Những tấm lòng vàng 6.1.2024
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Dân Mỹ phá kỷ lục mua sắm trực tuyến ngày Black Friday 2023
"Châu Âu phải chấp nhận thách thức này, cuộc chạy đua vũ trang này. Và phải giành chiến thắng", Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu khi ông đến hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ) ngày 6.3. "Châu Âu thực sự có khả năng giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc đối đầu quân sự, tài chính, kinh tế nào với Nga - chúng ta mạnh hơn", ông Tusk nhấn mạnh."Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine", chủ tọa cuộc họp là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa, phát biểu khi ông và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nồng nhiệt chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Khi đến dự hội nghị thượng đỉnh EU ngày 6.3, bà der Leyen viết trên mạng xã hội X rằng châu Âu "đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh này trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng cho châu Âu. "Chúng ta phải có khả năng tự vệ và đưa Ukraine vào vị thế mạnh mẽ", bà von der Leyen viết.Tuy nhiên, nhiều thập niên phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ, sự khác biệt về tài chính và cách thức sử dụng năng lực răn đe hạt nhân của Pháp cho châu Âu đã cho thấy EU sẽ khó khăn như thế nào để lấp đầy khoảng trống mà Washington để lại sau khi Mỹ đóng băng viện trợ quân sự cho Ukraine, theo Reuters.Theo NATO, Washington đã cung cấp hơn 40% viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm ngoái, trong đó có một số viện trợ châu Âu không thể dễ dàng thay thế. Một số nhà lãnh đạo EU vẫn hy vọng rằng Washington có thể được thuyết phục quay trở lại, theo Reuters.Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 6.3 nhắc lại cam kết của ông là sẽ mở một cuộc tranh luận về việc mở rộng ô dù hạt nhân của Pháp cho các nước châu Âu khác, nhưng ông nhấn mạnh quyết định cuối cùng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ vẫn nằm trong tay tổng thống nước này, theo Đài Sky News. "Tôi muốn tin rằng Mỹ sẽ vẫn ở phía chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải sẵn sàng nếu Mỹ không còn ở bên chúng ta nữa".Cam kết trên của ông Macron đã nhận phải những phản ứng trái chiều. Tổng thống Gitanas Nauseda của Litva nói rằng "chiếc ô hạt nhân như thế sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm túc đối với Nga". Phía Ba Lan thì nói rằng ý tưởng này đáng để thảo luận trong khi những nước khác, như Đức, nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ Mỹ tham gia.Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng châu Âu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh của mình và Mỹ sẽ không bảo vệ một đồng minh NATO không chi đủ tiền cho quốc phòng.
Những tấm lòng vàng 5.7.2022
Theo ArsTechnica, một nhóm nghiên cứu từ Đại học California, Berkeley và Đại học Harvard (Mỹ) đã phát triển một phương pháp đột phá, cho phép mô phỏng hành vi của electron trong các phân tử nhỏ, như chất xúc tác, một cách hiệu quả hơn trên máy tính lượng tử (Quantum Computer). Phương pháp này không chỉ giảm bớt yêu cầu phần cứng mà còn mở ra tiềm năng sử dụng máy tính lượng tử để giải quyết các bài toán khoa học phức tạp sớm hơn so với dự kiến.Electron trong chất xúc tác có vai trò quyết định các phản ứng hóa học. Tuy nhiên, để mô phỏng đầy đủ các trạng thái của electron và tương tác của chúng, cần một lượng lớn qubit (viết tắt của quantum bit - đơn vị thông tin cơ bản trong máy tính lượng tử, tương tự như bit trong máy tính truyền thống) cùng các thao tác phức tạp. Điều này đòi hỏi phần cứng máy tính lượng tử phải đạt đến mức độ vượt xa hiện nay.Nhóm nghiên cứu đã giải quyết bài toán bằng cách sử dụng máy tính truyền thống để đơn giản hóa các yếu tố không quan trọng trong hệ thống phân tử. Cụ thể, họ tập trung vào các trạng thái năng lượng thấp nhất, nơi các spin (góc quay) chưa ghép cặp của electron tương tác mạnh mẽ nhất. Sau đó, các thông số được đưa vào máy tính lượng tử để mô phỏng chi tiết hành vi của hệ electron.Một phát hiện quan trọng trong nghiên cứu này là tiềm năng của máy tính lượng tử dựa trên công nghệ nguyên tử trung hòa. Trong các máy tính lượng tử thông thường, các phép tính chỉ được thực hiện thông qua các cổng một qubit hoặc hai qubit. Điều này không chỉ làm tăng thời gian tính toán mà còn dẫn đến nhiều lỗi hơn.Nhờ khả năng di chuyển các nguyên tử trung hòa để tạo thành cụm, công nghệ này cho phép thực hiện các phép tính với nhiều qubit cùng lúc, giảm thiểu đáng kể số thao tác cần thiết. Kết quả là, mô phỏng có thể được thực hiện nhanh hơn và ít lỗi hơn, ngay cả khi sử dụng các máy tính lượng tử chưa đạt mức lỗi cực thấp như mong muốn.Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp này trên cụm phân tử Mn4O5Ca, một chất tham gia vào quá trình quang hợp. Kết quả cho thấy họ có thể tính toán chính xác "bậc thang spin" - danh sách các trạng thái năng lượng thấp nhất mà electron có thể chiếm giữ. Những thông tin này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về tính chất của phân tử mà còn có thể ứng dụng vào nghiên cứu các vật liệu mới.Phương pháp mới mang lại hai đóng góp lớn cho lĩnh vực máy tính lượng tử. Thứ nhất, nó cho thấy máy tính lượng tử có thể được sử dụng để giải quyết các bài toán lượng tử phức tạp hơn so với khả năng của máy tính truyền thống. Thứ hai, nhờ tối ưu hóa thuật toán và công nghệ phần cứng, các ứng dụng thực tiễn của máy tính lượng tử có thể xuất hiện sớm hơn dự kiến.Mặc dù máy tính lượng tử hiện tại vẫn gặp thách thức về tỷ lệ lỗi, phương pháp này cho thấy không cần giảm đáng kể lỗi phần cứng để thực hiện các mô phỏng phức tạp. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà khoa học có thể bắt đầu ứng dụng máy tính lượng tử vào các nghiên cứu hóa học, vật liệu học và sinh học trong tương lai gần.Máy tính lượng tử không chỉ đơn thuần là một công cụ tính toán mạnh mẽ hơn, mà còn là bước đột phá trong việc giải quyết các vấn đề mà máy tính truyền thống không thể làm được. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng to lớn của công nghệ lượng tử khi kết hợp các phương pháp thông minh với nền tảng phần cứng tiên tiến. Với những bước tiến như thế, máy tính lượng tử đang ngày càng đến gần với thực tiễn.
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Xe tải điện Wuling E10 có thể di chuyển qua khu chợ chật hẹp
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn