Người thuê phòng ban ngày mưu sinh dưới nắng nóng, tối về phòng cũng không chịu nổi
Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất đông người dân, du khách đã đổ xô về trung tâm TT.Lao Bảo để tham quan, chụp ảnh với cặp đôi linh vật rắn đang rất “hot” trên mạng xã hội.Không chỉ người dân ở Lao Bảo mà còn có cả những du khách ở các huyện thị lân cạnh không quản ngại đường xa để lên vùng biên giới “check-in” với cặp linh vật rắn vô cùng đáng yêu."Tôi ở Đông Hà lên đây vì năm nay nghe Lao Bảo có một cặp linh vật rắn rất là đẹp nên từ sáng sớm đã lặn lội lên đây từ lúc 8 rưỡi ai ngờ lên thì đông quá, bon chén sáng giờ thì giờ mới chụp hình được, siêu đẹp luôn mọi người", chị Nguyễn Thị Trang (TP.Đông Hà) chia sẻ. Nhiều người dân đánh giá cao về vẻ đẹp ngoại hình của cặp đôi linh vật rắn cũng như ý nghĩa sâu sắc khi tượng trưng cho tình hữu nghị hai nước Việt – Lào.Bên cạnh tâm điểm là linh vật rắn, xung quanh khuôn viên cũng được trang trí cờ, hoa rực rỡ để người dân thỏa sức được tham quan, chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc đoàn tụ, ấm áp với gia đình, bạn bè ngày đầu năm mới.Dự kiến, cặp đôi linh vật rắn sẽ thu hút từ 5.000 – 7.000 lượt khách ghé thăm và là địa điểm lý tưởng để người dân du xuân, đón tết.Người Việt đi chùa ngày tết có khác ngày thường không, nên ăn mặc thế nào?
“Với mình Paris (Pháp) là một kinh đô thời trang đáng mơ ước - nơi có những nhà mốt lâu đời với phong cách thời trang độc đáo và chất lượng sản phẩm vô cùng tuyệt hảo, sang trọng. Thế nên khi có cơ hội được trình diễn tại đây là một niềm hạnh phúc lớn lao. Giấc mơ mà mình ấp ủ mỗi đêm đã thành hiện thực”, Phan Huy chia sẻ.
Bác sĩ đi xin tiền mong cứu mẹ con sản phụ
Đài ABC News đưa tin sau lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 3.1, bà Sarah McBride trở thành nghị sĩ chuyển giới công khai đầu tiên của quốc hội Mỹ, khi giữ chức hạ nghị sĩ bang Delaware. Trước đó, bà từng là nhà lập pháp thuộc thượng viện tiểu bang Delaware, cũng là người chuyển giới đầu tiên hoạt động trong thượng viện cấp tiểu bang.Nhân vật khác là bà Julie Johnson trở thành nghị sĩ LGBTQ++ đầu tiên đến từ một bang miền nam, khi đại diện cho bang Texas tại hạ viện. Trước đây, bà từng làm việc cho cơ quan lập pháp Texas từ năm 2018. Trong chiến dịch tranh cử, bà đã nêu bật thành tích ủng hộ dự luật ngăn chặn tình trạng chống cộng đồng LGBTQ+. Trong khi đó, bà Emily Randall, nghị sĩ cấp tiểu bang Washington từ năm 2018, sẽ trở thành người LGBTQ+ gốc La tinh đầu tiên có mặt tại cơ quan lập pháp cao nhất nước Mỹ. Các chính sách mà bà Randall hướng đến bao gồm chăm sóc sức khỏe, công bằng trong giáo dục và bảo vệ các cộng đồng thiểu số.Theo trang Advocate, quốc hội Mỹ khóa 119 (năm 2025 - 2027) có 13 nghị sĩ LGBTQ+, bằng với con số kỷ lục của quốc hội khóa 118. Trong những năm gần đây, giới chức liên bang và địa phương tại Mỹ đã cảnh báo về gia tăng tình trạng bạo lực nhằm vào cộng đồng LGBTQ+. Tại quốc hội, bà McBride đã gặp một số phản đối từ đồng nghiệp, như việc hạ nghị sĩ bang Nam Carolina Nancy Mace từ đề xuất luật cấm phụ nữ chuyển giới sử dụng nhà vệ sinh nữ tại Đồi Capitol, nói rằng đây “hoàn toàn” là đề xuất để phản ứng việc bà McBride vào quốc hội. Dự luật này đã bị hủy.Theo luật của hạ viện, chủ tịch hạ viện Mỹ là người có quyền đưa ra những “quy định chung” đối với cơ sở vật chất của cơ quan này. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson từng nói phụ nữ chuyển giới không được sử dụng nhà vệ sinh nữ, phòng thay đồ nữ tại các tòa nhà hạ viện, dù chưa có văn bản cụ thể.Bà McBride nhấn mạnh: “Tôi không ở đây để đấu tranh cho vụ nhà vệ sinh. Tôi ở đây để đấu tranh cho người dân tại Delaware và để giảm gánh nặng chi phí lên các gia đình. Như những đồng nghiệp khác, tôi sẽ tuân thủ quy định do Chủ tịch Mike Johnson đặt ra, ngay cả khi tôi không đồng tình”.
