'Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng': Vì sao có câu nói này?
Khai thác bệnh sử, bà D. cho biết sau khi bị đau bụng có đi khám ở một phòng khám gần nhà và uống thuốc nhưng cơn đau vẫn không giảm. Lo lắng vì tình trạng của bà ngày càng nặng hơn, người nhà đã nhanh chóng đưa bà vào Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Long An cấp cứu.Ngày 22.2, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Vũ An (Trưởng khoa Ngoại tổng quát - Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Long An) cho biết, qua thăm khám, chỉ định thực hiện các xét nghiệm, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, kết quả kiểm tra phát hiện có dị vật cản quang dạng hình que xuyên bờ cong dạ dày, kèm tụ ít bọt khí và thâm nhiễm mỡ xung quanh. Người bệnh được chẩn đoán viêm phúc mạc do dị vật xuyên thủng dạ dày và chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật, đồng thời khâu lại lỗ thủng.Trong quá trình phẫu thuật, ê kíp phẫu thuật thám sát thấy dị vật xương cá mặt trước trong bờ cong nhỏ, dịch đục và mạc nối lớn bao quanh. Các bác sĩ đã tiến hành gắp dị vật và sau đó khâu kín lỗ thủng.Sau một tuần điều trị, tình trạng sức khỏe người bệnh dần ổn định, không còn đau bụng, vết mổ khô, ăn uống tốt, được xuất viện về với gia đình và tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.Bác sĩ An cho biết, hóc xương cá là tai nạn thường gặp khi ăn uống nhưng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Khi vô tình nuốt phải, xương cá có thể mắc kẹt ở cổ họng, gây đau rát và khó chịu. Trong một số trường hợp, xương tiếp tục di chuyển xuống đường tiêu hóa. Với đầu sắc nhọn, xương cá có thể xuyên thủng thành dạ dày hoặc ruột non, gây viêm nhiễm, xuất huyết và nguy cơ nhiễm trùng ổ bụng. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng, thậm chí tử vong.Bác sĩ An khuyến cáo người dân nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm có xương như thịt, cá. Loại bỏ tất cả xương trước khi ăn, với cái xương giòn, nhỏ cũng cần nhai kỹ, chậm rãi, không nên chủ quan với các xương dù nhỏ. Đặc biệt với người già và trẻ nhỏ, phản xạ nhai nuốt kém hơn cần đặc biệt cẩn trọng. Khi rơi vào các trường hợp như đau bụng âm ỉ kéo dài không giảm, hay bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Không nên chủ quan, tự ý xử lý bằng cách nuốt cơm hoặc uống nước nhiều với niềm tin xương tự trôi xuống. Đây là quan niệm sai lầm có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 17.2.2024
Cụ thể, tính đến chiều nay (10.1), Nguyễn Xuân Son đạt tỷ lệ phiếu bầu 89,27%, bỏ rất xa tất cả những người còn lại trong danh sách bầu chọn những tiền đạo hay nhất AFF Cup 2024. Người đứng nhì trong danh sách này là tiền đạo Supachok Sarachat (Thái Lan) chỉ có 8,38% phiếu bầu.Đây là cuộc bầu chọn dành cho người hâm mộ, nên kết quả của cuộc bầu chọn vẫn có chút tính cảm tính, phụ thuộc vào người bầu chọn là cổ động viên (CĐV) của nước nào. Ví dụ, CĐV bóng đá Thái Lan sẽ bầu chọn cho Supachok Sarachat, thay vì Tiến Linh hay Xuân Son của đội tuyển Việt Nam.Còn về mặt thông số kỹ thuật, Xuân Son vốn đã áp đảo so với mọi tiền đạo còn lại của AFF Cup 2024. Xuân Son ghi được 7 bàn thắng tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á năm nay, anh đã được Ban tổ chức (BTC) AFF Cup trao giải vua phá lưới. Với tỷ lệ phiếu bầu áp đảo so với phần còn lại, gần như Nguyễn