Bảng xếp hạng mới nhất: Tại sao U.23 Việt Nam mất ngôi đầu, phải nhường chỗ Uzbekistan?
Trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, Supachok Sarachat đã ghi bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan ở phút 64. Tuy nhiên, pha lập công này gây tranh cãi do thiếu tinh thần fair-play. Trước đó, tuyển Việt Nam đã ném bóng ra biên để hỗ trợ đồng đội bị chấn thương, nhưng khi Thái Lan ném biên lại, thay vì trả bóng, Supachok đã dứt điểm thẳng vào khung thành.Hiện tại, trên trang chủ AFF Cup 2024, bàn thắng của Supachok đang dẫn đầu cuộc bình chọn "Bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về" với 53,39% phiếu bầu, vượt qua pha lập công từ giữa sân của Nguyễn Hai Long (40,85%). Đáng chú ý, nhiều cổ động viên Việt Nam đã bỏ phiếu cho Supachok như một hình thức mỉa mai hành động thiếu fair-play của anh.Ngày 6.1, Supachok đã lên tiếng giải thích trên trang cá nhân rằng anh không nhận thức được việc cần trả bóng và không chắc chắn về tình trạng chấn thương của cầu thủ Việt Nam. Tuy nhiên, lời giải thích này không làm giảm bớt sự chỉ trích từ người hâm mộ.Sự việc này đã làm dấy lên nhiều tranh luận về tinh thần thể thao và fair-play trong bóng đá Đông Nam Á. Dù bàn thắng của Supachok được đánh giá cao về kỹ thuật, nhưng cách thức ghi bàn đã khiến nhiều người hâm mộ thất vọng và đặt câu hỏi về đạo đức thi đấu.Bàn thắng của Supachok được ghi ở phút 64, từ tình huống ném biên sau khi thủ môn Đình Triệu của Việt Nam chủ động phá bóng ra vì một cầu thủ đội nhà bị chấn thương trước đó. Thay vì trả bóng như hầu hết các cầu thủ vẫn làm, Supachok nhận bóng từ đồng đội rồi tung cú sút xa vào lưới tuyển Việt Nam nâng tỷ số lên 2-1, trong sự ngỡ ngàng của toàn bộ khán giả theo dõi trận đấu. Bàn thắng này ngay lập tức nhận chỉ trích dữ dội và được nhận xét là "phi thể thao". Trên tài khoản Instagram, tiền vệ Supachok Sarachat chính thức lên tiếng về bàn thắng của anh. Anh khẳng định bản thân chưa bao giờ thiếu tinh thần thể thao. Supachok cho hay, lúc đó, tỷ số là 1-1 và Thái Lan cần tấn công nhằm san bằng khoảng cách qua hai lượt trận. Ngay trước tình huống Đình Triệu ném bóng ra biên, Supachok bị phạm lỗi ở giữa sân và bức xúc khi trọng tài không thổi phạt cầu thủ Việt Nam. Tiền vệ Thái Lan viết: "Sau khi bóng ra ngoài, tôi đến phàn nàn với trọng tài về việc bị phạm lỗi, đề nghị ông ấy tham khảo VAR. Khi ấy, chúng tôi cần gây áp lực mạnh lên Việt Nam. Tôi đã không tập trung và không quan tâm việc bóng đã ra ngoài thế nào do mải nói chuyện với trọng tài trong trạng thái tức giận". Sau khi bóng được đưa trở lại, với bản năng cùng âm thanh huyên náo ở sân, anh quyết định dứt điểm trong tích tắc vì nghĩ rằng Thái Lan đang tấn công. Supachok cho biết khi thấy cầu thủ Việt Nam lao đến phản đối anh cũng bối rối vì không biết mình sai ở điểm nào. "Tôi đã cố gắng giải thích cho họ rằng tôi không biết chuyện gì xảy ra trước đó vì đang nổi giận với quyết định của trọng tài", Supachok viết.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnSở Du lịch TP.HCM đề xuất giảm thời gian xuất, nhập cảnh ở Tân Sơn Nhất
Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh mong muốn các cơ quan báo chí tích cực vào cuộc phối hợp với chính quyền thành phố trong vấn đề triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường.Theo ông Thanh, chưa bao giờ Hà Nội bị tình trạng ô nhiễm kinh khủng như hiện tại. Ông cho rằng nguyên nhân không hoàn toàn do Hà Nội đang có 7 triệu phương tiện xe máy vì "cùng lắm chỉ 2,5 - 3 triệu xe cùng lúc chạy trên đường"."Chúng tôi có chương trình ngắn hạn và đang làm một số việc, chương trình dài hạn thì đang có nghiên cứu để tìm ra thực sự ở đâu. Vài triệu xe cùng lúc chạy trên đường thì không thể đến mức gây ô nhiễm như vậy được. Phải tìm ra nguồn ô nhiễm ở chỗ nào, tại sao lại như thế?", ông Thanh nói và mong muốn mỗi người dân Hà Nội hãy cùng chung tay làm cho thủ đô sạch hơn, xanh hơn, sáng hơn.Thời gian những tháng cuối năm 2024 và đầu tháng 1 vừa qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, có ngày nghỉ cuối tuần, dù ít phương tiện tham gia giao thông hơn ngày thường nhưng không khí tại Hà Nội vẫn ô nhiễm nghiêm trọng, xếp hạng thứ 2 thế giới. Hầu hết các khu vực trong nội thành Hà Nội đều chìm trong làn sương mờ do ô nhiễm không khí.Nói về vấn đề ô nhiễm không khí, TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), cho biết miền Bắc và Hà Nội đang trong "mùa" ô nhiễm không khí, nguyên nhân là do kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ xây dựng, nông nghiệp, giao thông... chưa tốt.Ông Tùng cho rằng, ô nhiễm không khí dường như vẫn là việc riêng của Bộ TN-MT, cấp tỉnh địa phương chứ không phải việc của quận, huyện. Vì vậy, vấn đề cơ bản nằm ở nhận thức và sự quyết tâm giải quyết ô nhiễm không khí của các cấp.Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, tính đến hết tháng 4.2024, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.Để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp.Theo đó, từ năm 2025 - 2030, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm xe máy, ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải vào vùng phát thải thấp ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Từ năm 2031 trở đi, các khu vực trên địa bàn Hà Nội có một trong 3 tiêu chí xác định vùng phát thải thấp phải thực hiện quy định vùng phát thải thấp.
Những tấm lòng vàng 27.11.2022
Cũng theo Ban Quản lý vịnh Hạ Long, từ đầu năm đến nay, lượng phao xốp, bè mảng tre trôi dạt vào các điểm tham quan khá dày, lượng rác thu gom khoảng hơn 100 tấn.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, chính thức công bố những nội dung về môn thi lớp 10 và cách thức tuyển sinh lớp 6.Cụ thể, Sở GD-ĐT thông tin về việc lựa chọn môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và các tiêu chí xét tuyển THCS năm học 2025 - 2026 như sau:Thời gian thi: Ngày 6-7.6. Số môn thi, bài thi: ba môn thi gồm toán, ngữ văn (120 phút/môn), ngoại ngữ (90 phút).Thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT chuyên của thành phố phải dự thi môn thứ tư (môn chuyên) với thời gian 150 phút/môn. Mỗi môn chuyên có một đề thi riêng theo chương trình môn học cấp THCS, nội dung thi bảo đảm tuyển chọn được học sinh có năng khiếu về môn chuyên đó.Tiêu chí xét tuyển như sau:Tuyển sinh lớp 6 Trường THCS và THPT Trần Đại Nghĩa và một số trường THCS tại địa phương có thể thực hiện xét tuyển dựa trên kết hợp 2 tiêu chí gồm kết quả rèn luyện, học tập các năm học ở cấp tiểu học và kết quả khảo sát đánh giá năng lực. Trong đó, các trường THCS tại địa phương phải đáp ứng đồng thời 2 yêu cầu: Có số lượng thí sinh đăng ký vượt chỉ tiêu tuyển sinh trong những năm gần đây và được UBND TP.Thủ Đức, quận, huyện đề xuất.Các trường THCS còn lại thực hiện xét tuyển dựa trên kết quả rèn luyện, học tập ở cấp tiểu học và sử dụng dữ liệu từ bản đồ GIS phục vụ công tác phân bổ học sinh, trong đó khu vực tuyển sinh của các trường do UBND TP.Thủ Đức, quận, huyện quyết định theo tình hình thực tế tại địa phương.Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức, quận, huyện tổ chức triển khai đầy đủ đến các đơn vị và đảm bảo thông tin đến học sinh, phụ huynh học sinh.Đề cập đến phương thức tuyển sinh lớp 6, ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức, thông tin TP.Thủ Đức đề xuất giữ ổn định như năm trước. Trong đó, sẽ có 3 trường THCS xét tuyển học sinh lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực bao gồm: Trường THCS Trần Quốc Toản 1, Bình Thọ, Hoa Lư. Điều kiện dự tuyển là tất cả học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học có nguyện vọng vào học lớp 6 trên địa bàn TP.Thủ Đức, có điểm trung bình cuối năm môn toán, tiếng Việt đạt từ 9 trở lên. Học sinh dự khảo sát vào trường nào sẽ liên hệ nộp hồ sơ đăng ký tại trường đó và chỉ được đăng ký, nộp hồ sơ tại một trường THCS.Mỗi học sinh chỉ được đăng ký dự khảo sát đầu vào tại một trường (không có nguyện vọng khác), kết quả điểm khảo sát của trường đó không được lấy để xét tuyển vào 2 trường còn lại. Dự kiến kỳ khảo sát sẽ được Phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức tổ chức vào giữa tháng 6.2025 với thời gian 90 phút.Tương tự, tại quận 7, ông Đặng Nguyễn Thịnh, Trưởng phòng GD-ĐT quận này, cũng cho biết, trên cơ sở hướng dẫn của Sở GD-ĐT, năm học 2025-2026, phòng GD-ĐT sẽ tham mưu và đề xuất với UBND quận 7 tiếp tục thực hiện việc tuyển sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ bằng bài khảo sát đánh giá năng lực như năm học 2024-2025.Từ năm học 2024 - 2025, TP.HCM có 6 trường THCS thực hiện tuyển sinh lớp 6 bằng hình thức xét tuyển kết hợp bài khảo sát đánh giá năng lực gồm: Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa (Q.1); Trường THCS Trần Quốc Toản 1, Bình Thọ, Hoa Lư (TP.Thủ Đức); Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (Q.7); Trường THCS Nguyễn An Khương (H.Hóc Môn). Kỳ khảo sát vào lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa do Sở GD-ĐT thực hiện, 5 trường còn lại do phòng GD-ĐT các địa phương tổ chức.
Những tấm lòng vàng 28.9.2022
Mục tiêu phát triển TP.HCM là đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo; có nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước.Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 8,5 - 9%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 385 - 405 triệu đồng, tương đương 14.800 - 15.400 USD.Tỷ trọng bình quân trong GRDP của khu vực dịch vụ trên 60%, khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 27% (trong đó công nghiệp chế biến chế tạo khoảng 22%), khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 0,4%; phấn đấu tỷ trọng kinh tế số đạt trên 40% GRDP.Về xã hội, dự báo quy mô dân số thực tế thường trú của TP.HCM đến năm 2030 là khoảng 11 triệu người; đến năm 2050 là khoảng 14,5 triệu người; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là 7%; chỉ số phát triển con người HDI trên 0,85.Đảm bảo cơ sở vật chất, trường lớp đạt chuẩn quốc gia: mầm non đạt 60%; tiểu học đạt 80%; trung học cơ sở đạt 70%; trung học phổ thông đạt trên 50%; đạt 600 sinh viên đại học trên 10.000 dân.Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Tây - Bắc, Tây - Nam và khu vực nam thành phố. Trong đó, phát triển Trung tâm thủy sản TP.HCM tại Cần Giờ phục vụ cho chế biến sâu kết hợp cảng cá. Tập trung vào làm chủ công nghệ và phát triển toàn diện hệ sinh thái hỗ trợ; thu hút doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển; hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả thương mại của các ngành công nghiệp hiện hữu gắn với tự động hóa, phát triển bền vững.TP.HCM sẽ phát triển thương mại theo hướng hiện đại, văn minh, đồng bộ với sự phát triển của công nghiệp hóa, khai thác tối đa lợi ích từ toàn cầu hóa. Xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực của vùng Đông Nam bộ.Quy hoạch phát triển TP.HCM trở thành trung tâm thương mại điện tử của vùng Đông Nam bộ; phát triển các kênh bán lẻ hấp dẫn; chuyên nghiệp hóa và số hóa chuỗi cung ứng bán buôn; nâng cấp kết nối và cải thiện dịch vụ thương mại và quốc tế; tập trung xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh chủ lực.Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics gắn với tăng cường liên kết vùng và xây dựng các doanh nghiệp mạnh về logistics, bảo đảm năng lực cạnh tranh và hội nhập được với các trung tâm logistics của khu vực, thế giới...