'Nước ngọt nghĩa tình' đến với người dân vùng hạn mặn miền Tây
Dẫn nguồn từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ, Reuters cho biết, tồn kho dầu thô của Mỹ tuần trước tăng 4,6 triệu thùng, lên 432,5 triệu thùng, cao hơn nhiều so với dự đoán của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò trước đó của Reuters, rằng chỉ tăng 3,1 triệu thùng. Tuy vậy, ngược với tình trạng tồn kho dầu, tồn kho xăng lại giảm 151.000 thùng, xuống còn 247,9 triệu thùng; tồn kho sản phẩm chưng cất cũng giảm 2,1 triệu thùng, xuống còn 116,6 triệu thùng.Các nhà phân tích cho rằng, nhìn chung, tổng lượng hàng tồn kho tại Mỹ ở mức ổn định, hỗ trợ giá dầu tăng nhẹ. Bên cạnh đó, nỗi lo rủi ro gián đoạn nguồn cung từ Nga đã và đang hỗ trợ giá dầu tăng. Vụ máy bay không người lái tấn công vào trạm bơm dầu ở Nga khiến lưu lượng dầu tại đường ống này giảm đến 30 - 40%.Các diễn biến cho thấy, tuần này, giá xăng dầu thế giới tăng nhẹ. Trong nước, chiều hôm qua (ngày 20.2), liên Bộ Tài chính - Công thương đã cho điều chỉnh giá bán xăng dầu có tăng, giảm. Cụ thể, giá xăng E5 RON92 tăng 257 đồng/lít, xăng RON 95-III tăng 257 đồng/lít, dầu hỏa tăng 40 đồng/lít, dầu diesel giảm 10 đồng/lít, dầu mazut giảm 183 đồng/kg. Tại kỳ điều hành này, liên Bộ tiếp tục không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu.Liên quan đến giá xăng dầu, Bộ Công thương đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định chi tiết một số điều của nghị định mới về kinh doanh xăng dầu.Nhiều hãng xe tại Mỹ bị ảnh hưởng từ vụ sập cầu ở Baltimore
Ngày 3.1, thông tin từ Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an TP.Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, đơn vị này đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính một người giao xe cho người khác không có giấy phép lái xe, với mức phạt 9 triệu đồng, theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1.1).Đây là trường hợp đầu tiên được lực lượng Cảnh sát giao thông Công an TP.Thanh Hóa phát hiện, lập biên bản xử lý vi phạm đối với hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện mà áp dụng mức phạt mới và cao hơn.Ngoài trường hợp trên, một người khác cũng đã bị lập biên bản, xử phạt số tiền 5 triệu đồng đối với hành vi giao xe máy không đầy đủ giấy tờ (không có đăng ký xe) cho người khác điều khiển.Đây là hai vụ việc bị áp dụng mức phạt mới theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.Cũng theo thông tin từ Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an TP.Thanh Hóa, từ khi Nghị định 168 có hiệu lực, tình trạng vi phạm giao thông giảm khoảng 20% so với những ngày trước.
Dùng ngọc trai tổng hợp có tự tin như ngọc tự nhiên và nuôi cấy?
23 giờ ngày 26.11.2024, trên công trường xây dựng Trạm biến áp (TBA) 110kV sân bay Long Thành và đường dây đấu nối vẫn vô cùng tấp nập. Không khí hối hả, tập trung "căng như dây đàn" để vào giai đoạn nước rút, sớm hoàn thành các hạng mục cuối cùng, để đóng điện công trình vào ngày hôm sau (27.11). Đây là công trình cấp điện cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) - công trình trọng điểm quốc gia, đảm bảo cung cấp điện ngay khi sân bay đi vào hoạt động - được hoàn thành sớm hơn dự kiến so với kế hoạch ban đầu là hoàn tất vào quý 2/2025.Ông Lê Khắc Hưng - công nhân Xí nghiệp Lưới cao thế Đồng Nai thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai - chia sẻ, ông cùng các đồng nghiệp được huy động tham gia thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị từ ngày 24.11. Nhận thức được đây là dự án trọng điểm, để đáp ứng tiến độ, toàn bộ lực lượng tham gia nhiệt tình và hăng say bất kể ngày đêm. Đa số là ăn, ngủ tại công trường với tinh thần không quản ngại khó khăn, vất vả để hoàn thành nhiệm vụ được giao.Dự án đường dây 110 kV đấu nối sau Trạm biến áp 220 kV Vĩnh Hảo, tỉnh Bình Thuận được đầu tư để truyền tải nguồn từ các nhà máy điện năng lượng tái tạo trong khu vực; tăng cường nguồn cung cấp điện từ trạm 220kV Vĩnh Hảo cho khu vực tỉnh Bình Thuận, đảm bảo nhu cầu phát triển phụ tải điện và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đáp ứng nhu cầu cấp điện trong khu vực theo tiêu chí N-1. Đại diện Công ty CP phát triển năng lượng Việt - đơn vị thi công dự án, cho biết quá trình triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn: áp lực về tiến độ, vật tư, điều kiện thời tiết… Đáng nói, trong thời điểm chạy nước rút của công trình, địa bàn thi công bị ảnh hưởng lớn của hoàn lưu sau bão Yagi, mưa gió liên tục. Thế nhưng, với quyết tâm "vượt nắng thắng mưa", công ty đã tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ của chủ đầu tư; tăng cường bổ sung nhân lực, tổ chức lao động hợp lý, tăng ca, tăng kíp, làm việc từ 7 - 23 giờ mỗi ngày để hoàn thành công trình đúng tiến độ, chính thức đóng điện, đưa vào vận hành ngày 31.10.2024.Không chỉ vài ba dự án, hàng chục công trình lưới điện 110kV ở khu vực miền Nam được đóng điện thành công với khối lượng công việc khổng lồ, góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải ngày càng cao trên địa bàn quản lý. Riêng 3 tháng cuối năm, tính bình quân, khoảng 1,5 ngày hoàn thành 1 công trình điện.Trong thực tế, khu vực miền Nam là nơi có nền địa chất yếu, vào mùa mưa nhiều vị trí trụ điện bị ngập, sình lầy, nhiều khu vực thi công có địa hình chia cắt, nhiều kênh rạch nên công tác thi công, vận chuyển thiết bị vô cùng gian nan, khó khăn. Thậm chí vào mùa nước nổi, nhiều nơi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngập nước kéo dài, khiến tiến độ triển khai thi công các dự án điện khó gấp bội.Thế nhưng, với quyết tâm cao độ, từ đầu quý 3/2024, song song điều quân ra hỗ trợ dự án đường dây 500 kV mạch 3, EVNSPC tập trung nhân lực để triển khai loạt công trình điện với khối lượng công việc cực kỳ lớn. Lãnh đạo EVNSPC khẳng định, nếu không quyết tâm cao, nỗ lực lớn thì chỉ tiêu về công tác đầu tư xây dựng theo kế hoạch năm khó có thể hoàn thành. Trao đổi với Thanh Niên, Chủ tịch HĐTV EVNSPC Lê Văn Trang cho biết: "Trong quý cuối năm 2024, Ban lãnh đạo EVNSPC từ Chủ tịch, Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên đến các Phó tổng giám đốc đều làm việc không có ngày nghỉ cuối tuần, bất kể ngày đêm. Chúng tôi thường xuyên có mặt trên công trường các dự án được giao phụ trách để đôn đốc tiến độ; đồng hành cùng lực lượng lãnh đạo, CBCNV làm công tác đầu tư xây dựng tại các Ban QLDA, các công ty điện lực, các nhà thầu kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên công trường. Tinh thần làm việc này đã phát huy hiệu quả và sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới".Theo EVNSPC, thành công của Tổng công ty năm qua nhờ vào sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của lãnh đạo, các ban chuyên môn, các đơn vị thành viên của EVNSPC, nhà thầu thi công, tư vấn, giám sát; sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của chính quyền và nhân dân các địa phương thì rất khó có thể thực hiện thành công. Bình Phước là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng điện năng cao. Năm 2024, dự báo mức sản lượng điện năng tiêu thụ toàn tỉnh sẽ đạt 3,655 tỉ kWh, tăng 11,91% so với năm 2023. Với chủ trương "điện đi trước một bước", giai đoạn 2021-2025, EVNSPC đã dành nguồn lực hơn 3.170 tỉ đồng triển khai các công trình lưới điện tại đây. Tuy nhiên, khó nhất trong quá trình triển khai các dự án là quỹ đất, giải phóng mặt bằng… Thế nhưng, năm 2024, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, đã có 9 công trình điện được đóng thành công.Trong năm 2024, lãnh đạo EVNSPC, các đơn vị thành viên cũng thường xuyên làm việc với lãnh đạo các địa phương trên địa bàn quản lý như Kiên Giang, Bình Phước, Bình Dương, Bến Tre… để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng. Đặc biệt, EVNSPC và UBND các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre đã kí biên bản phối hợp thực hiện các công trình lưới điện 110 kV trọng điểm trên địa bàn, chào mừng Đại hội Đảng các cấp…Ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc EVNSPC - cho biết, một trong những khó khăn khi triển khai các dự án trong năm 2024 là liên quan bàn giao mặt bằng. Lý do, năm qua, luật Đất đai mới ban hành nên các địa phương đang trong giai đoạn xây dựng đơn giá. Khi chưa có đơn giá, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, với quyết tâm hoàn thành các dự án, EVNSPC và các đơn vị thành viên đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền và vận động người dân bàn giao mặt bằng trước, khi đơn giá được phê duyệt sẽ nhận tiền sau. Nhờ sự đồng hành đó, các công trình hoàn thành đúng tiến độ.Năm 2024, EVNSPC không chỉ ghi dấu ấn trên các công trình lưới điện khu vực miền Nam mà còn tham gia trải nghiệm đầy cảm xúc tại "chảo lửa" miền Trung trong những ngày các nước sôi sục với đường dây 500 kV mạch 3. Từ tháng 5.2024, hưởng ứng lời hiệu triệu của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hơn 600 cán bộ, kỹ sư, công nhân có tay nghề cao của EVNSPC đã "lên đường" tiếp sức cho Dự án đường dây 500 kV mạch 3. Đảm nhận thi công các vị trí trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, những người "lính áo cam" của ngành Điện miền Nam không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết mà còn đối diện thách thức lớn bởi đây là lần đầu tiên họ tham gia thi công đường dây siêu cao áp 500kV, trên địa hình đồi núi phức tạp… Dù vậy, với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", làm xuyên ngày nghỉ, những "chiến sỹ áo cam" của EVNSPC đã không quản khó nhọc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chung sức cùng EVN hoàn thành Đường dây 500 kV mạch 3.