Kinh hoàng ô tô con chạy ngược chiều, suýt đâm trực diện xe đi đúng luật
Trong khi hội bài chòi ở nhiều nơi có anh hiệu, chị hiệu (người hô thai) ở độ tuổi trưởng thành, anh hiệu, chị hiệu ở làng du lịch Gò Cỏ có cả người lớn và trẻ em.Em nhỏ trong vai anh hiệu, chị hiệu ngân nga những câu hát vui tươi: Uơ... uơ... chín chòi lẳng lặng mà nghe đây/Tay tôi rút xả là cái ông ầm/Hay đi sụp hầm là anh tứ cẳng/Một dề trăng trắng là chị bạch huê/Ăn cận nằm kề là anh chín gối/Ba chìm bảy nổi là chị sáu ghe/Lập bạn lập bè là anh ngủ dụm... Hay bươi hay mổ là anh ba gà/Có ngạnh có ngà là anh tứ tượng...Người chơi chăm chú lắng nghe rồi gõ mõ báo hiệu khi nghe hô đến thẻ bài mình đang nắm trong tay. Đôi khi, anh hiệu, chị hiệu là nữ và nữ giả nam với màn trình diễn đối đáp vô cùng sinh động.Giọng nam: Nếu em là gái chưa chồng/Cho anh kề cận má hồng một phen.Giọng nữ: Hỡi anh! Em thưa lại rằng/Em đã là gái có chồng một con.Giọng nam: Gái một con trông mòn con mắt/Thuốc đã ngon thì nửa điếu càng ngon.Giọng nữ: Bởi em duyên phận má hồng/Anh đừng trêu ghẹo kẻo chồng em ghen.Khán giả vỗ tay rần rần. "Tôi đã xem bài chòi ở nhiều nơi nhưng bài chòi ở đây có nét đặc trưng, rất hấp dẫn...", chị Nguyễn Thị Hoa (ở TP.Quảng Ngãi) tâm sự. Thuở trước, làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ có tên là xóm Cỏ, nằm cạnh biển khơi bốn mùa lộng gió. Những ngôi nhà nhỏ ẩn hiện giữa cây lá, khung cảnh hoang sơ và thơ mộng.Bao đời, người dân cần mẫn mưu sinh với ước mơ cuộc sống no ấm, nhà nhà yên vui. Đàn ông sớm chiều chèo thuyền ra biển đánh lưới. Phụ nữ tay thoăn thoắt đan, vá lưới với hy vọng thuyền về bến tôm cá đầy khoang. Trên những thửa ruộng nhỏ cạnh chân núi, vạt đất bên sườn đồi, nhiều người cần mẫn vun trồng. Người dân nơi đây ngân nga những ca từ mộc mạc dặn dò con cháu và giới thiệu về quê hương của mình: Ngó lên núi đá vẫn còn/Tình sâu nghĩa nặng cho con ghi lòng/Con ơi hãy nhớ lời ông/Ông cha ngã xuống con ngược dòng bơi lên/Bây giờ núi đá vững bền/Làng xưa, xóm Cỏ vươn lên với đời...Và lời ca tha thiết yêu thương, nhắn nhủ những người con tha hương trở về quê cũ: Trở về quê cũ ai ơi/Chung tay xây dựng cho đời đẹp xinh/Quê mình bờ đá vẫn còn như xưa...Nhiều bậc cao niên trong làng Gò Cỏ nhớ về những năm sau giải phóng quê hương. Tầm tháng 9 âm lịch đến cuối tháng chạp, nhiều người tụ họp luyện tập bài chòi để biểu diễn văn nghệ mừng năm mới. Làng xóm rộn ràng, lời ca ngân vang thu hút người dân đến xem trong đêm lạnh.Sang năm mới, mọi người dâng nén hương thơm lên bàn thờ gia tiên, đi thăm hỏi bà con láng giềng rồi cùng nhau dựng sân khấu để biểu diễn văn nghệ trên bãi biển lộng gió.