Đánh giá Marvel's Spider-Man 2: trải nghiệm ‘vô tiền khoáng hậu’ của loạt game Spider-Man
Theo bà Hài: "Hôm đó tôi không có mặt ở lớp nên không nắm được tình hình cụ thể. Lý do vì gặp vấn đề sức khỏe, bị hạ huyết áp nên có rời lớp. Không ngờ lại xảy ra sự việc như vậy".F-35A ‘Tia chớp’ giờ mới hết sợ sét
Trong diễn biến khác, chiết khấu bán lẻ xăng dầu theo thông báo từ thương nhân phân phối, có nơi vọt lên 2.000 đồng/lít, phổ biến ở mức 1.500 - 1.800 đồng/lít. Đây là mức chiết khấu khá cao trong bối cảnh giá bán lẻ xăng dầu được dự báo có đợt giảm giá mới.
Bản dựng Duke Nukem 3D: Reloaded năm 2011 bất ngờ được tung lên internet
Căn cứ điều 17 luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về tiền Việt Nam như sau:1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "có" của Ngân hàng Nhà nước.Do đó, tiền giả là tiền được làm gần giống như với tiền thật nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước phát hành.Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 58/2024/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 14.2, thay thế Thông tư 28/2013/TT-NHNN hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng.Cụ thể, thông tư 58/2024/TT-NHNN hướng dẫn việc thu giữ tiền giả; tạm thu giữ tiền nghi giả; giám định tiền giả, tiền nghi giả; đóng dấu, bấm lỗ tiền giả; đóng gói, giao nhận, bảo quản và vận chuyển tiền giả trong ngành ngân hàng.Theo thông tư quy định, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ theo quy định; khi phát hiện tiền nghi giả phải tạm thu giữ theo quy định; không trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng.Người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả phải được bồi dưỡng kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả theo chương trình của Ngân hàng Nhà nước hoặc được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.Người làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an trên tiền thật (hoặc tiền mẫu) cùng loại, hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố, đối chiếu với thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an và xử lý như sau:1. Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an thông báo bằng văn bản, phải thực hiện thu giữ, lập biên bản theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP ngày 8.12.2023 của Chính phủ quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả. Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả thực hiện như sau: Đóng dấu “TIỀN GIẢ” lên 2 mặt của tờ tiền giả, mỗi mặt đóng một lần và bấm 4 lỗ trên tờ tiền giả (mỗi cạnh chiều dài tờ tiền giả bấm 2 lỗ tròn cân đối bằng dụng cụ bấm lỗ tài liệu dùng cho văn phòng).2. Trường hợp xác định là tiền giả loại mới, phải thực hiện thu giữ và lập biên bản theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP nhưng không đóng dấu, không bấm lỗ tiền giả.Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch phải thông báo bằng văn bản cho Cục Phát hành và kho quỹ; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Sở giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản thanh toán (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn). Nội dung thông báo bao gồm các thông tin về loại tiền, số lượng, seri và mô tả đặc điểm của tiền giả.