dụng sang đất ở. Do vậy, số tiền bồi thường cũng thấp hơn nhiều so với đất ở. Điều bà Danh thấy mừng là dự án Vành đai 2 bắt đầu khởi động. "Nhận 1 tỉ đồng tôi cũng chưa biết làm gì vì hơi lỡ cỡ", bà Danh nói thêm.Nhận hơn 5 tỉ đồng cho mảnh đất nông nghiệp rộng hơn 740 m2, chị Võ Hồng Xuân (ở P.Trường Thọ) nói rằng bản thân vui vì có tiền, nhưng buồn vì không còn đất. Chị Xuân dự định dùng tiền bồi thường mua mảnh đất khác ổn định cuộc sống.Bà Danh và chị Xuân là 2 trong số 50 hộ dân đầu tiên nhận tiền bồi thường trong ngày 31.12. Trong sáng nay, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP.Thủ Đức hoàn tất hồ sơ cho 9 trường hợp với tổng kinh phí hơn 80 tỉ đồng.Ông Võ Trí Dũng, Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP.Thủ Đức cho biết từ ngày 2 - 25.1.2025 sẽ cố gắng chi trả khoảng 2.500 – 3.000 tỉ đồng cho 270 trường hợp đất nông nghiệp và 142 trường hợp đất ở đồng thuận bàn giao sớm.Về cách làm, ban bồi thường mời người dân đến UBND các phường lập hồ sơ, ghi số tài khoản về làm thủ tục chuyển khoản, cố gắng hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2025 để người dân có tiền chuẩn bị đón tết vui tươi, đầm ấm. Sau tết, địa phương mới thu hồi mặt bằng.Ông Dũng cho biết việc bồi thường gặp một số khó khăn như vướng phân chia tài sản, đất có tranh chấp, người dân còn thắc mắc về diện tích, đơn giá nhưng số lượng này không nhiều. Địa phương đặt mục tiêu bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công dự án, hoàn thành trong quý 2/2025.Ông Mai Hữu Quyết, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức cho biết sau khi dự án được phê duyệt hồi tháng 7.2024, các đơn vị tập trung "làm ngày, làm đêm" để phê duyệt hồ sơ bồi thường.Lãnh đạo TP.Thủ Đức chia sẻ với những thiệt thòi của người dân gần 20 năm qua cũng như gửi lời cảm ơn chân thành đối với những hộ bàn giao mặt bằng sớm. Bởi dự án này có ý nghĩa đặc biệt với TP.Thủ Đức, khi dự án hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy đưa thành phố lên một tầm cao mới."Với những hộ bàn giao mặt bằng sớm, thành phố ưu tiên lựa chọn nền tái định cư ở khu nhà ở Đại Nhân, khu dân cư Đông Tăng Long phù hợp nhu cầu, nguyện vọng của bà con", ông Quyết nói thêm.Dự án Vành đai 2 TP.HCM đoạn qua TP.Thủ Đức dài khoảng 6 km, tổng mức đầu tư gần 14.000 tỉ đồng, trong đó kinh phí bồi thường khoảng 7.500 tỉ đồng. Có 1.166 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án, trong đó có 765 trường hợp cần phải bố trí tái định cư.Dự kiến, người dân được bố trí nền đất, căn hộ chung cư tại: khu tái định cư Long Bửu (giai đoạn 2), khu nhà ở Công ty Đại Nhân, khu tái định cư Đông Tăng Long, khu tái định cư 50 ha Cát Lái, chung cư C8, chung cư R7 khu 38,4 ha và chung cư lô C, D, khu 173 ha.
Cộng đồng tưng bừng tham gia hàng loạt giải đấu tại các phòng máy CyberCore
Ông Trần Anh Tú hiện giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF. Còn ở VFF, ông giữ chức vụ Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn. Tại AFF Cup 2024, ông Tú với vai trò trưởng đoàn, đã cùng đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup 2024.Được biết đến là một người có đóng góp lớn cho bóng đá Việt Nam, việc ông Trần Anh Tú xin rút lui khỏi hai chức danh quan trọng của bóng đá Việt Nam gây sốc cho giới bóng đá cũng như giới truyền thông.Ông Trần Anh Tú đã viết đơn xin từ nhiệm lên Ban chấp hành và thường trực VFF cũng như Hội đồng quản trị VPF. Lý do muốn tập trung vào kinh doanh và vẫn hỗ trợ cho các hoạt động của bóng đá. Dưới thời ông Trần Anh Tú, futsal Việt Nam có bước phát triển vượt bậc khi 2 lần đoạt vé đến sân chơi World Cup (2016 và 2021), đoạt ngôi á quân Đông Nam Á 2024. Futsal nữ Việt Nam đánh bại Thái Lan để vô địch Đông Nam Á và đang cạnh tranh tấm vé dự World Cup lần đầu tiên trong lịch sử.Nhờ đóng góp của Phó chủ tịch VFF Trần Anh Tú, guồng quay giải vô địch quốc gia nữ vận hành đều đặn trong những năm qua. Cộng với sân chơi Cúp quốc gia nữ, đây là đấu trường đã giúp các cầu thủ nữ Việt Nam được mài giũa, qua đó giành 4 HCV SEA Games liên tục (2017, 2019, 2022, 2023), chức vô địch AFF Cup 2019 cùng tấm vé dự World Cup 2023 lần đầu trong lịch sử.Trong nhiệm kỳ làm Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn, ông Trần Anh Tú cũng cùng ban chuyên môn VFF xây dựng kế hoạch cho các cấp độ đội tuyển quốc gia. Đơn cử có chuyến tập huấn tại Hàn Quốc của đội tuyển Việt Nam, sau đó đã giúp cầu thủ cải thiện thể lực và vô địch AFF Cup 2024.Dấu ấn chuyên môn với cả bóng đá nam, nữ và futsal là minh chứng cho nỗ lực của ông Trần Anh Tú trên nhiều cương vị. Trong bối cảnh futsal nam Việt Nam đã vươn lên tầm cao mới (tốp 10 châu Á) còn futsal nữ đã tiến gần tốp 10 thế giới, đây là thành quả của quá trình đầu tư chuyên nghiệp lẫn phong trào mà ông Trần Anh Tú góp công xây dựng.
Bức xúc vì công trình quá ngổn ngang
Từ khi còn ở bậc học THPT, P.T.M.Y (25 tuổi), hiện đang sinh sống tại TP.Cần Thơ, đã làm công việc booking tại bar. Y. cho biết bản thân học không tốt, phần vì ham chơi nên chọn công việc này. Mỗi ngày, Y. bắt đầu công việc lúc 22 giờ và thường kết thúc vào 2 giờ sáng hôm sau. Y. cho biết thường sẽ không về nhà mà đi chơi tiếp cho đến sáng vì đã quen giấc.
Tòa án tại Pháp đang xét xử bác sĩ phẫu thuật Joël Le Scouarnec, người bị cáo buộc tấn công tình dục 299 bệnh nhân, đa số là trẻ em, trong tội ác kéo dài nhiều thập niên.Bác sĩ 74 tuổi này đang thụ án 15 năm tù giam về tội lạm dụng trẻ em và hiện bị xét xử về cáo buộc cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục 299 bệnh nhân, chủ yếu khi họ được gây mê. Sự việc diễn ra từ năm 1989-2014 và có 256 nạn nhân dưới 15 tuổi, trong đó nạn nhân nhỏ nhất chỉ mới 1 tuổi. Bác sĩ này tiếp tục hành nghề dù từng bị kết tội năm 2005 về việc sở hữu những hình ảnh lạm dụng trẻ em và có nhiều lời cảnh báo từ các đồng nghiệp. Bị cáo đối diện mức án thêm 20 năm tù giam nếu bị kết tội. "Tôi đã làm những điều ghê