Triệu phú 23 tuổi chia sẻ bí kíp thành công là nhờ điều này...
Trong đoạn clip được Hòa Minzy đăng tải để quảng bá cho MV mới, sự xuất hiện của Văn Toàn khiến nhiều người chú ý. Nam cầu thủ diện trang phục truyền thống, có khoảnh khắc ghé sát mặt, đưa mắt nhìn giọng ca Rời bỏ đầy trìu mến. Dù từng lên tiếng phủ nhận chuyện hẹn hò song cặp đôi vẫn được dân mạng “đẩy thuyền”. Trong các cầu thủ, Văn Toàn là người Hòa Minzy quen biết đầu tiên. Tình bạn cả hai kéo dài trong suốt 10 năm nhờ sự trân trọng, thấu hiểu. Trong một bài viết, nữ ca sĩ 9X cho biết Văn Toàn luôn bên cạnh ủng hộ mình về công việc lẫn cuộc sống. Với Hòa Minzy, anh là chàng trai tốt bụng, hiền lành. “Tôi thực sự mong cậu được hạnh phúc, mong cậu luôn tỏa sáng và mong chúng ta mãi như thế này”, cô từng nhắn nhủ. Mới đây, Hòa Minzy gây chú ý khi trình làng dự án âm nhạc mới, đón tin vui khi nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh. Cô chia sẻ: “Được lắng nghe những chia sẻ của lãnh đạo khiến tôi có thêm nhiều động lực cho con đường nghệ thuật sắp tới. Tôi đã có hơn 10 năm hoạt động nghệ thuật nhưng ngày hôm nay, ngay khi đứng phát biểu và nhận được sự ghi nhận của các lãnh đạo, tôi thật sự rất hạnh phúc”. Thông qua trang cá nhân, Hương Ly đăng tải khoảnh khắc được bạn trai cầu hôn bằng nhẫn kim cương “khủng” tại Nhật Bản. Kèm theo đó, Á hậu 1 Miss Universe Vietnam viết: “Bắt đầu một chương mới, mong rằng núi Phú Sĩ sẽ làm chứng cho chúng mình". Tuy nhiên, khi chia sẻ bức ảnh chụp cùng người yêu, nàng hậu khéo léo che mặt anh, khiến nhiều người tò mò. Nhiều đồng nghiệp như Á hậu Mâu Thủy, Hoa hậu Ngọc Châu… gửi lời chúc mừng đến Hương Ly khi cô tìm được bến đỗ cho đời mình. Trong khi đó, một số khán giả vẫn bày tỏ mong muốn được thấy người đẹp quê Gia Lai ở một đấu trường nhan sắc quốc tế. Trước đó, Hương Ly có cuộc sống kín tiếng, chỉ tập trung chia sẻ các dự án nghệ thuật. Nàng hậu từng vướng tin đồn với chủ tịch Miss Universe Vietnam song lên tiếng phủ nhận. Trong cuộc trò chuyện với Thanh Niên, Hương Ly quan niệm “năng lượng phát ra thế nào thì sẽ gặp người có nguồn năng lượng tương tự”. Cô khẳng định bản thân không ngại chờ đợi và cũng không đặt nặng chuyện tài chính khi yêu. NSƯT Nguyệt Hằng có bài viết dài về Nhà hát Tuổi Trẻ, mở đầu bằng dòng chia sẻ: “Tạm biệt nhé tình yêu lớn của tôi”. Nữ diễn viên khẳng định thêm dù có đi đâu hay ở nơi nào, những kỷ niệm vui buồn ở đơn vị sẽ không bao giờ phai nhạt đối với cô. Vợ diễn viên Anh Tuấn bày tỏ: “Vì tuổi trẻ tôi đã gắn bó với bạn, giờ cũng đã ngót nghét 35 năm, biết bao kỷ niệm”. Nói lời chia tay, NSƯT Nguyệt Hằng không giấu được sự xúc động. Cô bộc bạch: “Giờ phút ấy trước sau cũng sẽ đến, tôi buồn chứ, bâng khuâng, lưu luyến nữa. Bởi vì chưa bao giờ tôi nghĩ đến điều này, rằng chúng ta phải xa nhau, rằng tôi không bị 'trói buộc' nữa. Có lẽ đó cũng là duyên số được sắp đặt rồi”. NSƯT Nguyệt Hằng nói trong tương lai, cô sẽ có một vai trò mới. Song nữ nghệ sĩ khẳng định: “Tình yêu tôi có được từ bạn không bao giờ mất đi. Nó sẽ càng được vun đắp thêm và hãy cùng tôi lan tỏa tình yêu ấy để thực hiện những ước mơ mà chúng ta đã và đang theo đuổi”. Cách đây không lâu, diễn viên Quỳnh Lương gây chú ý khi chia sẻ chuyện đang mang thai. Nói về cuộc sống hiện tại, người đẹp nói cô không gặp vấn đề gì khi mang bầu, thậm chí ăn uống ngon miệng hơn so với trước. Diễn viên Đừng làm mẹ cáu chia sẻ: “Tối thì tôi ngủ ngon giấc, ngày thì vui vẻ thoải mái, không nổi quạu với chồng nhiều như hồi đầu nữa”. Quỳnh Lương chia sẻ thêm từ khi cô tiết lộ chuyện sắp có thêm thành viên mới đã được nhiều người chia sẻ bí quyết để giữ sức khỏe trong quãng thời gian mang thai. “Có thể do tôi chuẩn bị kỹ lưỡng nên không bị nghén, cơ thể lúc nào cũng đầy đủ chất, tâm trạng vui vẻ thoải mái. Trong ngày tôi luôn tìm việc này, việc kia để làm, hoặc đi chơi cho thoải mái”, Quỳnh Lương cho hay.‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 28: Vì sao Hân và Đức Anh cùng nhập viện?
Kết nối vệ tinh truyền trực tiếp từ không gian đến điện thoại thông minh dự kiến sẽ được triển khai tại Ukraine. Nhà mạng di động hàng đầu của Ukraine là Kyivstar đã ký một thỏa thuận với công ty Starlink của tỉ phú Elon Musk để thực hiện kết nối vệ tinh trực tiếp đến di động.Tin tức này được công ty mẹ của Kyivstar là VEON công bố ngày 30.12.Các dịch vụ trực tiếp đến di động được kết nối với các vệ tinh có trang bị modem, hoạt động giống như một tháp phát sóng di động. Tập đoàn viễn thông cho biết dịch vụ có chức năng nhắn tin này sẽ đi vào hoạt động vào quý 4 năm 2025.Theo báo cáo, thỏa thuận sẽ mở rộng ra dịch vụ thoại và dữ liệu vào một thời điểm sau đó. Chi tiết tài chính của thỏa thuận vẫn chưa được tiết lộ.Starlink thuộc sở hữu của SpaceX hiện đang cung cấp internet cho Ukraine và quân đội của nước này.Công ty băng thông rộng vệ tinh này đã đạt được thỏa thuận với các nhà cung cấp địa phương về các dịch vụ trực tiếp đến di động tại Mỹ và 7 quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản và New Zealand.Trang web của công ty cho biết Ukraine sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có kết nối trực tiếp đến di động, và là khu vực có xung đột đầu tiên mà Starlink sẽ triển khai công nghệ này.Nga đã tăng cường nỗ lực gây nhiễu tín hiệu giữa các vệ tinh Starlink và các thiết bị đầu cuối mặt đất ở Ukraine trong hai năm qua.Thỏa thuận này được đưa ra khi ông Musk, chủ sở hữu của Starlink, ngày càng tham gia nhiều hơn vào chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và chiến lược của chính quyền này đối với Ukraine.
