Suzuki Vitara đã khai tử ở Việt Nam vẫn được nâng cấp
Mục tiêu của Honor là xây dựng một hệ sinh thái thiết bị AI đa dạng, không chỉ bao gồm smartphone mà còn cả máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị điện tử đeo và nhiều tiện ích khác.Để hiện thực hóa kế hoạch này, Honor dự định hợp tác chặt chẽ với Google và Qualcomm nhằm triển khai các giải pháp AI tiên tiến. Cụ thể, công ty sẽ tích hợp dòng mô hình AI Gemini vào các sản phẩm của mình và sử dụng chip hiện đại của Qualcomm để tối ưu hóa các tính năng AI.Honor cũng kêu gọi toàn bộ ngành công nghiệp cùng tham gia vào việc phát triển một hệ sinh thái AI mở, với một phần trong đó là giới thiệu Alpha Plan, bao gồm ba giai đoạn phát triển.Giai đoạn đầu tiên sẽ tập trung vào việc phát triển một chiếc smartphone AI "siêu thông minh" lấy con người làm trung tâm nhằm nâng cao năng suất và cải thiện cuộc sống hằng ngày của người dùng. Giai đoạn thứ hai sẽ tạo ra một hệ sinh thái AI mở, cho phép tương tác liền mạch giữa nhiều thiết bị và nền tảng. Cuối cùng, giai đoạn ba sẽ chuẩn bị cho kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) với khả năng vượt qua nhận thức của con người.Hiện tại, Honor đang phát triển một ứng dụng AI di động với giao diện đồ họa có khả năng thực hiện các tác vụ thực tế như đặt phòng khách sạn, sắp xếp cuộc họp và quản lý lịch trình. Công ty cũng đang phát triển các công cụ AiMAGE và AI Upscale để xử lý hình ảnh, giúp cải thiện độ rõ nét và chỉnh sửa ảnh chân dung cũ. Đặc biệt, Honor sẽ tích hợp công cụ phát hiện deepfake vào các dòng smartphone hàng đầu và thiết bị gập mới nhất của mình.Với những sáng kiến này, Honor hy vọng củng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong phân khúc cao cấp, nơi Apple và Samsung đang thống trị. Ngoài ra, công ty cam kết cung cấp 7 năm hỗ trợ cập nhật Android và bản vá bảo mật cho dòng smartphone Magic, tương tự như những gì Google và Samsung đã thực hiện.Nhớ hoài xôi khúc thủ đô
Theo MacRumors, tin đồn về việc Apple phát triển tai nghe AirPods với camera siêu nhỏ đã xuất hiện từ lâu, và mới đây nhà báo Mark Gurman - cây bút công nghệ nổi tiếng của Bloomberg - tiếp tục khẳng định Apple vẫn đang nghiên cứu ý tưởng này.Tuy nhiên, khác với những suy đoán trước đây về việc tích hợp camera để chụp ảnh hay quay video, ông Gurman cho biết những camera siêu nhỏ này thực chất là cảm biến hồng ngoại. Thông tin này trùng khớp với dự đoán của nhà phân tích Ming-Chi Kuo hồi tháng 6.2024.Theo ông Kuo, AirPods với camera hồng ngoại sẽ mang đến trải nghiệm âm thanh không gian sống động hơn khi kết hợp với kính thực tế hỗn hợp Apple Vision Pro. Cảm biến hồng ngoại sẽ theo dõi chuyển động đầu của người dùng, từ đó điều chỉnh hướng âm thanh cho phù hợp, tạo cảm giác chân thực như đang ở trong môi trường thực tế.Ngoài ra, camera hồng ngoại còn có thể mở ra khả năng điều khiển bằng cử chỉ, cho phép người dùng tương tác với thiết bị bằng các chuyển động tay.Dự kiến, AirPods mới với camera hồng ngoại sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2026 và có thể ra mắt thị trường vào năm 2026 hoặc 2027.Việc tích hợp camera hồng ngoại trên AirPods cho thấy tham vọng của Apple trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực thực tế ảo. Đây hứa hẹn sẽ là một bước tiến thú vị, mở ra những khả năng mới cho thiết bị đeo của Apple.