tởm", Đài France 24 dẫn lời bị cáo Le Scouarnec nói với tòa tại Brittany và cho biết mình "hoàn toàn nhận thức được rằng những vết thương này không thể xóa nhòa hay chữa lành được".Bác sĩ phẫu thuật này lần đầu tiên bị kết án vào năm 2020 vì tội lạm dụng 4 trẻ em, bao gồm cả 2 cháu gái của mình.Tuy nhiên, việc ông vẫn tiếp tục hành nghề y cho đến khi nghỉ hưu bất chấp những dấu hiệu cảnh báo sớm đã gây ra sự chỉ trích gay gắt từ các cơ quan quản lý y tế của Pháp, đặc biệt là Hội Bác sĩ, hiện là một bên dân sự trong vụ án."Có bao nhiêu người biết ông ta là một kẻ ấu dâm và cho ông ta hành nghề y? Họ biết nhưng họ không làm gì cả", một nạn nhân nói với AFP. Chỉ đến năm 2017, cảnh sát mới phát hiện nhật ký mô tả chi tiết nhiều thập niên lạm dụng các nạn nhân của bác sĩ này, sau khi một bé gái 6 tuổi cáo buộc ông ta hãm hiếp.Nhiều nạn nhân và các hiệp hội y khoa đã lên án Hội Bác sĩ tại Pháp vì không hành động sau những cảnh báo sớm. Hội Bác sĩ ra thông cáo cam kết đấu tranh chống bạo lực tình dục trong ngành y tế. Vụ việc đã làm dấy lên lời kêu gọi cải cách các quy tắc đạo đức y khoa của Pháp, vốn bị những người chỉ trích cho rằng dễ làm nản lòng các bác sĩ khi báo cáo về tình trạng lạm dụng. Những người lên tiếng có nguy cơ phải chịu hậu quả pháp lý vì vi phạm các quy tắc "anh em" trong nghề.Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài vài tuần và giới quan sát cho rằng phán quyết có thể sẽ tác động sâu rộng đến việc quản lý y khoa của Pháp.
Sai lầm trong quan niệm ăn sữa chua mùa lạnh gây viêm họng
Luyến được cộng đồng biết đến với dự án phun xăm chân mày, môi miễn phí mang tên "Nét đẹp chân thiện mỹ - Đồng hành cùng chiến binh K". Hành trình vượt qua ung thư và dự án của Luyến từng được Báo Thanh Niên chia sẻ trong bài viết "Người mẹ trẻ mắc ung thư và dự án làm đẹp cho chị em đồng cảnh ngộ" tháng 12.2023.Hơn 1 năm qua, Luyến vừa điều trị theo phác đồ của bác sĩ, vừa làm việc và làm đẹp cho khoảng 200 chị em đồng cảnh ngộ. Dự án ban đầu chỉ tiếp cận được với các chị em đang khám và chữa bệnh ở Hà Nội – nơi có cơ sở phun xăm của Luyến. Giờ đây, đồng hành với dự án có hơn 20 cơ sở phun xăm của đồng nghiệp ở Hà Nội, TP.HCM, TP.Huế, Đà Nẵng, Phú Quốc…"Hiện tại, có thể thể chất của mình không còn tốt như hồi chưa mắc bệnh nhưng tinh thần của mình thì rất tốt, rất lạc quan", Luyến nói vào chiều 24.2 khi vừa vượt hơn 1.600 km, có mặt ở Q.12, TP.HCM làm đẹp cho các bệnh nhân.Chị Trần Hương (45 tuổi, ở H.Tánh Linh, Bình Thuận) là bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất xong, hiện sức khỏe ổn định, tái khám theo lịch bác sĩ. Khoảng 1 năm trước, thời điểm còn truyền hóa chất, chị Hương biết đến Luyến và thường xuyên vào trang cá nhân của cô để tìm sự động viên. Khi biết Luyến sẽ vào TP.HCM, chị Hương cũng vào để được gặp "thần tượng"."Chị em ung thư vú điều trị hóa chất thường sẽ rụng tóc, chân mày. Đó là điều khiến chúng tôi mặc cảm, tự ti. Em Luyến hiểu điều đó. Vào TP.HCM tôi bất ngờ nhận được món quà là cặp chân mày và màu môi mới rạng rỡ hơn", chị Hương xúc động nói.

Bí kíp để chị em tỏa sáng dịp 8.3
Các quan ngại của Bộ Y tế về TLĐT, TLLN: Từ việc thiếu hành lang pháp lý?
