Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 thành lập tỉnh Đắk Nông
Lần đầu chạm ngõ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, tân binh Nguyễn Phạm Đăng Khoa của Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai không giấu nổi ngỡ ngàng trước sự chuyên nghiệp, chu đáo của BTC. Khách sạn sang trọng, tiện nghi trong hệ thống của Saigontourist khiến Khoa choáng ngợp. Dù nơi nghỉ đã có đầy đủ tiện ích, Khoa vẫn mang theo chiếc gối ôm quen thuộc.Ngay từ khi đặt chân đến TP.HCM, các đội bóng đã được bố trí nơi nghỉ ngơi tiện nghi, đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt nhất cho các cầu thủ. Những phòng nghỉ thoáng mát, sạch sẽ, giúp các cầu thủ có được giấc ngủ sâu, phục hồi thể lực sau những buổi tập luyện và thi đấu căng thẳng.Bên cạnh nơi ăn chốn ở, Ban tổ chức còn bố trí xe đưa đón các đội bóng đến sân tập, sân thi đấu, giúp các cầu thủ tiết kiệm thời gian và sức lực.Tất cả những sự quan tâm chu đáo ấy đã tạo nên một môi trường thi đấu chuyên nghiệp, an toàn và thoải mái cho các cầu thủ tập trung vào trận đấu, cống hiến những pha bóng đẹp mắt và những khoảnh khắc đáng nhớ cho CĐV.Nhiều người học bằng lái ô tô kêu cứu: Phải chờ đến bao giờ?
Chiều 28.2, Công an TP.Đà Nẵng công bố các quyết định bố trí các chức vụ đối với lãnh đạo công an các quận, huyện sau khi giải thể.Thượng tá Phan Văn Thương (50 tuổi, Trưởng công an Q.Thanh Khê) đến nhận công tác và giữ chức vụ Trưởng phòng CSGT.Thượng tá Trần Văn Tám (57 tuổi, Trưởng công an Q.Hải Châu) đến nhận công tác và giữ chức vụ Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế.Thượng tá Ngô Văn Công (46 tuổi, Trưởng công an Q.Liên Chiểu) đến nhận công tác và giữ chức vụ Trưởng phòng An ninh kinh tế.Thượng tá Mai Chiến Thắng (55 tuổi, Trưởng công an H.Hòa Vang) đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ.Thượng tá Nguyễn Xuân Vinh (49 tuổi, Trưởng công an Q.Ngũ Hành Sơn) đến nhận công tác và giữ chức vụ Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự.Thượng tá Nguyễn Thành Nam (53 tuổi, Trưởng công an Q.Sơn Trà) đến nhận công tác và giữ chức vụ Chánh thanh tra Công an TP.Đà Nẵng.Dịp này, đại tá Đặng Văn Khuôn, Trưởng công an Q.Cẩm Lệ và thượng tá Nguyễn Chính, Phó trưởng phòng Tham mưu xin nghỉ hưu trước tuổi.Trước đó, Công an TP.Đà Nẵng có 15 lãnh đạo cấp phòng xin nghỉ hưu trước tuổi (Báo Thanh Niên đã thông tin).Đối với các lãnh đạo là phó trưởng công an quận, huyện, Công an TP.Đà Nẵng bố trí các phòng nghiệp vụ tiếp nhận.
Bất động sản bán online thu hút khách hàng vì... ở nhà nhiều
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.
Đây là kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố đầu tiên theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Năm nay, kỳ thi diễn ra với 13 môn thi, trong đó có môn mới là giáo dục kinh tế và pháp luật. Thời gian làm bài mỗi môn thi là 120 phút.Trong đó, các môn thi viết gồm: Toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Trung (các môn ngoại ngữ có phần thi nghe). Riêng môn tin học thi lập trình trên máy vi tính.Kỳ thi học sinh giỏi diễn ra tại 4 điểm thi: Các môn vật lý, hóa học, sinh học, tin học thi tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Các môn ngữ văn, toán, giáo dục kinh tế và pháp luật thi tại Trường THPT Trưng Vương. Các môn ngoại ngữ thi tại Trường THPT Bùi Thị Xuân. Các môn lịch sử, địa lý thi tại Trường THPT Ernst Thälmann.Nội dung thi trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018, theo định hướng đánh giá năng lực tư duy và vận dụng thực tiễn của học sinh.Sở GD-ĐT TP.HCM quy định đối tượng dự thi là học sinh lớp 12 năm học 2024-2025, có kết quả học tập và rèn luyện học kỳ 1 từ khá trở lên. Trong đó, học sinh lớp 12 của các lớp chuyên thuộc trường chuyên và trường có lớp chuyên đều phải tham gia. Riêng học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của thành phố thi học sinh giỏi quốc gia không được dự thi.Sở GD-ĐT TP.HCM quy định xếp giải cá nhân (nhất, nhì, ba) theo từng môn thi. Tỷ lệ học sinh đạt giải không quá 60% số học sinh dự thi (trong đó học sinh đạt giải nhất không quá 5% số học sinh đạt giải) và điều kiện xếp giải từ 10 điểm trở lên.Học sinh đạt giải nhất trong kỳ thi này được khen thưởng theo Nghị quyết 35/2024/ND-HĐND của HĐND TP.HCM sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 02/2021 quy định một số chính sách khuyến khích giáo viên, học sinh, học viên đạt giải trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia, khu vực, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng học sinh, học viên đoạt các giải trên địa bàn TP.HCM, với mức thưởng là 12 triệu đồng/học sinh/giải nhất.
Thi công cao tốc ảnh hưởng đường làng
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.