Dingoz Xavier đại diện Việt Nam tham dự giải 2024 PMGO Brazil
Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán, Doãn Ngọc Tân, tiền vệ CLB Thanh Hóa và đội tuyển quốc gia Việt Nam, đã mở tài khoản Facebook mới với hình đại diện là bức ảnh anh cầm chiếc cúp vô địch AFF Cup 2024. Đây là danh hiệu rất đặc biệt đối với tiền vệ 32 tuổi, khi ngay lần đầu tiên khoác áo đội tuyển quốc gia, anh đã cùng các đồng đội giành được chiếc cúp danh giá này.Trước đó, tài khoản Facebook của Ngọc Tân đã bị hacker tấn công ngay sau trận chung kết lượt về với đội tuyển Thái Lan. Việc mất quyền truy cập khiến anh không thể chia sẻ những hình ảnh ăn mừng cùng đội tuyển cũng như không thể trực tiếp phản hồi những lời chúc từ bạn bè, người thân. Doãn Ngọc Tân vừa có lần đầu tiên ra sân trong màu áo đội tuyển quốc gia và cũng lần đầu tham dự một kỳ AFF Cup ở tuổi 31. Dù là tân binh tại giải đấu, anh đã nhanh chóng hòa nhập và trở thành một phần không thể thiếu trong chiến thuật của HLV Kim Sang-sik. Thi đấu ở vị trí tiền vệ phòng ngự, Ngọc Tân luôn cho thấy sự quyết tâm, máu lửa và khả năng cân bằng tuyến giữa. Tại AFF Cup 2024, anh ghi được một bàn thắng và là bàn thắng có ý nghĩa đặc biệt, giúp đội tuyển Việt Nam giành được trận hòa quý giá trên sân Rizal Memorial khi đối đầu với Philippines.Ngoài những màn trình diễn xuất sắc trên sân cỏ, Ngọc Tân cũng đang nhận được rất nhiều sự yêu mến từ người hâm mộ. Gần đây, anh được fan hâm mộ đặt biệt danh mới là Tân “hứ”. Biệt danh này bắt nguồn từ một khoảnh khắc hài hước trong buổi phỏng vấn sau trận đấu với đội tuyển Philippines, khi anh không nghe rõ câu hỏi và có biểu cảm "hứ" thú vị để yêu cầu phóng viên nhắc lại.Tiền vệ sinh năm 1993 đến từ Sơn Tây, Hà Nội, là một minh chứng sống động cho câu nói: "Chậm mà chắc." Dù sự nghiệp bóng đá của anh bắt đầu muộn hơn so với nhiều đồng nghiệp, nhưng tài năng và nỗ lực của Tân đã giúp anh đạt được những thành công lớn lao mà không phải ai cũng làm được.Bước chân vào đội U.15 Thể Công khi còn nhỏ, Ngọc Tân đã sớm bộc lộ đam mê với trái bóng tròn. Tuy nhiên, sự nghiệp của anh không trải hoa hồng. Khi CLB bóng đá Hà Nội của bầu Kiên giải thể vào năm 2012-2013, anh buộc phải tạm dừng sự nghiệp và trở về quê nhà. Đó là quãng thời gian khó khăn khi anh phải làm nhiều công việc lao động tay chân như xúc cát, bốc gạch để phụ giúp gia đình. Nhưng ngay cả trong những ngày tháng gian khổ ấy, niềm đam mê bóng đá trong anh chưa bao giờ phai nhạt.Mặc dù từng đứng trước lựa chọn ổn định hơn như xuất khẩu lao động, Tân vẫn kiên định với ước mơ sân cỏ. Sự nỗ lực và quyết tâm của anh cuối cùng được đền đáp khi anh gia nhập CLB Thanh Hóa, thi đấu tại V-League và dần khẳng định mình là một trong những tiền vệ phòng ngự xuất sắc của giải đấu.Đỉnh cao sự nghiệp của Ngọc Tân đến vào năm 2024, khi ở tuổi 32, anh lần đầu tiên được gọi lên đội tuyển quốc gia tham dự AFF Cup. Không chỉ hòa nhập nhanh chóng, anh còn trở thành một mảnh ghép quan trọng trong hệ thống chiến thuật của HLV Kim Sang-sik, góp phần giúp đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup một cách đầy thuyết phục.Hành trình của Doãn Ngọc Tân là minh chứng cho một tài năng nở muộn nhưng không hề lép vế. Với anh, mọi thành công đều là kết quả của nỗ lực không ngừng nghỉ và niềm tin kiên định vào ước mơ. Giờ đây, anh không chỉ là nhà vô địch AFF Cup mà còn là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều cầu thủ trẻ đang tìm kiếm chỗ đứng trong sự nghiệp bóng đá.Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Ấn tượng iCafe lấy cảm hứng từ bộ phim 'Venom'
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2, với nhiều điểm mới so với quy định trước đây. Cụ thể, Thông tư 29 quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; giáo viên đang dạy tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.Đối với việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt, học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại TP.Đà Nẵng hiện các lớp dạy thêm "truyền thống" ở các cấp học đa số đã tạm dừng hoạt động từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, thầy C.L (giáo viên dạy môn ngữ văn tại một trường THCS tại Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng), cho biết ngoài các giáo viên đã có giấy phép hoạt động dạy thêm từ trước và những giáo viên liên kết với trung tâm dạy thêm, gia sư vẫn còn hoạt động lớp dạy thêm, thì đa số các đồng nghiệp của thầy C.L đã tạm dừng việc dạy thêm để chờ hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu Thông tư 29, thầy C.L thắc mắc: "Liệu giáo viên chúng tôi có được tổ chức dạy thêm theo hình thức online (trực tuyến) hay không? Vì theo quy định của Thông tư 29 không nhắc đến hình thức dạy online. Nhiều đồng nghiệp của tôi dừng dạy thêm tại nhà nhưng đã chuyển qua dạy kèm cho học sinh trực tuyến từ sau tết và có thu học phí".Cô L.T.T.H (đang công tác tại một trường tiểu học tại H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), cho biết Thông tư 29 là giải pháp chấm dứt những biến tướng, tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Từ đó học sinh không phải chịu áp lực khi thầy cô "ép" đi học thêm, phụ huynh bức xúc vì tốn kém chi phí học thêm của con và điều đặc biệt là giữ được hình ảnh tôn kính của nhà giáo. "Trước ngày Thông tư 29 có hiệu lực tôi đã nghe nhiều thắc mắc và những cách mà thầy cô 'lách' thông tư để tìm hướng hợp thức thủ tục tiếp tục dạy thêm, kiếm thêm thu nhập. Việc thầy cô đi thuê giáo viên về hưu để đứng tên đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng xảy ra rất nhiều tiêu cực, góc khuất... Liệu rằng trong công tác quản lý việc dạy thêm có hiệu quả theo những quy định của Thông tư 29?", cô L.T.T.H đặt câu hỏi.Trao đổi với PV Thanh Niên, cô Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), cho biết trường đã triển khai Thông tư 29 đến giáo viên và yêu cầu giáo viên cung cấp thông tin về lớp dạy thêm mà giáo viên đang theo dạy."Đa số giáo viên của trường đều dạy ở trung tâm dạy thêm, gia sư… chưa thấy giáo viên nào báo cáo có dạy thêm ở nhà. Theo tôi, Thông tư 29 nhằm khuyến khích giáo viên không dạy học sinh chính khóa của mình đứng lớp và nếu như ở nhà không đảm bảo giấy tờ hợp pháp thì giáo viên có thể đi dạy ở trung tâm nhưng với điều kiện là không được dạy học sinh của mình. Như vậy thì việc dạy thêm của các thầy cô không bị ảnh hưởng gì hết", cô Minh nói.Lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt thông tin thêm, lâu nay việc giáo viên không được dạy thêm đối với học sinh chính khóa đã được thực hiện theo Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT."Vấn đề ở chỗ lãnh đạo nhà trường khó quản lý thầy cô giáo đang dạy ở trung tâm có dạy học sinh mình đứng lớp hay không. Hiệu trưởng gần như không có đủ thẩm quyền để kiểm tra trung tâm nên theo tôi đơn vị nào cấp phép cho trung tâm dạy thêm thì mới trực tiếp kiểm tra được. Riêng đối với nhà trường chỉ nắm thông tin qua phụ huynh, học sinh rồi đi xác minh, nếu như có trường hợp sai quy định thì sẽ xử lý", lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt nhấn mạnh.Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng), cho biết thời gian gần đây, Phòng GD-ĐT đã có thông tin để các trường biết thực hiện theo Thông tư 29. "Tuy nhiên đến nay Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang vẫn chưa có văn bản tham mưu UBND H.Hòa Vang vì phải chờ văn bản hướng dẫn cụ thể từ Sở GD-ĐT'', ông Hoàng thông tin.Theo Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang, việc các thầy cô giáo có nhu cầu đăng ký kinh doanh hộ cá thể sẽ do Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND H.Hòa Vang cấp, không thuộc quản lý của Phòng GD-ĐT. Vì vậy, sau khi có hướng dẫn cụ thể của các cấp Phòng GD-ĐT sẽ phối hợp quản lý."Các trung tâm tiếng Anh, giáo dục kỹ năng sống… thuộc Sở GD-ĐT quản lý, do đó phòng chỉ có trách nhiệm phối hợp để kiểm tra. Thời gian đến Phòng GD-ĐT sẽ thực hiện theo hướng dẫn của các cấp về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn. Riêng đối việc giáo viên chuyển qua dạy thêm online thì đúng là Thông tư 29 không nêu, nên chúng tôi vẫn đang chờ hướng dẫn từ cấp trên", ông Hoàng nói.
Bùi Lan Hương vừa khép lại năm đầy thành công khi có mặt trong đội hình thành đoàn của chương trình thực tế Chị đẹp đạp gió 2024. Nữ ca sĩ 36 tuổi thành công đưa tên tuổi và tài năng nghệ thuật của mình đến gần hơn với khán giả đại chúng sau nhiều năm “dạo chơi” trong một “vùng đất” riêng. Từ một ca sĩ biết đến với âm nhạc ma mị, kén người nghe cùng phong cách quyến rũ, sang trọng, cô khiến công chúng thay đổi góc nhìn mới về mình: một nghệ sĩ đa năng vừa giỏi vocal, sáng tác nhạc, thử sức với vũ đạo cùng những kỹ năng trình diễn đa dạng và thử thách bản thân ở những thể loại âm nhạc không phải sở trường. Bên cạnh đó là hình ảnh một “chị đẹp” gần gũi, chân thành và không kém phần “lầy lội”, hài hước.Năm Ất Tỵ (2025) trở nên đặc biệt với Bùi Lan Hương vì là năm tuổi của cô. Dù được cho là một năm không may mắn với mình, nữ ca sĩ 8X vẫn nhìn nhận mọi thứ tích cực và cho biết bản thân sẽ nỗ lực cho một năm thành công rực rỡ. Dịp năm mới, chủ nhân hit Ngày chưa giông bão đã chia sẻ với Thanh Niên về Tết, có những bật mí thú vị về cuộc sống chung với “nửa kia” của cô - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
'Lật mặt 7' của Lý Hải cán mốc 100 tỉ đồng sau 3 ngày công chiếu
Ngày 25.2, TAND tỉnh Kon Tum mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo A Nhat (33 tuổi) và A Kan (26 tuổi, cùng ở thôn Plei Rơ Hai I, P.Lê Lợi, TP.Kon Tum) về tội giết người. Trong đó A Nhat là bị cáo đâm chết em ruột.Theo cáo trạng, tối 23. 3.2024, A Nhai (29 tuổi, em trai A Nhat) đi nhậu về, xảy ra cãi vã với ông A Nhên (61 tuổi, cha ruột A Nhai). Không muốn cãi nhau với con trai, ông A Nhên bỏ đi.A Nhai liền lấy một con dao đến chửi bới, đòi tiền mẹ ruột là bà Y Ranh (58 tuổi). Thấy vậy, A Kan (bạn của A Nhat) đang chơi tại đây gọi A Nhat dậy và nói "A Nhai đang đập phá nhà kìa, dậy đập nó đi".Thấy em trai đang cầm rựa đập phá cửa sổ nhà của bố mẹ, A Nhat nhờ A Kan lấy dao cho mình. Ngay sau đó, A Kan vào nhà bếp lấy 1 con dao đưa cho A Nhat. A Nhat cầm dao đến nói chuyện với A Nhai rồi xảy ra xô xát, ẩu đả.Hậu quả, A Nhai bị A Nhat dùng dao đâm trúng vào hông bên trái, thấu bụng thủng thận bên trái dẫn đến mất máu cấp gây tử vong sau đó. HĐXX nhận định hành vi của A Nhat đã xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của con người, gây mất trật tự an toàn xã hội. Còn A Kan đã không can ngăn mà còn lấy dao đưa cho A Nhat nên đóng vai trò là người đồng phạm giúp sức cho A Nhat. Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt A Nhat 15 năm tù, A Kan 13 năm tù về tội giết người.