Xuân Son sẽ giành danh hiệu tiền đạo xuất sắc nhất AFF Cup 2024, do người hâm mộ bỏ phiếu. Khác với Supachok Sarachat chỉ nhận được sự ủng hộ của CĐV Thái Lan, khả năng rất cao Nguyễn Xuân Son sẽ thu hút phiếu của tất cả các CĐV ở các nước trung lập, bên cạnh CĐV Việt Nam chắc chắn bầu cho Xuân Son.Ngoài Xuân Son đang dẫn đầu cuộc đua đến danh hiệu tiền đạo hay nhất AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam còn có Quang Hải tham gia cuộc đua đến danh hiệu tiền vệ hay nhất giải, trung vệ Duy Mạnh có tên trong cuộc đến danh hiệu hậu vệ hay nhất giải và thủ thành Nguyễn Đình Triệu nằm trong nhóm các ứng cử viên được bầu chọn cho danh hiệu thủ môn hay nhất AFF Cup.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chợ đêm Vui Phết tại Phú Quốc
Ngày 10.1, Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM) bắt đầu lắp đặt nhiều đèn tín hiệu giao thông, hiển thị mũi tên màu xanh cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ.Bước đầu, cơ quan quản lý gắn trước ở một số giao lộ có mật độ phương tiện đi lại rất đông như đường Điện Biên Phủ với các tuyến Pasteur, Phạm Ngọc Thạch, Hai Bà Trưng; giao lộ Võ Thị Sáu - Bà Huyện Thanh Quan, Võ Thị Sáu - Nguyễn Thông...Như vậy, ở những giao lộ này, bên cạnh đèn tín hiệu màu xanh, đỏ, vàng thì sẽ có thêm bảng chỉ dẫn giúp người dân nhận biết và chạy xe rẽ phải khi có đèn đỏ.Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ cho biết việc lắp thêm các bảng tín hiệu nhằm hạn chế ùn tắc. Thời gian gần đây, người dân không dám rẽ phải khi đèn đỏ do mức phạt theo Nghị định 168/2024 cao hơn trước rất nhiều. Khi dừng lại chờ, lượng phương tiện dồn ứ kéo dài dẫn đến ùn tắc.Trong khi đó, đại diện Sở GTVT cho biết sẽ bổ sung bảng tín hiệu rẽ phải tại các nút giao có lưu lượng xe lớn trước, đồng thời tiếp tục rà soát, lắp thêm ở những vị trí phù hợp. Cũng theo Sở GTVT, giải pháp này không phải thực hiện lần đầu mà ngành đã lắp biển cho xe máy rẽ phải hoặc đi thẳng khi đèn đỏ ở một số giao lộ tùy theo lượng xe, hướng rẽ có xung đột hay không.Sở GTVT TP.HCM đang quản lý 1.070 chốt đèn tín hiệu giao thông, gồm 794 chốt đèn hoạt động chế độ xanh - vàng - đỏ, 256 chốt đèn hoạt động chế độ chớp vàng. Công tác vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông được giao về cho Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ và Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị quản lý.Về phương thức vận hành, 843 chốt đèn hoạt động độc lập, 227 chốt đèn kết nối điều khiển tại trung tâm điều khiển. Đối với hệ thống đèn kết nối về trung tâm điều khiển, nhân viên trực theo dõi tình hình, đề xuất phương án điều chỉnh thời lượng hoạt động của đèn tín hiệu phù hợp với lưu lượng phương tiện đi lại, điều chỉnh linh hoạt để giảm ùn ứ.Đối với đèn tín hiệu hoạt động độc lập, thời lượng đèn được thiết lập nhiều khung giờ, gồm giờ cao điểm và giờ ngoài cao điểm, thời gian từng pha đèn cố định theo thiết lập sẵn.Bên cạnh đó, vào giờ cao điểm trong ngày (từ 6 giờ 30 đến 9 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ), các lực lượng CSGT, công an khu vực, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ… tham gia điều chỉnh hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu.
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.
Đông Nam Á đang tụt hậu về xe điện
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!