Ngày 2.1, UBND TP.HCM và 5 tỉnh Tây nguyên đã tổ chức hội nghị triển khai Chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa (gọi tắt là Tick xanh trách nhiệm) tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng).Gần 200 đại biểu dự hội nghị đã thảo luận về thực trạng sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nông sản của vùng Tây nguyên. Một số ý kiến cho rằng, hiện nay ngoài những đơn vị tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất thì vẫn còn tình trạng hàng kém chất lượng đang phân phối trên thị trường. Điển hình như sản phẩm liên quan đến giá đỗ ngâm hóa chất mới được phát hiện gần đây.Ông Trịnh Tấn Vinh, đại diện Thuần Trịnh Cà phê (H.Di Linh, Lâm Đồng) trăn trở, không chỉ cà phê mà nhiều mặt hàng hiện nay vẫn còn tình trạng trà trộn hàng kém chất lượng để tuồn ra thị trường. Điển hình như dịp cuối năm 2024, ông cùng đoàn đi xúc tiến thương mại ở TP.HCM thấy các gian hàng trưng bày có cà phê chồn, một loại cà phê có tiếng đắt đỏ lại chỉ được bán với giá hơn 120.000 đồng/kg; trong khi đó cà phê nhân xô bình thường ở Tây nguyên cũng đã có giá trên 100.000 đồng/kg.Đồng quan điểm, ông Trần Huy Đường (trang trại Lamngbiang Farm, TP.Đà Lạt) thừa nhận, các mặt hàng rau củ, nông sản của đơn vị dù đã đạt chuẩn xuất khẩu đi Hàn Quốc nhưng lại không thể cạnh tranh được với các sản phẩm trong nước vì họ bán giá quá rẻ dù cùng chủng loại, kích cỡ.Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc cũng cho rằng, việc hàng hóa kém chất lượng với giá rẻ hơn xuất hiện trên thị trường là một thực tế đang diễn ra. Tuy nhiên, người tiêu dùng không phải ai cũng có đủ thông tin, kiến thức để nhận diện, phân biệt hàng thật hay hàng giả nên chịu thiệt thòi. Do đó thương hiệu "tick xanh" giống như bộ nhận diện cho hàng chính hãng được các nhà phân phối kiểm chứng giúp cho người tiêu dùng thuận lợi trong lựa chọn sản phẩm.Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa được TP.HCM phát động với mục tiêu định hướng sản xuất an toàn, bền vững thông qua tín hiệu thị trường trên nguyên tắc tự nguyện, minh bạch và trung thực. Triển khai từ tháng 3.2024, đến nay đã có 8 hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đồng thuận, tiên phong với vai trò dẫn dắt nhà cung cấp thuộc hệ thống tham gia chương trình.Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương, cho biết mục tiêu của chương trình nhằm xây dựng nền tảng chuỗi cung ứng hàng hóa an toàn cho người tiêu dùng tại địa phương. Với hệ thống các nhà phân phối hiện tại, ngay từ đầu năm 2025 này chương trình sẽ được triển khai ở Tây nguyên để tạo cơ hội cho các nhà sản xuất sản phẩm có trách nhiệm mở rộng thị trường tiêu thụ và từng bước loại bỏ nhà sản xuất hàng kém chất lượng.Theo Sở Công thương TP.HCM, đến hiện tại có các hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đã tham gia "Tick xanh trách nhiệm" gồm Saigon Co.op, Satra, AEON, MM Mega Market, Central Retail, Bách Hóa Xanh, Wincommerce, Kingfood Market. Tại hội nghị cũng có một số đơn vị phân phối đã tìm hiểu và sẽ đăng ký tham gia chương trình trong thời gian tới.Cũng tại hội nghị đã diễn ra ký kết thỏa thuận hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa giữa Sở NN-PTNT TP.HCM và 5 tỉnh Tây nguyên với các hệ thống phân phối tham gia Chương trình "Tick xanh trách nhiệm".Sau khi ký kết, các đơn vị, doanh nghiệp tại các địa phương có thể đăng ký tham gia Chương trình "Tick xanh trách nhiệm" với nhiều cam kết kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, không cung cấp sản phẩm không an toàn, sản phẩm bẩn. Về phía người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng nhận diện với logo "Tick xanh trách nhiệm" tại các hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đã tham gia chương trình.
Phim ‘Người một nhà’ tập 7: Trí có trở lại con đường phạm pháp?
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.