Trao giải cuộc thi DigiTrans Smart City năm 2023
Hoạt động tặng quà tết là sự kiện thường niên đầy ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Với phương châm "Tất cả đoàn viên, người lao động đều có tết", sự kiện này mang lại niềm vui và ấm áp cho mọi gia đình. Đây không chỉ là món quà vật chất mà còn là sự động viên tinh thần, khích lệ mọi người vượt qua khó khăn. Ngày 16.1, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã tham dự chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" với công nhân viên chức, người lao động Hải Phòng. Cùng dự có Phó chủ tịch thường trực Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương.Phát biểu tại chương trình, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn gửi lời chúc tết tới công nhân, viên chức, người lao động Hải Phòng; đồng thời biểu dương chính quyền và tổ chức công đoàn thành phố trong những năm qua, đặc biệt là năm 2024 đã luôn quan tâm đến đời sống cán bộ công chức, viên chức, người lao động.Tại chương trình, Phó thủ tướng cùng lãnh đạo TP.Hải Phòng, Tổng LĐLĐ Việt Nam trao đại diện 100 suất quà tết tặng công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn thành phố.Dịp tết nguyên đán năm nay, UBND TP.Hải Phòng dành 10 tỉ đồng tặng 5.000 suất quà cho người lao động, các cấp công đoàn thành phố phối hợp với người sử dụng lao động chi tiền thưởng tết, sử dụng kinh phí, đoàn phí công đoàn chăm lo cho công nhân lao động, nhất là công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí là trên 1.850 tỉ đồng. Nguồn kinh phí chăm lo tết cho người lao động năm nay tăng 40% so với năm trước.Cùng ngày, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng ông Nguyễn Đức Thịnh, Trưởng ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã đến thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân lao động, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Yên.Từ nguồn quỹ xã hội LĐLĐ tỉnh, nguồn tài chính công đoàn và các nguồn vận động, các cấp công đoàn tỉnh Phú Yên đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động, ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trong dịp lễ, tết, Tháng Công nhân năm 2024, với hơn 49.500 suất quà, trị giá hơn 12,8 tỉ đồng.Qua hơn 1 tháng phát động, Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" năm 2025 đã nhận được sự ủng hộ của 27 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, với 969 suất quà, tổng số tiền 777 triệu đồng.Tại chương trình, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo tỉnh Phú Yên và đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trao 200 suất quà tết, mỗi suất gồm 1 triệu đồng tiền mặt cùng túi quà trị giá 300.000 đồng cho đoàn viên, người lao động.Trong sáng nay 16.1, thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đã đến trao quà tết tại Hà Tĩnh. Cùng tham dự buổi làm việc và trao quà tết có ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Dịp này, đoàn công tác tặng 200 suất quà cho gia đình chính sách, 200 suất quà cho gia đình nghèo, 200 suất quà cho gia đình công nhân gặp hoàn cảnh khó khăn ở Hà Tĩnh.Trước đó, ngày 15.1, tại Ninh Thuận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Phó chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương đã thăm, tặng quà 200 công nhân, người lao động làm việc tại Khu công nghiệp Du Long (H.Thuận Bắc).Gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể công nhân, lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh hy vọng những suất quà sẽ là nguồn động viên giúp anh chị em công nhân, lao động đón tết vui vẻ, đầm ấm. Bà Thanh mong muốn đội ngũ công nhân, lao động tiếp tục là lực lượng đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, tham gia với chủ doanh nghiệp trong lao động sản xuất, xây dựng mối quan hệ hài hòa, tiến bộ...Ứng viên sáng giá Quả bóng vàng đòi rời Chelsea
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Sốc: U.23 Thái Lan quật ngã 'ông kẹ' Iraq, sáng cửa đi tiếp
Ngày 6.3, UBND H.Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp điều tra làm rõ vụ 174 cây thông 3 lá hàng chục năm tuổi tại Tiểu khu 614 (xã Lộc Ngãi, H.Bảo Lâm) bị đầu độc bằng hóa chất đang chết khô.Hạt Kiểm lâm H.Bảo Lâm cho biết đã phối hợp với các cơ quan chức năng, khám nghiệm hiện trường vụ việc. Rừng thông 3 lá bị khoan lỗ, đổ hóa chất đầu độc chết khô thuộc lâm phần quản lý, bảo vệ của Công ty CP Hà Phong (đóng tại thôn 13, xã Lộc Ngãi), sát cạnh vườn cà phê xanh tốt của người dân.Thống kê có tổng cộng 174 cây thông 3 lá trên diện tích khoảng 2 ha bị "lâm tặc" đầu độc chết khô không thể cứu chữa; khối lượng gỗ bị thiệt hại ước tính 291 m3. Cơ quan kiểm lâm nhận định vụ đầu độc hàng trăm cây thông 3 lá là để chiếm đất trồng cà phê. Tại hiện trường, có phần diện tích rừng thông bị đầu độc đã được trồng xen cây cà phê.Cũng theo Hạt Kiểm lâm H.Bảo Lâm, vụ đầu độc rừng thông này được cơ quan chức năng phát hiện vào ngày 14.2. Qua điều tra bước đầu, các đối tượng "lâm tặc" lợi dụng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong khoảng thời gian từ 26 đến 28 Tết để khoan lỗ đầu độc rừng thông. Sau khi phát hiện, Hạt Kiểm lâm và Công ty CP Hà Phong triển khai các biện giải độc để cứu chữa rừng thông nhưng bất thành.Sau khi nắm được vụ việc, UBND H.Bảo Lâm giao các cơ quan chức năng liên quan phối hợp với UBND xã Lộc Ngãi, Công an xã và Công ty CP Hà Phong khẩn trương điều tra, xác định thủ phạm vụ phá rừng. Yêu cầu UBND xã Lộc Ngãi và Công ty CP Hà Phong hoàn thiện báo cáo xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ đầu độc rừng thông.