Công ty Bình Điền, với thương hiệu phân bón Đầu Trâu đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường nội địa cũng như quốc tế. Việc lọt vào danh sách này không chỉ là thành tựu lớn mà còn là động lực để công ty tiếp tục phát triển và mở rộng hơn nữa. Công ty đã áp dụng nhiều chiến lược sáng tạo trong quy trình sản xuất, không ngừng nghiên cứu và phát triển các loại phân bón mới, thân thiện với môi trường. Điều này giúp tăng cường năng suất cây trồng và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hướng đến nền nông nghiệp xanh và bền vững.Ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty CP phân bón Bình Điền, chia sẻ: Đây là niềm tự hào lớn lao cho toàn thể người lao động của công ty và cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục phấn đấu. Công ty cam kết tiếp tục mang đến những sản phẩm phân bón chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Bình Điền đặt ra mục tiêu mở rộng thị trường quốc tế và phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới. Công ty sẽ đầu tư vào công nghệ hiện đại nhằm cải tiến quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí và tăng cường năng suất. Đặc biệt, việc nghiên cứu các giải pháp phân bón tiên tiến sẽ giúp nâng cao giá trị nông sản Việt Nam và đáp ứng xu hướng nông nghiệp sạch, bền vững và giảm phát khí thải.Hơn nửa thế kỷ đồng hành cùng nông dân Việt Nam, Bình Điền luôn hướng đến xây dựng những quy trình canh tác thông minh và bền vững. Công ty không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bà con nông dân. Việc được vinh danh trong Top 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam chính là minh chứng rõ ràng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn bộ đội ngũ nhân viên cũng như ban lãnh đạo công ty.
Đời thủy thủ - Bước chân trên sóng cả: 'Lính đánh thuê' tàu đa quốc tịch
Được biết, CLB Nam Định sẽ bắt đầu hội quân từ mùng 2 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tức ngày 30.1.2025). Khi nhiều người Việt còn đang sum vầy bên gia đình dịp đầu năm mới, các cầu thủ của đội bóng thành Nam phải tập trung sớm tại đại bản doanh của đội bóng, nhằm chuẩn bị cho lịch trình thi đấu dày đặc ngay sau tết tại V-League và AFC Champions League 2.Cụ thể, vào ngày 5.2, CLB Nam Định sẽ có cuộc chạm trán với CLB Hà Nội, trong khuôn khổ giải V-League 2024 - 2025. Tiếp đó, vào ngày 12.5, đoàn quân của HLV Vũ Hồng Việt sẽ tiếp đón CLB Sanfrecce Hiroshima (Nhật Bản), tại vòng 16 giải AFC Champions League 2.Sở dĩ, CLB Nam Định cần hội quân sớm để HLV Vũ Hồng Việt có nhiều thời gian điều chỉnh về mặt đấu pháp, đặc biệt là khi V-League đã bước vào giai đoạn giữa mùa rất căng thẳng. Vào lúc này, đội chủ sân Thiên Trường đang gặp vấn đề nghiêm trọng về mặt lực lượng.Việc chân sút trụ cột là Nguyễn Xuân Son và Nguyễn Văn Toàn đã dính chấn thương trong lúc phục vụ đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 khiến CLB Nam Định đối mặt với nhiều khó khăn. Kể từ sau giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, đội bóng của HLV Vũ Hồng Việt vẫn chưa biết mùi chiến thắng sau 4 trận ra sân.Tại vòng 16 Cúp quốc gia, CLB Nam Định hòa 1-1 với CLB Bình Dương, sau đó để thua trên chấm luân lưu với tỷ số 4-5. Sau đó, đội bóng thành Nam nhận thêm 2 trận hòa (1-1 với CLB Thanh Hóa, 0-0 với CLB Bình Định) và 1 thất bại (0-1 trước CLB Thể Công Viettel) tại đấu trường V-League.Có thể thấy, vai trò của Nguyễn Xuân Son rõ ràng là rất quan trọng. Chân sút gốc Brazil là "ngòi nổ" chính trên hàng công của đội bóng thành Nam. Thiếu tiền đạo sinh năm 1997, bài toán ghi bàn trở nên nan giải với đội chủ sân Thiên Trường. HLV Vũ Hồng Việt cần có những phương án cụ thể để "lèo lái con thuyền" Nam Định đi đúng quỹ đạo ở V-League, và tiến sâu tại AFC Champions League 2.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
casino trực tuyến uy tín
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư