$762
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xoilac tv. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xoilac tv.Theo TechSpot, Asus đang đối mặt với những lo ngại từ phía người dùng về cơ chế Q-Release Slim được giới thiệu trên các bo mạch chủ AMD X800 và Intel Z800. Đây là giải pháp nhằm loại bỏ nút bấm hoặc lẫy thông thường trên khe PCIe, giúp việc tháo lắp card đồ họa (GPU) trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều người dùng cho rằng cơ chế này có nguy cơ làm trầy hoặc hư hỏng các chân kết nối vàng trên GPU, đặc biệt là trong quá trình tháo lắp thường xuyên.Một video trên nền tảng Bilibili đã minh họa rõ ràng vấn đề này khi cơ chế Q-Release Slim làm sứt mẻ phần chân vàng kết nối của card đồ họa. Đại diện của Hardware Luxx cũng chia sẻ trên mạng xã hội X hình ảnh chiếc GeForce RTX 5090 của mình bị hư hại tương tự sau khi thử nghiệm tháo lắp card liên tục trong các bài kiểm tra hiệu năng.Cơ chế Q-Release Slim được Asus thiết kế để loại bỏ thao tác bấm nút lẫy ở cuối khe PCIe, vốn thường khó tiếp cận khi sử dụng các GPU lớn. Thay vào đó, người dùng chỉ cần giữ bo mạch chủ, nghiêng nhẹ GPU và kéo thẳng về phía khung I/O. Tuy nhiên, việc thiếu cơ chế khóa cố định hoàn toàn trong khi tháo lắp dường như làm tăng nguy cơ các chân kết nối bị trầy xước hoặc lệch hướng.Asus không phải là hãng duy nhất tìm cách cải tiến thiết kế khe PCIe. MSI cũng đã giới thiệu hệ thống Q-Release cho khe M.2 trên các bo mạch chủ Z800. Thay vì sử dụng vít nhỏ gây bất tiện, hệ thống này cho phép người dùng khóa ổ SSD bằng một nút bấm đơn giản. Trong khi đó, Asus áp dụng cơ chế tương tự với lẫy và thanh trượt hỗ trợ ổ SSD kích thước 2280 và 2230.Dù đã nhận được nhiều báo cáo từ người dùng, Asus vẫn chưa cung cấp giải pháp cụ thể để khắc phục vấn đề. Hiện tại, công ty chưa tiết lộ liệu họ có quay lại sử dụng cơ chế cũ hay phát triển một giải pháp mới cho các bo mạch chủ sắp tới. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xoilac tv. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xoilac tv.Chiếc vạc hiện đang được bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Vạc được đúc bằng đồng đỏ, chu vi miệng vạc 2,4 m, cao 45 cm, nặng khoảng 30 kg. Ông Vi Ngọc Duyên (65 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này được đúc vào khoảng thế kỷ 15. Ông Vi Ngọc Duyên cho hay, câu chuyện về chiếc vạc được truyền miệng từ nhiều đời, gắn với lịch sử của vùng đất này. Câu chuyện có nhiều chi tiết xác thực nên ông đã chép lại để dễ lưu truyền. Châu Thuận từng được gọi là Mường Chai và do một phụ nữ tên là bà Chai cai quản. Khi bà Chai già yếu, giặc cướp đến phá phách, quấy nhiễu dân bản nên bà đã cho người đi mời Tạo Noong ở vùng Châu Bình (H.Quỳ Châu) về đuổi giặc. Tạo Noong về, đuổi được giặc cướp, Mường Chai an vui trở lại. Từ đó, dân ở nhiều nơi kéo về đây sinh sống, tạo nên vùng đất trù phú. Nhưng, ỉ mình có công, Tạo Noong trở nên hung bạo, tự đặt ra nhiều luật lệ trái với đạo lý khiến dân mường oán thán như: hàng ngày bắt cúng của ngon vật lạ cho Tạo, con gái trong mường trước khi về nhà chồng phải đến ngủ với Tạo 3 đêm, con gái mường khác về làm dâu đất Mường Chai cũng vậy. Bà Chai muốn trừ Tạo Noong nhưng Tạo Noong quá giỏi võ, sức khỏe lại phi thường nên không biết làm cách nào. Bà phái người thân tín qua đất Thanh Hoá tìm người giỏi, mời về để chế ngự Tạo Noong. Người Mường Chai đã tìm và mời được Cầm Bá Hiệu (còn gọi là Tạo Nọi) ở H.Thường Xuân, Thanh Hoá về. Bà Chai biết Tạo Nọi rất giỏi võ nên sai dân mường làm lễ tế trời để đón Tạo Nọi và nhân cơ hội này giả vờ làm lễ kết huynh đệ giữa Tạo Noong và Tạo Nọi để trừ khử Tạo Noong. Để nấu nguyên con trâu làm vật tế lễ thần linh cần một chiếc vạc lớn. Người dân Mường Chai lúc đó không có vạc. Tạo Nọi đã cho người về quê ở Thanh Hóa mang theo chiếc vạc của dòng họ đến Mường Chai. Sau khi làm thịt trâu tế lễ thần linh, Tạo Noong bị Tạo Nọi và trai tráng vây đánh chết. Chiếc vạc đồng này từ đó trở thành vật thiêng gắn với đời sống của người Mường Chai. Chiếc vạc này chỉ được đưa ra dùng mỗi khi Mường Chai có việc tế lễ và được bảo quản ở nhà cộng đồng vì ai mang về cất giữ thì gia đình đó đều bất ổn. Ông Duyên cũng cho biết, chiếc vạc này đã bị nhiều lần mất trộm, nhưng sau đó kẻ trộm đều phải mang trả. Lần mất trộm gần nhất cách đây hơn 20 năm, chiếc vạc này được cất giữ tại trường mầm non của xã thì bị mất. Không lâu sau đó, một người dân ở H.Diễn Châu, Nghệ An (cách xã Châu Thuận khoảng 120 km) mang vạc đến trả và tự nhận là người đã lấy trộm chiếc vạc. "Anh ta kể sau khi đưa vạc về nhà thì đêm khuya cứ nghe tiếng khóc than rất thê lương phát ra từ chiếc vạc. Mấy đêm liền như thế, anh ta sợ quá, phải mang vạc đến trả và thú nhận mình là kẻ trộm. Câu chuyện này tôi được chứng kiến", ông Duyên kể. Sau nhiều năm gửi tại Trường mầm non Châu Thuận, năm 1994, chiếc vạc được đưa về bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận. Người dân Mường Chai hàng năm tổ chức lễ tế Thần Trời vào ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) và ngày mừng lúa mới vào tháng 9. "Chiếc vạc chỉ được sử dụng để nấu thịt trâu tế lễ, ngoài ra không dùng bất cứ vaog việc gì khác vì đã từng có người mang sử dụng việc riêng liền xảy ra chuyện không lành", ông Duyên nói. Ông Duyên kể: Có lần, ông Vi Quý An, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Thuận mang vạc ra hứng nước mưa. Đang hứng bất ngờ một phần mái nhà sập xuống làm gãy mất 1 quai vạc. Từ đó, không ai dám mang vạc sử dụng việc gì khác. Bà Lữ Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này đã gắn bó với lịch sử của vùng đất này nên nó trở nên rất thiêng liêng. Không chỉ là một cổ vật, chiếc vạc được xem như là linh hồn của vùng đất này. Chuyện chiếc vạc đồng ở vùng đất Châu Thuận, nơi có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng hang Thẳm Ồm khiến cho nó trở nên kỳ bí hơn. Thẳm Ồm là nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Hang đã được 2 nhà địa chất và khảo cổ người Pháp E.Saurin và M.Colani khảo sát từ những năm 1930 và khai quật năm 1975. ️
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác ️
TAND TP.Hà Nội vừa ra quyết định đưa vụ án liên quan đến dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (ở H.Đức Trọng, Lâm Đồng) ra xét xử.Phiên tòa dự kiến diễn ra ngày 16.1.2025, kéo dài trong 5 ngày, kể cả ngày nghỉ. Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên, do thẩm phán Trần Nam Hà làm chủ tọa. 6 kiểm sát viên được phân công đại diện Viện KSND TP.Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.Vụ án này có 10 bị cáo hầu tòa. Ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh), là người duy nhất bị truy tố tội đưa hối lộ.6 người bị truy tố tội nhận hối lộ, gồm: Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Lê Quốc Khánh, Hoàng Xuân Văn và Nguyễn Nho Định, đều là cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng.3 người bị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ; Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ.Theo hồ sơ vụ án, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh. Dự án có tổng diện tích đất quy hoạch thực hiện là 3.595 ha.Quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ xác định dự án có nhiều vi phạm, thuộc diện phải thu hồi đất, chấm dứt hoạt động. Tháng 6.2020, cơ quan thanh tra ban hành kết luận, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại dự án nêu trên.Nắm được thông tin, ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, đã thỏa thuận mua lại dự án từ bà Phan Thị Hoa. Ông Trí còn lợi dụng mối quan hệ, dùng lợi ích vật chất để câu kết với nhiều cán bộ, lãnh đạo tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng để điều chỉnh trái pháp luật các quyết định đúng đắn của Nhà nước trong việc xử lý sai phạm tại dự án Đại Ninh.Viện KSND tối cao xác định các cá nhân tại Văn phòng Chính phủ thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, đồng thời tham mưu để Chính phủ đồng ý với báo cáo và kết luận của Thanh tra Chính phủ trong việc hủy bỏ kiến nghị thu hồi dự án.Về phía Thanh tra Chính phủ, các bị can tại cơ quan này thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc thành lập tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minh đơn kiến nghị và ban hành báo cáo điều chỉnh, sửa đổi kết luận thanh tra hủy bỏ kiến nghị thu hồi dự án.Cơ quan công tố nhận định hành vi của các bị can gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước. Đó là giá trị toàn bộ dự án, đã được ông Trí bán cho Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với tổng số tiền 27.600 tỉ đồng. Nhờ đó, ông Trí thu lợi 2.700 tỉ đồng.Quá trình "hồi sinh" dự án, ông Trí chi 200 triệu đồng "cảm ơn" ông Mai Tiến Dũng; đưa hối lộ cho ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 lần với tổng số 2,1 tỉ đồng; đưa cho ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 7 lần với tổng số 4,2 tỉ đồng… ️