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Bóc ngắn, cắn dài
Đội tuyển Thái Lan đã bại trận trước Việt Nam ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Các học trò ông Masatada Ishii thủng lưới phút thứ 8 sau pha làm bàn của Tuấn Hải, sau đó ghi liền 2 bàn nhờ công của Benjamin Davies và Supachok Sarachat. Nhưng, nỗ lực kiên cường đã giúp đội tuyển Việt Nam có màn lội ngược dòng đầy cảm xúc. Hai bàn thắng của Tuấn Hải và Hai Long đã đưa thầy trò HLV Kim Sang-sik trở lại ngai vàng Đông Nam Á sau 6 năm chờ đợi. Khi được hỏi về bàn thắng gây tranh cãi của Supachok Sarachat vào lưới Việt Nam (nâng tỷ số lên 2-1), xuất phát từ pha bóng thiếu fair-play của Thái Lan khi Supachok lựa chọn dứt điểm ngay thay vì trả bóng sau pha va chạm, ông Ishii trả lời ngắn gọn: "Bàn thắng đó đẹp mà!? Với tôi là như vậy". Sau khi Supachok có tình huống ghi bàn kém fair-play, trọng tài Ko Hyung-jin đã đề nghị đội Thái Lan để Việt Nam ghi bàn trả lại để thể hiện tinh thần thượng võ. Nhưng Thái Lan của ông Ishii đã nói không. Sau trận, HLV Ishii chia sẻ nỗi buồn khi đội tuyển Thái Lan không còn ở trên ngai vàng AFF Cup: "Đội tuyển Việt Nam đã chơi tốt hơn và xứng đáng vô địch. Thái Lan đã mắc lỗi trong những phút đầu trận, và những khoảnh khắc đó đã thay đổi trận đấu. Chúng tôi không được phép lặp lại sai lầm này.Thái Lan đang chuyển giao lực lượng, với nhiều cầu thủ đến từ thế hệ trẻ. Họ không thể vô địch, nhưng dẫu sao ngôi á quân cũng là kết quả không tồi với các cầu thủ, vì đó là hành trang cho tương lai". Trước câu hỏi của phóng viên Thái Lan về nguy cơ bị sa thải sau AFF Cup, ông Ishii khẳng định "chỉ tập trung vào công việc của mình". Nói về vòng loại Asian Cup 2027 sẽ khởi tranh vào tháng 3, ông Ishii chia sẻ ngắn gọn: "Chúng tôi đang chờ đợi đến đợt tập trung đội tuyển tiếp theo. Thái Lan sẽ chơi vòng loại Asian Cup 2027 và thật tốt khi đây là giải đấu trong khuôn khổ FIFA Days. Do đó, tôi có thể gọi các cầu thủ đang chơi ở Thai League 1 và Thai League 2 lên đội tuyển quốc gia. Dù không thể vô địch AFF Cup, nhưng các cầu thủ đã nỗ lực cùng nhau và thể hiện được tín hiệu tích cực. Thái Lan sẽ trở lại dễ dàng với nguồn lực mà chúng tôi đã có.Cảm ơn các cầu thủ vì đã nỗ lực, cảm ơn CĐV vì đã luôn ủng hộ đội bóng. Chúng tôi sẽ nỗ lực trở lại, hoàn thiện mỗi ngày và sẽ trở thành tập thể tốt hơn nữa". Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn