Ông chủ quán cơm nghèo - Truyện ngắn của An Nhân (Đà Nẵng)
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.Hạ Long và Móng Cái xin bắn pháo hoa tầm cao
Theo Hội đồng phim Hàn Quốc, bộ phim Bogota: City of the Lost chỉ có được 336.348 lượt khán giả (dữ liệu được tính đến ngày 7.1) trong tuần đầu tiên ra mắt. Tác phẩm đang đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng doanh thu phòng vé xứ kim chi, xếp dưới Harbin và Firefighters, trong khi hai bộ phim này đã công chiếu từ trước. Dựa trên tình hình hiện tại, nhà sản xuất Bogota: City of the Lost đối mặt với nguy cơ bị thua lỗ nặng nề. Bởi phim có điểm hòa vốn là 3 triệu lượt khán giả.Bogota: City of the Lost lấy bối cảnh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tàn phá nền kinh tế Hàn Quốc vào cuối thập niên 1990. Phim kể về Guk Hee (Song Joong Ki đóng), một người đàn ông sau cuộc khủng hoảng đã đến Bogota (thủ đô của Colombia) với những hy vọng mới.Để tồn tại ở đất nước xa lạ này, Guk Hee làm việc chăm chỉ cho ông Park (Kwon Hae Hyo), một nhân vật chủ chốt của cộng đồng người Hàn Quốc ở Bogota. Trong một lần buôn lậu cho ông Park, Guk Hee bất chấp liều mạng. Điều này cũng khiến anh gặp rắc rối với nhân viên hải quan Soo Young (Lee Hee Jun).Đứa con tinh thần của đạo diễn Kim Seong Je bấm máy vào cuối năm 2019 - đầu năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch bệnh, công tác sản xuất không ít lần phải trì hoãn, dẫn đến tình cảnh phim "đắp chiếu" suốt gần 4 năm, gây ra thiệt hại lớn về kinh tế lẫn công sức của ê kíp. Cuối cùng, Bogota: City of the Lost cũng được đến với khán giả từ ngày 31.12, nhưng không đạt được thành tích khả quan. Ngoài tình hình doanh thu phòng vé ảm đạm, chất lượng Bogota: City of the Lost chịu nhiều chỉ trích. Phim bị chê có kịch bản rời rạc, lê thê, đặt ra rất nhiều vấn đề nhưng không giải quyết tới nơi tới chốn, không mang lại sự hồi hộp nào… Riêng Song Joong Ki cũng hứng "gạch đá" là gượng ép, một màu. Đặc biệt, đây là lần thứ hai liên tiếp Song Joong Ki thất bại trên màn ảnh rộng. Trước đó, Đường cùng (Hopeless) có sự tham gia của anh cũng chỉ thu hút được 260.000 lượt người xem đến rạp khi chiếu vào tháng 10.2023. Những con số đáng thất vọng trên đã dấy lên cuộc thảo luận xoay quanh phong độ của Song Joong Ki tại lĩnh vực điện ảnh. Nhiều cư dân mạng Hàn Quốc nhận định một trong những nguyên nhân khiến sự nghiệp của ngôi sao Hàn 40 tuổi này đi xuống là do liên tục chọn dự án điện ảnh có nội dung nhàm chán, kén khán giả. "Phim điện ảnh có Song Joong Ki thường buồn tẻ lắm", một bình luận gây chú ý.Bên cạnh đó, nhiều ý kiến khác lại cho rằng diễn xuất của sao phim Hậu duệ mặt trời ngày càng kém: "Tôi không còn kỳ vọng gì vào Song Joong Ki nữa. Kỹ năng diễn xuất của anh ấy đã giảm sút rồi", "Thành thật mà nói thì nghe tên Song Joong Ki khiến tôi càng không hứng thú vào bộ phim đó", "Diễn xuất của cậu ta tệ quá", "Tôi thậm chí còn không còn tò mò về cách Song Joong Ki sẽ thể hiện một vai diễn nữa. Bất kể anh ấy làm gì đều cảm giác như luôn đóng cùng một dạng nhân vật vậy"… Số khác cho rằng Song Joong Ki chỉ hợp với phim truyền hình. Trong khi đó, không ít khán giả lại cho rằng đây chỉ là những bước thụt lùi tạm thời của Song Joong Ki vì "không có bất kỳ diễn viên nào luôn luôn thành công cả. Rồi sau này anh ấy sẽ lại có một dự án ăn khách mà thôi".
Google mở miễn phí chức năng chỉnh sửa ảnh AI đến iOS và Android
Theo Android Authority, hàng triệu người dùng YouTube trên toàn cầu đang gặp phải tình trạng chất lượng video giảm sút nghiêm trọng, ngay cả khi kết nối internet của họ hoàn toàn ổn định. Tình trạng này đã gây ra sự bức xúc lớn trong cộng đồng mạng, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội như Reddit.Nhiều người dùng phản ánh rằng video trên YouTube thường xuyên phát ở độ phân giải thấp (144p hoặc 360p) một cách mặc định, bất kể họ đang dùng tốc độ internet nào. Khi họ cố gắng chuyển sang độ phân giải khác (1080p hoặc cao hơn), video lại gặp phải tình trạng xoay vòng 'buffering' liên tục, gây khó chịu và gián đoạn trải nghiệm xem.Tình trạng này không chỉ xảy ra trên một nền tảng cụ thể. Người dùng iOS, máy tính để bàn và TV thông minh đều báo cáo gặp vấn đề tương tự. Tuy nhiên, ứng dụng YouTube trên điện thoại và máy tính bảng Android dường như vẫn hoạt động ổn định.Trước sự bức xúc của người dùng, YouTube đã thừa nhận vấn đề và cho biết đang tích cực tìm kiếm giải pháp. Nền tảng này đã cập nhật trang hỗ trợ, thông báo rằng họ nhận thức được tình trạng chất lượng video thấp và đang nỗ lực khắc phục.Trong thời gian chờ đợi bản sửa lỗi từ YouTube, người dùng nên thường xuyên kiểm tra trang hỗ trợ của YouTube để cập nhật thông tin mới nhất. Nhiều người dùng mong muốn YouTube sẽ sớm khắc phục sự cố này và mang lại trải nghiệm xem video mượt mà cho họ.
Năm 2020, Chính phủ Trung Quốc từng đặt mục tiêu ô tô điện sẽ chiếm 50% doanh số bán ô tô mới vào năm 2035. Tuy nhiên, vối tốc độ tăng trưởng thần tốc trong những năm gần đây, Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu này sớm hơn dự kiến.Với thế mạnh trong cuộc đua điện hóa ô tô cùng sự đón nhận từ người tiêu dùng trong nước, thị trường ô tô lớn nhất thế giới đang dần thay đổi khi doanh số bán ô tô điện, ô tô hybrid và xe hybrid cắm sạc đang tăng trưởng nhanh và dần phá vỡ sự thống trị của xe đốt trong chạy bằng xăng, dầu.Theo dự báo từ các công ty đầu tư như UBS, HSBC, Morningstar và Wood Mackenzie, doanh số bán ô tô điện tại Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 12 triệu xe vào năm 2024, tăng 20% so với năm 2023. Trong khi đó, doanh số bán ô tô động cơ đốt trong (ICE) dự kiến sẽ giảm 10%, xuống dưới 11 triệu xe.Nếu cục diện này vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, thị trường ô tô lớn nhất thế giới sẽ sớm đạt được mục tiêu, đồng thời cho thấy quá trình chuyển đổi sang xe năng lượng sạch ở Trung Quốc đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với thị trường Mỹ cũng như khu vực châu Âu.Vào năm 2020, Chính phủ Trung Quốc từng đặt mục tiêu ô tô điện sẽ chiếm 50% doanh số bán ô tô mới vào năm 2035. Tuy nhiên, với tốc độ này, Trung Quốc sẽ vượt qua cột mốc đó sớm hơn khoảng một thập kỷ.Theo thời báo tài chính - Financial Times dự báo, khi điểm giao nhau đạt được vào năm tới, tiêu thụ ô tô điện tại Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng vọt và có thể vượt mức 18 triệu xe bán ra vào năm 2034. Trong khi đó, doanh số bán các mẫu xe ICE sẽ theo quỹ đạo đi xuống và đến năm 2034 có thể giảm xuống mức thấp nhất khoảng 2,93 triệu.Vào năm 2025, dự kiến sẽ có nhiều xe hybrid cắm sạc Plug-in hybrid (PHEV) được bán ra thị trường Trung Quốc và doanh số dòng xe này có thể tăng trưởng đều đặn lên mức đỉnh điểm 6,05 triệu xe vào năm 2033. Trong khi ô tô hybrid truyền thống có thể dao động trong khoảng từ 730.000 đến 1 triệu chiếc trong khoảng 10 năm tới.Tuy nhiên, khi doanh số bán ô tô điện được dự đoán sẽ tăng mạnh trong tương lai, sự cạnh tranh theo đó sẽ ngày càng gay gắt và có thể sẽ đẩy nhiều thương hiệu xe điện ra khỏi cuộc đua.Ông Yuqian Ding, chuyên gia phân tích thị trường của HSBC cho biết: "Ngành ô tô điện Trung Quốc rõ ràng đang phát triển mạnh mẽ, nhưng nó cũng đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm lại đối với một số mẫu mã, thương hiệu do tình trạng cung vượt cầu, cạnh tranh gay gắt và cuộc chiến giá cả. Về dài hạn là rõ ràng, các nhà sản xuất có thế mạnh sẽ dần lấn át các thương hiệu không có đủ năng lực cạnh tranh".Ngoài ra, sự chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường ô tô Trung Quốc sang xe điện cũng có nghĩa là các nhà máy hiện tại đang sản xuất hàng triệu xe ICE sẽ bị thu hẹp thị trường. Các thương hiệu nước ngoài cũng sẽ cảm thấy khó khăn. Vào năm 2024, thị phần ô tô của các thương hiệu ngoài Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn 37%, so với 64% vào năm 2020.Điều này cho thấy rõ thực tế, khách hàng mua ô tô ở Trung Quốc ngày càng ưa chuộng xe nội địa, khiến các nhà sản xuất ô tô từ Đức, Nhật Bản và Mỹ đang đối diện nguy cơ lao dốc về doanh số tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Biển đảo Tây Nam: Hòn đảo đẹp nhất cực nam Tổ quốc
Sáng 14.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng, đã chủ trì hội nghị "Tăng trưởng kinh tế 2 con số - vùng Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới". Hội nghị sẽ công bố Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. "Nếu Đồng bằng sông Hồng không tăng trưởng 2 con số thì vùng nào tăng trưởng được", Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu vùng phải có giải pháp để tăng trưởng 2 con số. Muốn vậy, các địa phương trong vùng phải có quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó. Nếu chỉ tăng trưởng "bình bình" 6 - 7% thì không đạt được mục tiêu phát triển 100 năm thành lập Đảng và thành lập nước.Theo Thủ tướng, hiện thu nhập bình quân đầu người của các nước phát triển khoảng 13.800 USD/năm. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, phải 20 năm nữa, Việt Nam mới đạt được con số này, trong khi đến lúc đó, thế giới đã tiến xa. Các nước sẽ không dừng ở mức thu nhập này, tiêu chuẩn thu nhập cao sẽ còn tăng lên. Bộ KH-ĐT cho biết, năm 2024 tốc độ tăng trưởng GRDP vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 7,9%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (cả nước đạt 7,09%), đứng thứ 2 cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 143,2 triệu đồng/người/năm, thấp hơn Đông Nam bộ (179,3 triệu đồng/người/năm).Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 132 tỉ USD, chiếm gần 32,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước (405,53 tỉ USD), dẫn đầu cả nước. Thu hút đầu tư nước ngoài có sự bứt phá mạnh mẽ, dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 20 tỉ USD (cả nước đạt 38 tỉ USD). Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,12 tỉ USD, Hải Phòng đứng thứ hai với hơn 4,94 tỉ USD, tiếp theo là Quảng Ninh, Hà Nội lần lượt là 2,8 tỉ USD và 2,1 tỉ USD. Số doanh nghiệp đang hoạt động là 307.139, chiếm 32,67% cả nước (940.078 doanh nghiệp), đứng thứ 2/6 vùng kinh tế - xã hội, sau vùng Đông Nam bộ (367.881 doanh nghiệp). Nhiều dự án, công trình trọng điểm trong vùng được triển khai, xây dựng, tạo thuận lợi cho kết nối nội vùng, liên vùng, một số dự án giao thông lớn, trọng điểm đã được triển khai, hoàn thành và có tính liên thông, liên kết cao.