Đêm xuân, những chiếc đèn dầu treo trên cột quanh sân khấu tỏa ánh sáng vàng xua đi tăm tối. Rặng dương liễu vi vu như lời tự tình với gió từ khơi xa thổi vào bờ. Điệu bài chòi ngân nga hòa cùng sóng rì rầm vỗ vào bờ cát. Bao người hướng mắt về sân khấu đắm say cùng lời ca lẫn trong tiếng nhạc. Những câu hát với lối đối đáp dí dỏm khiến cho khán giả cười ngả nghiêng, vỗ tay cổ vũ."Hồi đó chúng tôi diễn đến 3 đêm liền, dân làng và người ở nơi khác đến xem rất đông. Nhiều người mong đến tối để ôm chiếu trải ra bãi biển ngồi xem, vui lắm. Tiền bà con ủng hộ trả cho chủ dàn nhạc, còn ít nhiều lo chuyện xóm làng chứ chúng tôi không lấy công gì cả...", bà Huỳnh Thị Thương (ở làng Gò Cỏ) hồi tưởng.Bà Thương được mọi người gọi là "tuyên truyền viên của làng". Bà cặm cụi sáng tác bài chòi kêu gọi người dân thay đổi phương thức sản xuất, xây dựng nếp sống mới... nơi làng quê. Bà viết những ca từ mộc mạc khuyến khích người dân gia nhập Hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ: Rồi đây khu du lịch nó đứng đầu/Khách đi qua lại ngày sau ta vững bền/Ông già bà lão đứng lên/Xây dựng cuộc sống vững bền cho các con...Du khách đến đây hào hứng với câu ca gọi mời: Đi về Gò Cỏ mà chơi/Nghe tiếng chim hót líu lo trên đường/Khách đi giữa đất quê hương/Thấm tình nặng nghĩa mến thương cho đồng bào... "Năm 2024 có khoảng 7.000 lượt khách đến đây tham quan. Nhiều người vô cùng thích thú khi được thưởng thức bài chòi do người dân trong làng biểu diễn. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm nay, làng Gò Cỏ sẽ là điểm đến hấp dẫn để người dân và du khách vui chơi, giải trí trong những ngày đầu xuân", chị Trần Thị Thu Thủy, Giám đốc Hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ cho biết.Hội bài chòi, hát hố làng Gò Cỏ thành lập năm 2020 với 23 thành viên. Các thành viên được mời biểu diễn vào dịp lễ, tết, sự kiện quan trọng hay phục vụ du khách đến tham quan."Hội có 3 thành viên nam, còn lại là phụ nữ và trẻ em, cả cụ bà 94 tuổi vẫn tham gia. Cháu nội tôi mười một tuổi cũng vô Hội và thường tham gia biểu diễn. Chúng tôi mong muốn giữ gìn và giới thiệu làn điệu bài chòi với du khách gần xa. Tiền bồi dưỡng chẳng đáng là bao nhưng mọi người vui lắm...", bà Bùi Thị Sen, Chủ tịch Hội bài chòi, hát hố làng Gò Cỏ, tâm sự.