Máy chơi game cầm tay chạy Windows 11, giá chỉ từ 299 USD
Theo đó, Bộ GD-ĐT đã triển khai đến Sở GD-ĐT TP.HCM kế hoạch kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm tại TP.Đoàn kiểm tra của Bộ sẽ tiến hành kiểm tra một ngày trong thời gian từ ngày 3 đến 20.3 (Bộ GD-ĐT sẽ thông báo trực tiếp tới Sở GD-ĐT ngày kiểm tra cụ thể); kiểm tra trực tiếp tại Sở GD-ĐT, một số phòng GD-ĐT, một số cơ sở giáo dục phổ thông.Bộ sẽ kiểm tra công tác chỉ đạo, quản lý của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và việc triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm học thêm theo thẩm quyền trách nhiệm.Trong kế hoạch, Bộ kiểm tra thực tế tại trường THCS và THPT sau đó sẽ làm việc với Sở GD-ĐT cùng các quận, huyện.Cũng trong công văn triển khai kế hoạch kiểm tra về dạy thêm, học thêm, Bộ yêu cầu Sở GD-ĐT báo cáo số lượng các cơ sở dạy thêm đã được cấp phép; Thuận lợi, khó khăn, các giải pháp sở đã thực hiện để quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trước khi Thông tư 29 được ban hành. Từ khi Thông tư 29 được ban hành và có hiệu lực thì số lượng tổ chức/cá nhân mới đăng ký kinh doanh ra sao? Thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Thông tư 29.Đồng thời báo cáo công tác phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND TP ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; Việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.Trên cơ sở báo cáo, Sở GD-ĐT cần đưa ra đánh giá chung về ưu điểm, thuận lợi, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân khi triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm. Từ đó Sở GD-ĐT nêu đề xuất kiến nghị Chính phủ, Bộ và UBND TP (nếu có).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin Sở GD-ĐT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm. Theo đó, 5 đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra các trường công lập bậc THCS, THPT, cơ sở dạy thêm ở 22 quận, huyện về công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.Đồng thời, theo ông Minh, các đoàn kiểm tra này sẽ thực hiện việc kiểm tra các trung tâm kỹ năng sống có thực hiện đúng nội dung được cấp phép hay không?Bên cạnh việc kiểm tra các cơ sở thực hiện quy định dạy thêm, học thêm, mong muốn của Sở GD-ĐT TP.HCM nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư 29.
F88 cho biết lợi nhuận sau thuế trong quý 4/2024 đạt 163 tỉ đồng, đưa tổng lợi nhuận sau thuế năm 2024 lên con số 351 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh nhờ vào sự tăng trưởng của doanh thu thuần cùng với việc tiếp tục duy trì hiệu quả chiến lược tối ưu hóa chi phí hoạt động. Doanh thu năm 2024 đã cán mốc 3.347 tỉ đồng, tăng hơn 23,2% so với 2023. Xét về cơ cấu, 88,1% doanh thu đến từ hoạt động cho vay cầm cố tài sản với sản phẩm chủ đạo là cho vay thế chấp bằng đăng ký xe máy, ô tô. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đóng góp 11,8% tỷ trọng doanh thu cho F88. Trong khi doanh thu tăng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu thuần (CIR) cũng được kéo giảm 12,6% so với một năm trước đó, cho thấy sự cải thiện đáng kể về hiệu quả hoạt động.Tổng dư nợ trong năm 2024 đạt hơn 4.585 tỉ đồng, tổng giải ngân đạt 12.069 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt là 22,7% và 8,5% so với năm 2023 trong khi tỷ lệ nợ xấu ròng đã cải thiện đáng kể, chỉ bằng 1/3 so với năm 2023. Tỷ lệ này giảm đồng nghĩa với mức nợ xấu của F88 trong năm 2024 đã giảm chỉ còn bằng 1/3 của năm 2023. Trong năm qua, một quy trình thu hồi nợ tiến bộ và hợp pháp cũng đã được nâng cao hơn, nhờ đó cải thiện được hoạt động thu hồi nợ của công ty. Trong quý 4/2024, F88 đã huy động được nguồn vốn 633 tỷ đồng và hoàn thành 100% nghĩa vụ, cam kết với nhà đầu tư. Hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu (D/E) duy trì ở mức dưới 3 lần, một tỷ lệ được Finn Ratings đánh giá là an toàn so với trung vị của ngành tài chính.