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện một trong các trường hợp sau:Trong quá trình kiểm đếm, phân loại, tuyển chọn tiền, sau khi giao nhận tiền mặt theo bó, túi nguyên niêm phong trong ngành ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi phát hiện tiền giả, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý như đối với tiền giả phát hiện trong giao dịch tiền mặt.Thông tư 58/2024/TT-NHNN nêu rõ, trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tạm thu giữ và lập biên bản theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP.Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuyển hồ sơ giám định đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch để giám định.Căn cứ điều 207 bộ luật Hình sự 2015 quy định tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả như sau:
Ngày 5.1, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài 24 giây ghi lại cảnh một người đàn ông đánh đập bé trai tới tấp ở TP.Quy Nhơn (Bình Định) khiến nhiều người xem bức xúc, phẫn nộ.Theo đoạn clip ghi lại, khoảng 20 giờ 33 ngày 4.1, khi bé trai đang ngồi với nhóm bạn tại một quán ăn trên địa bàn xã Nhơn Hội, TP.Quy Nhơn (Bình Định) thì có một người đàn ông đi xe máy, không đội mũ bảo hiểm chạy đến dừng xe lại rồi lao tới, dùng tay đánh tới tấp khiến bé trai không kịp phản ứng.Sau đó, người đàn ông này lôi bé trai ra giữa đường và liên tục đấm, đá. Bé trai liên tục nói "con có làm gì đâu chú" và sau đó bỏ chạy, nhưng người đàn ông vẫn tiếp tục đuổi theo.Chiều 5.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thành Thời, Phó chủ tịch UBND xã Nhơn Hội xác nhận trên địa bàn có xảy ra vụ việc một người đàn ông đánh bé trai vào tối 4.1. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do mâu thuẫn giữa bé trai và con trai người đàn ông này, nên người này đã đánh cháu bé.Theo ông Thời, lực lượng chức năng đã nhận được đơn thư tố cáo của người nhà bé trai và đang mời người đàn ông trong clip lên trụ sở Công an xã Nhơn Hội để làm rõ sự việc."Bé trai bị đánh trong clip đang học lớp 7 tại địa phương. Hiện tại em ở cùng ông bà vì mẹ đang đi làm ăn ở xa. Người đàn ông trong clip được xác định là người ở địa phương. Sau khi cháu bé bị đánh, gia đình đã đưa cháu đi bệnh viện để kiểm tra sức khỏe", ông Thời cho biết thêm.
Xe máy 'phóng như bay’ trên cao tốc, quệt bay gương chiếu hậu ô tô
Ngày cưới là sự kiện trọng đại nên nhiều cặp đôi muốn trở thành ngày có nhiều kỷ niệm đặc biệt. Những đám cưới độc lạ không chỉ thể hiện phong cách của cô dâu, chú rể mà còn mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho tất cả khách mời.Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại khoảnh khắc hàng xóm, khách mời đến chung vui với cô dâu, chú rể và chụp hình kỷ niệm với cặp đôi tại cổng cưới làm bằng trái cây, rau củ. Ai nấy đều cho rằng, cổng cưới vừa độc lạ vừa không lãng phí vì mọi người có thể sử dụng được sau bữa tiệc.Nhân vật chính trong đám cưới đặc biệt trên là chú rể Hoàng Minh Hóa và cô dâu Võ Nguyễn Hồng Nga (cùng 29 tuổi). Đám cưới được tổ chức tại nhà trai ở H.Phù Cát, Bình Định ngày 20.11.Anh Hóa cho biết: "Lúc đầu tôi nghĩ làm cổng cưới bằng hoa hình rồng phượng nhưng sau nghĩ lại sau đám cưới sẽ phải gỡ bỏ, rất lãng phí. Vì vậy, tôi chuyển sang trang trí bằng rau củ, chắc chắn sẽ rẻ hơn hoa tươi vào dịp này. Hơn nữa, sau bữa tiệc khách mời có thể mang rau củ về nhà xào nấu, xem như lộc trong đám cưới". Nhà chú rể Lê Xuân Tùng và cô dâu Nguyễn Thị Thu Uyên, cùng ở xã Liên Sơn, H.Tân Yên, Bắc Giang chỉ cách nhau 200 m nên đã dùng xe rùa chở tráp trong lễ hỏi. Xuân Tùng cho biết, ý tưởng dùng xe rùa làm phương tiện chở tráp sang nhà gái hỏi cưới là của bà ngoại anh. Quãng đường 200 m không phải quá xa nhưng dàn bê tráp đi bộ sẽ rất mỏi nên bà nghĩ ra cách đó. Các thành viên trong gia đình chú rể đều đồng tình thực hiện để đám cưới có thêm kỷ niệm đặc biệt."Nhà tôi quen với một đơn vị chuyên lắp ráp xe rùa nên hôm đó đã đến mượn 7 chiếc về chở 7 tráp sính lễ. Vì họ đã sơn sẵn màu đỏ rất đẹp nên tôi không cần phải trang trí thêm nhiều. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, hôm đám hỏi nhà gái, cô dâu và quan khách đều bất ngờ, cho rằng ý tưởng vừa độc đáo, vừa thiết thực", chú rể chia sẻ.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về đám cưới "có một không hai" khi có tới 3 cô dâu là 3 chị em ruột. Trên sân khấu, 3 cặp đôi cùng cắt bánh, cùng uống rượu giao bôi, cùng chụp chung những bức hình kỷ niệm… khiến ngày vui càng trở nên ý nghĩa.Những nhân vật chính trong câu chuyện trên là các cặp đôi: Kiều Nhi (chị cả, 28 tuổi) và chú rể Quốc Hiếu (29 tuổi); chị hai Tuyết Nhi (26 tuổi) và chú rể Gia Thịnh (27 tuổi); cô em út Hoàng Duyên (24 tuổi) và chú rể Anh Quốc (29 tuổi). Gia đình nhà gái ở TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới chú rể tự tay thực hiện "nghi thức" nhúng lẩu thịt bò cho vợ ăn trước sự háo hức, bất ngờ của khách mời tham dự. Phía dưới bình luận, nhiều người cho rằng điều này hợp lý vì cô dâu, chú rể trong đám cưới phải lo nhiều việc nên dễ đói bụng, việc nhúng lẩu thịt bò vừa thiết thực, vừa dễ thương.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là chú rể Nguyễn Duy Tùng (30 tuổi) và cô dâu Trần Thị Hoa (26 tuổi), ở H.Mê Linh, Hà Nội.Anh Tùng cho biết, "nghi thức" đặc biệt này gắn liền với kỷ niệm anh và vợ quen nhau. Hơn nữa, hiện đang kinh doanh các nhà hàng lẩu nên cũng muốn giới thiệu về nghề của mình đến với khách mời có mặt tại đám cưới.Vào ngày trọng đại của cô em gái ruột, anh Nguyễn Trường Lý (36 tuổi), quê ở Bình Phước đã lên ý tưởng trang trí một bối cảnh cưới đậm nét vùng quê Nam bộ. Hình ảnh rặng tre, những chiếc lu đựng nước, bồ đựng lúa, xe đạp cũ, bông thiên điểu… xuất hiện trong đám cưới, tạo nên một bối cảnh vô cùng gần gũi, mộc mạc."Đầu tiên, để có một chiếc cổng cưới đẹp, tôi đã tự tay trồng, chăm sóc để làm sao cho lá chuối thật tươi tốt và canh cho cây ra hoa, kết trái đúng thời điểm em gái lấy chồng. Các loại hoa được trang trí trong đám cưới cũng một tay tôi trồng", anh Lý cho biết.Đa số những vật dụng để trang trí đều là cây nhà lá vườn, được anh Lý trồng và sưu tầm từ trước. Một vài món như vỉ phơi bánh tráng, giỏ đệm… thì được anh đặt mua.Dân mạng chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới... lạ khi chú rể mang tráp trà sữa sang nhà cô dâu để hỏi cưới và để lại những bình luận thú vị và thắc mắc ý nghĩa đằng sau những tráp hỏi cưới độc lạ này.Chú rể Nguyễn Việt An (33 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, sính lễ của gia đình mang sang nhà gái vẫn đầy đủ theo truyền thống gồm trầu cau, rượu thuốc, trái cây, bánh phu thê, bánh cốm… Tráp trà sữa anh mang đến chỉ là tráp phụ, mọi người có thể nghĩ đơn giản đó là một loại trà hay đồ uống khác."Nhiều người thắc mắc tới lễ gia tiên trong ngày cưới nhưng chỗ mình bàn thờ nhỏ, người lớn thường xếp một ít trầu cau, bánh trái… Cả hai họ đều rất vui vẻ, phấn khích vì ý tưởng khá lạ của hai vợ chồng", anh An cho hay.