Gia Lai được mùa chanh dây, nông dân lãi hàng trăm triệu
Biến đổi khí hậu, hạn hán khắp nơi chính là nguyên nhân chủ yếu khiến nhu cầu nông sản nói chung tăng cao. Thế nhưng, khi giá nhiều nông sản tăng sốc, lại dấy lên những lo ngại về chất lượng. Mới đây, Trung Quốc cảnh báo về chất lượng của 30 lô hàng sầu riêng VN. Ông Đặng Phúc Nguyên nhận định: Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường Trung Quốc đang khó tính dần lên và giờ họ quan tâm tới những thứ bên trong sản phẩm như dư lượng hóa chất, kim loại nặng... Điều này cũng không khác gì các thị trường EU, Nhật Bản hay Mỹ.
Lần tái xuất này của ông Donald Trump diễn ra trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu đã thay đổi sâu sắc sau đại dịch Covid-19, nhưng sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mới là động lực chính làm thay đổi cách vận hành của quan hệ quốc tế, xoay chuyển thế giới sang một kỷ nguyên mới.Sự xuất hiện và được ủng hộ của ông Trump không phải là ngẫu nhiên, mà là hệ quả tất yếu của những biến động sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ, thành trì của lý tưởng dân chủ tự do và hệ thống quốc tế. Sau Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung nhưng cũng làm sâu sắc thêm các bất bình đẳng xã hội, tạo ra những nhóm yếu thế về kinh tế và xã hội ngay tại các quốc gia phát triển. Chính những người này đã trở thành lực lượng ủng hộ mạnh mẽ cho những chính trị gia dân túy như ông Trump, người cam kết bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn chặn nhập cư và phục hồi kinh tế trên tư duy bảo hộ.Trump 2.0 đánh dấu sự thoái trào mạnh mẽ của lý tưởng dân chủ tự do - nền tảng quan trọng tạo nên sự ổn định toàn cầu suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Hiện tượng này cũng là phản biện mạnh mẽ đối với luận điểm "cáo chung của lịch sử" của Francis Fukuyama, người trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 từng cho rằng dân chủ tự do và kinh tế thị trường là hình thức quản trị cuối cùng và tốt nhất mà nhân loại hướng đến. Thực tế cho thấy lịch sử không những không dừng lại mà còn tiếp tục biến động dữ dội với sự trỗi dậy của mô hình chính trị và các phong trào dân túy, minh chứng rõ ràng rằng các lý tưởng tự do chưa bao giờ thực sự chiến thắng hoàn toàn và không thể là mô hình duy nhất cho một thế giới đầy đa dạng và phức tạp. Cùng lúc đó, thế giới cũng chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của tư tưởng hiện thực chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế. Quan điểm cho rằng bản chất của quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh giành quyền lực và bảo vệ lợi ích quốc gia ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và chi phối tư duy của các nhà lãnh đạo, từ Moscow đến Bắc Kinh, và hiện nay ngự trị ở Washington. Sau nhiều thập niên theo đuổi vai trò lãnh đạo thế giới để thúc đẩy lý tưởng tự do dân chủ, siêu cường Mỹ cũng đối diện nguy cơ suy vong trong cái bẫy mà GS John Kenedy gọi là "sự quá tải của đế chế". Trên bàn cờ lớn bị thách thức gay gắt từ nhiều phía, Mỹ không thể không thay đổi nếu muốn duy trì bá quyền toàn cầu. Chính quyền Trump không chỉ tìm cách củng cố sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, mà còn tìm cách thay đổi các luật chơi toàn cầu nay không còn lợi cho Mỹ. Trump 2.0 vừa là tiếp biến, vừa là thay đổi cách mạng từ Trump 1.0, cách tiếp cận triệt để hơn, cực đoan hơn và quyết liệt hơn. Dưới thời Trump 2.0, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự suy giảm có thể dẫn tới khủng hoảng của chủ nghĩa đa phương, giảm cam kết với các tổ chức quốc tế, và gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và bảo hộ đầu tư. Chính sách "nước Mỹ là trên hết", không chỉ gây áp lực mạnh hơn nữa với các đối thủ thương mại lớn như Trung Quốc, mà cả các đồng minh truyền thống như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước láng giềng thân thiện như Canada, Mexico. Nước Mỹ sẽ vị kỷ hơn, thực dụng hơn, sử dụng quyền lực và lợi thế để tăng cường sức mạnh bản thân, hơn là cung cấp các hàng hóa công (public goods) trên thế giới. Nước Mỹ sẽ rút khỏi các cuộc chiến tranh tốn kém, cô lập với thế giới đầy rẫy xung đột, thu lợi từ chạy đua vũ trang ở quy mô toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên ông Trump đề cập đến xây dựng "Vòm Sắt" (Iron Dome, nay đã đổi tên thành Vòm Vàng) trong khi nước Mỹ đã được bảo vệ bởi hai đại dương. Trật tự đa cực sẽ hỗn loạn, bất định và bất ổn hơn nhiều so với "khoảnh khắc đơn cực" ngắn ngủi trong lịch sử. Có lẽ, điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực ngày nay và các chủ nghĩa hiện thực trước là yếu tố công nghệ. Những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), blockchain và công nghệ lượng tử, đã làm thay đổi sâu sắc tư duy, hành xử và cách xác định sức mạnh quốc gia. Các quốc gia đang tích cực đầu tư vào công nghệ để nâng cao sức mạnh, đồng thời áp dụng các chiến lược an ninh mới nhằm tận dụng ưu thế công nghệ, tạo ra lợi thế cạnh tranh và kiểm soát các nguồn lực chiến lược trong cuộc cạnh tranh toàn cầu mới. Mỹ không thể đứng ngoài cuộc đua này, không thể không kiểm soát khả năng tiếp cận (và ngăn chặn khả năng tiếp cận của đối thủ) đối với các nguồn khoáng sản chiến lược, con át chủ bài cho chạy đua khoa học công nghệ trong 100 năm tới.Nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump cũng chỉ kéo dài trong 4 năm nhưng sẽ làm thay đổi căn bản tư duy và chiến lược của Mỹ trong nhiều thập niên tới. Thế giới sẽ đối mặt với thách thức ngày càng lớn về sự thiếu hụt lãnh đạo toàn cầu. Mỹ, một thời được xem là trụ cột của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, giờ đây sẽ thoái thác việc gánh vác trách nhiệm quốc tế trong khi đó, các quốc gia lớn như Trung Quốc và Nga sẽ tích cực tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng theo các cách khác nhau. Các thể chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, WTO hay WHO sẽ ngày càng trở nên yếu kém hơn, thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Các liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng cũng theo đó biến động linh hoạt, đa chiều, đa tầng nấc. Một thế giới mới của chủ nghĩa hiện thực trần trụi, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ sẽ chứng kiến bất ổn gia tăng, căng thẳng leo thang và sự phân hóa sâu sắc. Thế giới đó đầy bất ổn và rủi ro, nhưng chắc chắn có không ít những cơ hội mới. Các quốc gia vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam cần sẵn sàng thích ứng nhanh chóng và linh hoạt, thiết kế các "mỏ neo" để sẵn sàng đối phó với sóng dữ, trong khi khéo léo tận dụng các cơ hội để bảo vệ và gia tăng lợi ích trong một trật tự quốc tế đang biến chuyển mạnh mẽ.
Nắng nóng gay gắt quay trở lại Nam bộ, kéo dài thêm 3 tháng tới
Dự án Thành Lộc hoạt động tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và giúp cung cấp giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhất. Họ cung cấp học bổng giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, nhà ở, thư viện và giếng nước để giúp tạo ra sự thay đổi bền vững cho những người có nhu cầu.