Làm gì để thu hút 25 tỉ USD vốn đầu tư quốc tế
Cụ thể, 25 đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ GD-ĐT được phê duyệt với tổng kinh phí 15,9 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước. Trong số 25 đề tài, đa số liên quan đến các lĩnh vực hóa học, vật lý và sinh học. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu hướng đến các sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực y tế như thuốc điều trị ung thư, hợp chất ức chế virus Covid-19...Cụ thể, đề tài của tiến sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, ĐH Bách khoa Hà Nội, nghiên cứu phát triển thuốc nano huỳnh quang không chứa kim loại nặng định hướng ứng dụng trong liệu pháp quang học điều trị ung thư. Mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển thuốc điều trị ung thư thế hệ mới dựa trên liệu pháp quang động nhằm tăng hiệu quả trong điều trị, giảm tác dụng phụ và qua đó nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư.Yêu cầu của Bộ là đề tài phải có 2 bài báo được đăng hoặc chấp nhận đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục WoS, Q1/Q2, một bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính từ 0,75 điểm.Đồng thời, sản phẩm ứng dụng gồm có: một quy trình công nghệ tổng hợp thuốc nano huỳnh quang không chứa kim loại nặng ứng dụng trong liệu pháp quang học điều trị ung thư, 1g mẫu vật liệu nano huỳnh quang không chứa kim loại nặng ứng dụng trong liệu pháp khoa học điều trị ung thư... Cũng liên quan đến điều trị ung thư, tiến sĩ Nguyễn Đắc Trung, ĐH Thái Nguyên, được duyệt đề tài Tổng hợp sinh học phức hệ nano bạc từ tinh dầu và dịch chiết hoa cây kinh giới trồng tại Đồng Văn và đánh giá hoạt tính ức chế vi khuẩn kháng thuốc và kháng tế bào ung thư.Tiến sĩ Trung sẽ nghiên cứu để tổng hợp phức hệ nano bạc từ tinh dầu và dịch chiết của hoa cây kinh giới trồng tại Đồng Văn và xác định các tính chất lý hóa của hạt nano. Bên cạnh đó, phân tích hoạt tính ức chế vi khuẩn kháng thuốc và ức chế tế bào ung thư của tinh dầu, dịch chiết hoa và phức hệ nano bạc được tổng hợp.Sau khi hoàn thiện, đề tài phải cung cấp sản phẩm là dung dịch nano bạc được tổng hợp từ tinh dầu của hoa, thể tích 500 ml với nồng độ tối thiểu 5ug/ml kèm theo dữ liệu về ức chế vi khuẩn kháng thuốc và tế bào ung thư. Đồng thời phải có một đăng ký giải pháp hữu ích. Trong khi đó, tiến sĩ Phạm Đức Dũng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, sẽ nghiên cứu tìm kiếm các hợp chất có khả năng ức chế virus Covid-19 từ nguồn dược liệu thuộc chi Vitext và chi Phyllanthus sinh trưởng ở tỉnh Bình Thuận.Ngoài sản phẩm là 2 bài báo được chấp nhận đăng trên tạp chí WoS, một bài báo được đăng trên tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm từ 0,5 trở lên, người nghiên cứu phải hỗ trợ đào tạo một nghiên cứu sinh theo hướng nghiên cứu của đề tài và một thạc sĩ có luận văn theo hướng nghiên cứu của đề tài và được bảo vệ thành công.Sản phẩm ứng dụng mà đề tài đạt được là 20 đến 25 hợp chất hữu cơ tinh khiết, một đơn đăng ký sở hữu trí tuệ được chấp nhận.Tại lĩnh vực vật lý, tiến sĩ Trần Văn Thực, ĐH Bách khoa Hà Nội, được duyệt đề tài Nghiên cứu phương pháp đo lường 3 chiều bề mặt độ phân giải dọc trục 50 nm ứng dụng trong đo kiểm linh kiện bán dẫn.Mục tiêu đề tài là xây dựng được phương pháp đo lường 3 chiều vật thể có độ phân giải dọc trục 50 nm sử dụng kỹ thuật holography và ánh sáng cấu trúc, xây dựng được mô hình vật lý hệ thống đo lường 3 chiều vật thể, ứng dụng trong phòng thí nghiệm.Đề tài này muốn được nghiệm thu phải có sản phẩm ứng dụng là một bằng sáng chế (được chấp nhận đơn hợp lệ), một mô hình thí nghiệm đo lường bề mặt 3D bề mặt kết hợp giữa phương pháp ánh sáng cấu trúc và hologram, độ phân giải dọc trục lớn hơn hoặc bằng 50 nm.